Âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục, để các em có thể chuẩn bị tốt cho kì thi âm nhạc, hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những đề thi âm nhạc có đáp án hay nhất, mời các bạn tham khảo nhé
Mục lục bài viết
1. Ma trận đề thi âm nhạc giữa học kì 2 lớp 7:
2. Đề thi âm nhạc giữa học kì 2 lớp 7 năm học 2024 – 2025:
2.1. Đề số 1:
I. Trắc nghiệm khách quan (6 điểm)
Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn một trong các mục a, b, c hoặc d.
1. Vị trí của dấu hoá bất thường đặt ở đâu?
a) Đặt sau khoá Son c) Đặt sau nốt nhạc
b) Đặt trước nốt nhạc d) Cả a, b, c
2. Nhịp lấy đà là gì?
a) Nhịp đủ số phách theo qui định.
b) Nhịp không đủ số phách theo qui định.
c) Thường đặt ở đầu bản nhạc
d) Kết hợp ý câu b và c.
3. Trong 7 bậc âm tự nhiên, những âm cách nhau một cung là:
a) Đô- Rê và Rê- Mi c) Son- La và La- Si
b) Pha- Son và Son- La d) Cả a, b, c đều đúng
4. Bài hát Tiếng ve gọi hè là sáng tác của nhạc sĩ nào?
a) Nguyễn Tài Tuệ c) Trịnh Công Sơn
b) Huy Du d) Phạm Tuyên
5. Bài TĐN số 9- Trường làng tôi viết ở nhịp gì?
a) Nhịp c) Nhịp
b) Nhịp d) Nhịp
6. Câu hát … Có mưa về dịu lại ở trong bài hát nào?
a) Đi cắt lúa c) Ca-chiu-sa
b) Khúc ca bốn mùa d) Tiếng ve gọi hè
II. Tự luận (4 điểm)
Thực hiện câu hỏi và bài tập.
1. Nêu khái niệm nhịp 4 4 và viết ví dụ 2 ô nhịp 4 4 với các hình nốt khác nhau.
2. Chép lời bài hát Tiếng ve gọi hè
….
2.2. Đề số 2:
I/ Trắc nghiệm: (6 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Câu hát “Lời mẹ ru thiết tha trên vành nôi.” có trong bài hát nào?
a/ Mái trường mến yêu b/ Chúng em cần hòa bình c/ Lí cây đa d/ Khúc hát chim sơn ca
Câu 2: Nhạc sĩ Đỗ Hòa An là tác giả của bài hát nào? a/ Mái trường mến yêu b/ Chúng em cần hòa bình c/ Khúc hát chim sơn ca d/ Lí cây đa
Câu 3: Nhịp 4/4 là loại nhịp có mấy phách?
a/ 1 phách b/ 2 phách c/ 3 phách d/ 4 phách
Câu 4: Em hãy điền thêm tên 1 bài hát của nhạc sĩ Hoàng Việt mà em biết?
a/ b/ Mùa lúa chín c/Tình ca d/ Lá xanh
Câu 5: Bài hát Hành quân xa được sáng tác năm nào?
a/1952 b/ 1953 c/ 1954 d/ 1955
Câu 6: Dấu hóa nào có tác dụng hạ cao độ nốt nhạc xuống nửa cung?
a. Dấu giáng b. Dấu thăng c. Dấu bình d. Dấu thăng và dấu bình
Câu 7: Đây là tiết tấu của câu mở đầu bài tập đọc nhạc nào?
a/ TĐN số 2- Ánh trăng b/ TĐN số 3-Đất nước tươi đẹp sao
c/ TĐN số 4 –Mùa xuân về d/ TĐN số 5- Em là bông hồng nhỏ
Câu 8: Vở nhạc kịch đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại có tên là “Cô sao” do nhạc sĩ nào sáng tác?
a/ Đỗ Nhuận b/ Hoàng Việt c/ Bét -Tô- Ven d/ Mô-da
Câu 9: Bài hát “Lí cây đa” là dân ca của vùng nào?
a/ Nam Bộ b/ Quảng Nam c/ Quan họ Bắc Ninh d/ Thanh Hóa.
Câu 10: Đây là tiết tấu mở đầu của bài hát nào?
a/ Khúc hát chim sơn ca c/ Chúng em cần hòa bình b/ Mái trường mến yêu d/ Lí cây đa
Câu 11: Dấu hóa là kí hiệu dùng để thay đổi độ cao của các khuông nhạc
a/ Đúng b/ Sai
Câu 12: Tên chủ đề của bài 3 là :
a/ Tiếng hát tuổi thơ b/ Ngày hội c/ Chắp cánh ước mơ d/ Khát vọng tuổi thơ
II/ Tự Luận: (4 điểm)
Câu 13 : Em hãy điền vào chỗ trống những thông tin phù hợp: ( 1 điểm)
Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài người Ông là tác giả của nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng, trong đó có bản giao hưởng và bản xô- nát cho đàn
Câu 14: Em hãy xác định số lượng cung và nửa cung trong 7 bậc âm cơ bản trên khuông nhạc .(1đ) Câu 15: Em hãy viết cảm nghĩ của em về bài hát “Khúc hát chim sơn ca”? (2 điểm) .
