Bài kiểm tra giữa kì 2 môn Đạo đức lớp 4 năm học 2023 - 2024 đã được công bố, kèm theo đáp án chi tiết để các em có thể tự đánh giá kết quả của mình. Đây là một bài kiểm tra quan trọng nhằm đánh giá và đo lường kiến thức, kỹ năng, và thái độ của học sinh đối với môn học này.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn ôn thi hiệu quả giữa kì 2 môn Đạo đức lớp 4:
Để ôn thi hiệu quả môn Đạo đức lớp 4 giữa kì 2, em có thể tham khảo các bước sau:
– Đọc kĩ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo
– Làm các bài tập trắc nghiệm và tự luận trên sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo
– Tham gia các buổi ôn tập được tổ chức bởi giáo viên và học sinh khác
– Làm lại các bài kiểm tra cũ để củng cố kiến thức
– Hỏi thầy cô giáo và bạn bè nếu gặp khó khăn trong việc hiểu bài
– Lập kế hoạch học tập hợp lý, bao gồm việc phân bổ thời gian học và ôn tập
Chúc em ôn thi tốt!
2. Đề thi giữa học kì 2 Đạo đức 4 năm 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề 1:
Câu 1: Đối với người lao động chúng ta cần phải?
A. Kính trọng.
B. Coi thường.
C. Biết ơn.
D. Cả A và C
Câu 2: Cơm ăn, áo mặc, sách vở và mọi của cải trong xã hội có được nhờ đâu?
A. người thân.
B. người bạn.
C. người nhà.
D. người lao động.
Câu 3: Có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc được gọi là?
A. Lịch sự với mọi người.
B. Hòa đồng với mọi người.
C. Yêu thương mọi người.
D. Bình đẳng với mọi người.
Câu 4: Lịch sự với mọi người, em cũng sẽ được ?
A. Tôn trọng, quý mến.
B. Yêu thương, đùm bọc.
C. Che chở, yêu thương.
D. Đùm bọc, che chở.
Câu 5: Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”. Việc làm đó thể hiện?
A. Không hòa đồng.
B. Không tiết kiệm.
C. Không sống chan hòa.
D. Không lịch sự với mọi người.
Câu 6: Đường làng em bị hư hỏng, mọi người trong làng cùng nhau góp tiền và sức để làm đường, việc làm đó thể hiện?
A. Tu sửa công trình công cộng.
B. Phá hủy công trình công cộng.
C. Đập phá công trình công cộng.
D. Cả B và C.
Câu 7: Bố mẹ em cùng mọi người trong xóm làm sân bóng chuyền hơi để rèn luyện sức khỏe. Việc làm đó thể hiện?
A. xây dựng công trình công cộng.
B. Phá hủy công trình công cộng.
C. Đập phá công trình công cộng.
D. Cả B và C.
Câu 8: Đối với các hành vi phá hoại công trình công cộng chúng ta cần phải?
A. tuyên dương.
B. khen thưởng.
C. noi gương.
D. phê bình.
Câu 9: Đối với các việc làm xây dựng, tu sửa công trình công cộng chúng ta cần phải?
A. tuyên dương.
B. khen thưởng.
C. noi gương. D.động viên.
Câu 10: Bác trưởng thôn đến nhà em vận động gia đình ủng hộ tiền để xây dựng đường làng. Em sẽ làm như thế nào/
A. Mặc kệ.
B. Bỏ đi chỗ khác chơi.
C. Khuyên bố mẹ không ủng hộ.
D. Khuyên bố mẹ ủng hộ.
Câu 11: hành động nào thể hiện sự kính trọng và nhớ ơn người lao động?
A. Chào hỏi lễ phép.
B. Dùng hai tay khi đưa đồ cho mọi người.
C. Quý trọng sản phẩm lao động.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12: Hành động nào thể hiện sự không kính trọng, nhớ ơn người lao động?
A. Nói trống không.
B. Chế giễu người lao động nghèo.
D. Kinh thường người lao công.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 13: Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà em thì em sẽ làm gì?
A. Em sẽ cảm ơn bác và mời bác cốc nước.
B. Em sẽ không nói gì.
C. Em sẽ chế giễu bác đưa thư.
D. Em sẽ nói trống không với bác đó.
Câu 14: Hành động chế giễu cô lao công thể hiện?
A. không kính trọng, nhớ ơn người lao động.
B. kính trọng, nhớ ơn người lao động.
C. tôn trọng người lao động.
D. Cả B và C.
Câu 15: Em sẽ làm gì khi thấy cụ già qua đường?
A. Mặc kệ cụ.
B. Dắt cụ sang đường.
C. Trêu ngươi cụ.
D. Đứng nhìn cụ xem cụ đi như thế nào.
Câu 16: Khách của bố mẹ đến nhà chơi trong khi bố mẹ em không có nhà. Em sẽ làm như thế nào?
A. Mặc kệ.
B. Tiếp tục xem phim.
C. Gọi điện thoại cho bố mẹ về.
D. Mời khách của bố mẹ vào nhà uống nước và chờ bố mẹ về.
Câu 17: Khách của bố mẹ ăn cơm nhà em, ăn xong em sẽ?
A. Mặc kệ.
B. Tiếp tục ngồi xem ti vi.
C. Lấy tăm mời khách.
D. Bỏ đi chơi.
Câu 18: Phép lịch sự sẽ giúp cho mọi người?
A. yêu thương nhau hơn.
B. đoàn kết nhau hơn.
C. gần gũi nhau hơn.
D. hòa đồng nhau hơn.
Câu 19: Công trình công cộng là …..của xã hội
A. tài sản riêng.
B. tài sản cá nhân.
C. tài sản chung.
D. của nhà nước.
Câu 20: Đối với công trình công cộng, mọi người dân đều có trách nhiệm ?
