Học kỳ II cũng sắp bước vào chặng cuối. Dưới đây là tổng hợp đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 năm học mới nhất có đáp án dành cho các bạn học sinh tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn tập giữa học kỳ 2 môn Lịch sử:
Câu 1. Em hãy trình bày tình hình nước ta cuối thời Trần .
Từ giữa thế kỷ thứ XIV tình hình đất nước ta ngày càng xấu đi: Vua quan ăn chơi sa đọa. Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của cải của dân để làm giàu. Đê điều không ai quan tâm. Nhiều năm xảy ra lụt lội, mất mùa, cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực. Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh. Nguy cơ ngoại xâm đang đe dọa.
Câu 2. Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn?
Dựa vào địa hình hiểm trở của ải Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy đã đánh tan quân Minh ở Chi Lăng. Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
Câu 3. Thời Hậu Lê việc quản lí đất nước như thế nào? Vua Lê Thánh Tông đã làm gì để quản lí đất nước? Thời Hậu Lê, việc tổ chức quản lí đất nước rất chặt chẽ. Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ và soạn Bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội.
Câu 4. Nêu đặc điểm về giáo dục và trường học thời Hậu Lê. Giáo dục thời Hậu Lê đã có nền nếp và quy củ. Trường học thời Hậu Lê nhằm đào tạo những người trung thành với chế độ phong kiến và nhân tài cho đất nước.
Câu 5. Do đâu mà vào đầu thế kỷ XVI nước ta lâm vào thời kỳ bị chia cắt ?
Từ đầu thế kỷ XVI, chính quyền nhà Lê suy yếu. Các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành ngai vàng. Hậu quả là đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ.
Câu 6. Cuối thế kỉ XVI, cuộc khần hoang ở Đàng Trong được xúc tiến như thế nào? Tác dụng của cuộc khần hoang ở Đàng Trong?
Từ cuối thế kỉ XVI, cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong được xúc tiến mạnh mẽ. Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt.
Câu 7. Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì? Kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long?
Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, tiến vào Thăng Long, tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng tới đó. 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
Câu 8. Nêu những chính sách tiêu biểu để phát triển kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung.
Vua Quang Trung đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế và văn hóa của đất nước. Tiêu biểu là “Chiếu khuyến nông”, đẩy mạnh phát triển thương nghiệp, “Chiếu lập học” và đề cao chữ Nôm.
Câu 9. Nhà Nguyễn được thành lập như thế nào?
2. Đề cương ôn tập giữa kỳ 2 môn Địa lý lớp 4:
Câu 1.
a. Nêu đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ?
– Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía Nam nước ta
– Được phù sa của hệ thống sông MêKông và sông Đồng Nai bồi đắp
– Đây là đồng bằng lớn nhất nước ta, có diện tích lớn gấp hơn 3 lần đồng bằng Bắc Bộ
– Phần phía tây Nam bộ (còn gọi là đồng bằng sông Cưu Long) có nhiều vùng trũng dễ ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
– Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng Nam Bộ có nhiều đất phèn, đất mặn cần cải tạo.
b. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ như thế nào?
Đồng bằng nam Bộ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
c. Do hai nhánh sông Tiền và sông Hậu đổ ra biển bằng chín cửa nên sông MêKông có tên là Cửu Long (chín con rồng)
Câu 2.
a. Kể tên các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ?
Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ là: Kinh, Khơme, Chăm, Hoa
b. Nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì?
Người dân thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ và giản dị.
c. Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ là gì?
Xuồng, ghe. Vì đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Do đó, việc di chuyển bằng xuồng, ghe vô cùng thuận tiện.
d. Trang phục phổ biến của họ là gì?
Quần áo bà ba và chiếc khăn rằn là trang phục phổ biến của người đồng bằng Nam Bộ.
e. Kể tên các lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ và cho biết người dân ở đây tổ chức lễ hội để làm gì?
– Các lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ là:
+ Lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (An Giang)
+ Hội xuân Núi Bà (Tây Ninh)
+ Lễ cúng Trăng của đồng bào Khơ Me
+ Lễ tế thần cá Ông (Cá voi) của các làng chài ven biển
– Người dân ở đây tổ chức lễ hội để cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống
Câu3.
a. Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước?
Nhờ có:
– Thiên nhiên ưu đãi: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
– Người dân cần cù lao động
– Vùng biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác, mạng lưới sông ngòi dày đặc nên đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
b. Nêu những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất thuỷ sản lớn nhất cả nước?