Đáp án:
Câu: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
ĐỀ A : b c d b a b a c b b d
Câu 13: Em hãy điền vào chỗ trống những thông tin phù hợp ( Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài người Đức.Ông là tác giả của nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng, trong đó có 9 bản giao hưởng và 32 bản xô- nát cho đàn pi-a-nô
Câu 14: Em hãy xác định số lượng cung và nửa cung trong 7 bậc âm cơ bản trên khuông nhạc( 1điểm) + Viết tên nốt đúng ( 0.5điểm) + Xác định được cung và nửa cung ( 0.5điểm)
Câu 15 : Em hãy viết cảm nghĩ của em về bài hát “Khúc hát chim sơn ca” ? (2 điểm). HS viết theo cảm nghỉ riêng.( Ví dụ: bài hát giáo dục em điều gì? Em học được những gì qua bài hát này?)
Bài hát “khúc hát chim sơn ca” có tiết tấu đảo phách vô cùng đặc sắc.đoạn đầu bài hát với nét nhạc nhẹ nhàng đã tả tiếng chim sơn ca ,bộc lộ một tình yêu dành cho thiên nhiên và quê hương đất nước
3. Vai trò của âm nhạc đối với môi trường giáo dục:
Bằng việc thường xuyên tìm hiểu về âm nhạc, chơi nhạc cụ và nghe nhạc, học sinh có thể cải thiện thành tích của mình trong các môn học như Toán, Khoa học và Ngoại ngữ; cũng như phát triển các kỹ năng xã hội và hứng thú học tập.
Hầu hết các trường “truyền thống” không chú trọng phát triển Âm nhạc trong chương trình giảng dạy, bởi đây thường được coi là môn học phụ và nhiều người cho rằng cứ dành nhiều thời gian học nhạc thì các môn khác sẽ không học và sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây trên Tạp chí Tâm lý Giáo dục đã phát hiện ra rằng những học sinh học nhạc thường có thành tích học tập tốt hơn những học sinh không học.
Ngoài ra, âm nhạc có khả năng tác động sâu sắc đến khả năng học ngôn ngữ thứ hai của học sinh. Các nghiên cứu gần đây của các chuyên gia y tế thế giới cho thấy, luyện tập âm nhạc giúp phát triển bán cầu não trái chịu trách nhiệm xử lý ngôn ngữ.
Tiến sĩ Kyle Pruett, nhạc sĩ kiêm giáo sư tâm lý trẻ em tại Trường Y Yale cho biết: “Năng lực ngôn ngữ là gốc rễ của năng lực xã hội. Và trải nghiệm âm nhạc giúp trẻ nâng cao khả năng giao tiếp bằng lời nói.
Âm nhạc cũng được coi là có khả năng cải thiện và nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của một người. Các nhà khoa học của Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng học nhạc giúp giảm căng thẳng và trầm cảm, cũng như cải thiện tâm trạng và cải thiện các kỹ năng xã hội.
Vì vậy, âm nhạc không chỉ giúp học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần mà còn giúp các em trở thành những người có cuộc sống cân bằng và hạnh phúc.
Nhận thấy những tác dụng tích cực của âm nhạc trong chương trình giáo dục, ngày càng nhiều trường học trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chú trọng đầu tư đưa âm nhạc vào chương trình giảng dạy.
Tại TP.HCM, xu hướng này đang phát triển rất mạnh tại các cơ sở giáo dục như Trường Nam Mỹ UTS – trường song ngữ quốc tế hiện đại tọa lạc tại điểm giao giữa Gò Vấp và Bình Thạnh.
UTS đưa âm nhạc vào chương trình giảng dạy từ Tiểu học và Trung học, đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong phòng âm nhạc hiện đại được trang bị đầy đủ các loại nhạc cụ như đàn nguyệt, trống, piano, kèn , sáo, violon, ukulele,…
Tại đây, học sinh các cấp được tiếp cận với nhiều kiến thức-kỹ năng âm nhạc quý giá, bao gồm lý thuyết âm nhạc, lịch sử âm nhạc và thực hành.
Chẳng hạn, học sinh được học về cả âm nhạc tiêu biểu của phương Đông và “văn minh” âm nhạc của phương Tây, như tìm hiểu về các nhạc sĩ nổi tiếng như Tchaikovsky hay Nguyễn Văn Tý, bên cạnh việc làm quen với kỹ thuật thanh nhạc, lý thuyết âm nhạc cơ bản và chơi nhạc cụ.
Tiếp cận âm nhạc từ nhiều hướng khác nhau như sáng tạo, phân tích, hàn lâm giúp học sinh hiểu âm nhạc một cách toàn diện. Họ cũng có thể áp dụng kiến thức âm nhạc của mình với kiến thức về các môn học khác như lịch sử hoặc khoa học.
Làm quen với kiến thức liên ngành chuẩn bị cho sinh viên các tình huống thực tế và cho phép họ kết hợp các sở thích cá nhân và nghề nghiệp của mình.
Tại UTS, bên cạnh các câu lạc bộ học thuật, thể thao và nghệ thuật, âm nhạc cũng là câu lạc bộ được nhiều sinh viên lựa chọn. Với lợi thế về cơ sở vật chất hiện đại và hệ thống trang bị đầy đủ các loại nhạc cụ khác nhau, học viên có thể phát huy khả năng của mình trong mọi khía cạnh khác nhau của âm nhạc. Học sinh có nhiều cơ hội để thể hiện khả năng âm nhạc mà các em đã phát triển trong lớp học và trong các câu lạc bộ. Lễ chào cờ đầu tuần hay lễ khai giảng, bế giảng sẽ là cơ hội để các em học sinh thể hiện năng khiếu âm nhạc cũng như tạo sự tự tin với các tiết mục văn nghệ được đầu tư công phu.