A. bảo vệ, giữ gìn.
B. phá bỏ.
C. đập phá.
D. xây dựng.
Đáp án & Thang điểm
2.2. Đề 2:
Câu 1: Những ai dưới đây không phải là người lao động?
A. Kẻ trộm.
B. Kẻ buôn ma túy.
C. Kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Người nào sau đây sẽ bị mọi người chế
2.2. Đề 2:
Câu 1: Đối với người lao động chúng ta cần phải?
A. Kính trọng.
B. Coi thường.
C. Biết ơn.
D. Cả A và C
Câu 2: Cơm ăn, áo mặc, sách vở và mọi của cải trong xã hội có được nhờ đâu?
A. người thân.
B. người bạn.
C. người nhà.
D. người lao động.
Câu 3: Những ai là người lao động dưới đây?
A. Bác nông dân.
B. Bác sĩ.
C. Người lái xe ôm.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4: Những ai dưới đây không phải là người lao động?
A. Kẻ trộm.
B. Kẻ buôn ma túy.
C. Kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 5: Người nào sau đây sẽ bị mọi người chế giễu?
A. Kẻ ăn trộm.
B. Giáo viên.
C. Nhà thơ.
D. Nhà khoa học.
Câu 6: Có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc được gọi là?
A. Lịch sự với mọi người.
B. Hòa đồng với mọi người.
C. Yêu thương mọi người.
D. Bình đẳng với mọi người.
Câu 7: Lịch sự với mọi người, em cũng sẽ được ?
A. Tôn trọng, quý mến.
B. Yêu thương, đùm bọc.
C. Che chở, yêu thương.
D. Đùm bọc, che chở.
Câu 8: Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”. Việc làm đó thể hiện?
A. Không hòa đồng.
B. Không tiết kiệm.
C. Không sống chan hòa.
D. Không lịch sự với mọi người.
Câu 9: Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu, hành động đó thể hiện?
A. Khinh thường người khác.
B. Đúng đắn, lịch sự.
C. Hòa đồng với mọi người.
D. Trung thực với mọi người.
Câu 10: Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa nói to, vừa bình phẩm và cười đùa khiến mọi người không xem phim được. Việc làm đó thể hiện?
A. Không hòa đồng.
B. Không tiết kiệm.
C. Không sống chan hòa.
D. Không lịch sự với mọi người.
Câu 11: Công trình công cộng là …..của xã hội
A. tài sản riêng.
B. tài sản cá nhân.
C. tài sản chung.
D. của nhà nước.
Câu 12: Đối với công trình công cộng, mọi người dân đều có trách nhiệm ?
A. bảo vệ, giữ gìn.
B. phá bỏ.
C. đập phá.
D. xây dựng.
Câu 13: Khi đi chăn trâu ở gần đường sắt, Hưng thấy một số thanh đường ray đã bị bọn trộm lấy đi. Việc làm đó thể hiện?
A. Phá hủy công trình công cộng.
B. Giữ gìn công trình công cộng.
C. Xây dựng công trình công cộng.
D. Gìn giữ công trình công cộng.
Câu 14: Lấy đất, đá ném vào các biển báo giao thông ven đường. Việc làm đó thể hiện?
A. Phá hủy công trình công cộng.
B. Giữ gìn công trình công cộng.
C. Xây dựng công trình công cộng.
D. Gìn giữ công trình công cộng.
Câu 15: Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm của ai?
A. chú công an.
B. chú bảo vệ.
C. chú bộ đội.
D. Tất cả mọi người.
Câu 16: Người nào sau đây sẽ được mọi người tôn vinh?
A. Nghề lao công.
B. Giáo viên.
C. Kĩ sư.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 17: Hành vi nào sau đây sẽ bị lên án?
A. Ăn trộm chó.
B. Giáo viên dạy học cho học sinh.
C. Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân.
D. Thợ xây xây nhà.
Câu 18: Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy, hành động đó thể hiện?
A. Khinh thường người khác.
B. Lịch sự với mọi người.
C. Hòa đồng với mọi người.
D. Trung thực với mọi người.
Câu 19: Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga. Việc làm đó thể hiện?
A. Không hòa đồng.
B. Không tiết kiệm.
C. Không sống chan hòa.
D. Không lịch sự với mọi người.
Câu 20: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng là?
A. Lau chùi, dọn dẹp.
B. Tu sửa lại các công trình hư hỏng.
C. Báo với công an khi công trình bị trộm cắp.
D. Cả 3 đáp án trên
* Đáp án:
3. Lưu ý khi nào bài thi giữa kì 2 môn Đạo đức lớp 4:
Để làm bài thi môn Đạo đức lớp 4 đạt điểm cao, có những lưu ý sau:
– Đọc kỹ đề bài và các câu hỏi trước khi bắt đầu làm bài.
– Chú ý đến từ khóa trong đề bài và câu hỏi để trả lời chính xác.
– Ghi chép các ý chính cần trả lời trên giấy để tránh bỏ sót câu hỏi.
– Trả lời bài thi một cách chính xác, hoàn toàn dựa trên kiến thức đã học.
– Lựa chọn từ ngữ phù hợp, tránh viết tắt, ngôn ngữ chat hoặc viết sai chính tả.
– Văn phong phải rõ ràng, lưu loát, tránh viết quá ngắn hoặc quá dài.
– Đọc lại bài làm trước khi nộp bài để phát hiện và sửa chữa lỗi sai.
– Điều chỉnh thời gian làm bài cho phù hợp để hoàn thành bài thi một cách có hiệu quả.
Hy vọng những lưu ý trên sẽ giúp em làm bài thi môn Đạo đức lớp 4 đạt điểm cao.