Vùng biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác, mạng lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thuỷ sản. Đây là vùng có sản lượng thuỷ sản lớn nhất cả nước
c. Nêu quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu?
Gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc, xay xát gạo và đóng bao; xếp gạo lên tàu để xuất khẩu
d. Kể tên một số loại trái cây ở đồng bằng Nam Bộ?
Chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, xoài, thanh long…
3. Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lý 4 mới nhất có đáp án:
3.1. Đề thi:
A. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
I. Lịch sử ( 3 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng
Câu 1. Thời Hậu Lê, văn học viết bằng chữ nào chiếm ưu thế?
a. Chữ Hán b. Chữ Quốc ngữ c. Chữ Nôm
Câu 2. Nguyễn Huệ tiêu diệt chính quyền họ Trịnh và thống nhất đất nước vào năm:
a. Năm 1766 b. Năm 1776 c. Năm 1786
Câu 3. Nhà Nguyễn thành lập vào năm :
a. Năm 1602 b. Năm 1702 c. Năm 1802
II. Địa lí ( 3 điểm ) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng
Câu 1. Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống con sông nào bồi đắp nên?
a. Sông Mê Công và sông Đồng Nai b. Sông cửu Long và sông Thái Bình c. Sông Đồng Nai và sông Thái Bình .
Câu 2. Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là:
a. Kinh, Hoa b. Khơ-me, Kinh c. Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa
Câu 3. Thời tiết ở Duyên Hải miền Trung vào mùa hạ như thế nào?
a. Khô mát b. Khô, nóng và hạn hán. c. Cả 2 ý trên.
B. PHẦN TỰ LUẬN :(4 điểm )
Câu 1: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong mang lại ý nghĩa gì? ( 2 điểm)
Câu 2: Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên? ( 2 điểm)
3.2. Đáp án:
A. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
I. Lịch sử ( 3 điểm ) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng. Mỗi câu đúng ghi 1 điểm.
Câu 1. Thời Hậu Lê, văn học viết bằng chữ nào chiếm ưu thế?
Đáp án a
Câu 2. Nguyễn Huệ tiêu diệt chính quyền họ Trịnh và thống nhất đất nước vào năm:
Đáp án c
Câu 3. Nhà Nguyễn thành lập vào năm :
Đáp án c
II. Địa lí ( 3 điểm ) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng
Câu 1. Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống con sông nào bồi đắp nên?
Đáp án a
Câu 2. Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là:
Đáp án c
Câu 3. Thời tiết ở Duyên Hải miền Trung vào mùa hạ như thế nào?
Đáp án b
B Phần tự luận 🙁 4 điểm )
Câu 1: ( 2 điểm) Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong mang lại ý nghĩa gì?
Từ cuối thế kỷ XVI, công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong được xúc tiến mạnh mẽ. Cuộc khẩn hoang đã khiến một vùng đất hoang vu ở phía Nam trở thành những xóm làng đông Đúc và ngày càng phù phú. Tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em ngày càng gắn bó, bền chặt.
Câu 2: Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên? ( 2 điểm)
Trên các cao nguyên ở trên Tây Nguyên có những vùng đất ba dan rộng lớn, được khai khác để trông cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè và có nhiều đồng thuận lợi cho chăn nuôi trâu bò.
4. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lý lớp 4:
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | |||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
1. Nhà Hồ | Số câu | 1 | 1 | ||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | |||||
2. Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê | Số câu | 1 | 1 | ||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | |||||
3. Nước Đại Việt thế kỷ XVI – XVIII | Số câu | 1 | 1 | ||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | |||||
4. Nhà Tây Sơn | Số câu | 1 | 1 | ||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | |||||
5. Buổi đầu thời Nguyễn (1802 – 1858) | Số câu | 1 | 1 | ||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | |||||
6. Đồng bằng Bắc Bộ | Số câu | 1 | 1 | ||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | |||||
7. Đồng bằng Nam Bộ | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | ||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | |||
8. Đồng bằng duyên hải miền Trung | Số câu | 1 | 1 | ||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | |||||
9. Vùng biển Việt Nam | Số câu | 1 | 1 | ||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | |||||
Tổng | Số câu | 3 | 3 | 2 | 1 | 1 | 6 |
Số điểm | 3,0 | 3,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 6,0 |