Nhằm giúp các em học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng tôi gửi đến bạn đọc tài liệu Đề thi cuối học kì 2 môn Âm nhạc lớp 6 có đáp án năm, cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục bài viết
1. Ma trận đề thi học kì 2 Âm nhạc 6:
Stt | Mạch nội dung | Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá |
1 | Hát
| Bài hát: mùa xuân em tới trường, Những lá thuyền ước mơ. Các bài hát có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc. | Nhận biết – Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát. Thông hiểu – Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát – Biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác. Vận dụng – Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái. – Hát rõ lời và thuộc lời, biết chủ động lấy hơi, duy trì được tốc độ ổn định. – Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng. – Biết hát đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca với 2 hoặc 3 bè đơn giản. – Biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoà, biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc. Vận dụng cao – Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc đánh nhịp. – Biết dàn dựng và biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường. |
2 | Đọc nhạc
| Bài đọc nhạc số 5,6. Các bài đọc nhạc dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Sử dụng trường độ: tròn, trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, móc kép và các dấu lặng. | Nhận biết – Đọc đúng tên nốt trong bài đọc nhạc. – Nhận biết được gam Đô trưởng Thông hiểu – Đọc đúng được cao độ gam Đô trưởng – Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc. Vận dụng – Đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ bài đọc nhạc, thể hiện được tính chất âm nhạc. Vận dụng cao – Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp – Cảm nhận được sự hoà quyện của âm thanh khi đọc nhạc có bè. |
2. Đề thi giữa kì 2 Âm nhạc 6 năm 2024 – 2025:
2.1. Đề số 1:
Học sinh bốc thăm 1 trong 2 mạch nội dung sau để kiểm tra, đánh giá.
A. Nội dung hát: (Hs bốc thăm 1 trong 2đề sau)
Câu 1: Em hãy trình bày bài hát Mùa xuân em tới trường (Nêu được tên bài hát, tên tác giả, Hát đúng cao độ, Hát đúng trường độ, Biết hát kết hợp với gõ đệm động tác cơ thể
Câu 2: Em hãy trình bày bài hát Những lá thuyền ước mơ (Nêu được tên bài hát, tên tác giả, Hát đúng cao độ, Hát đúng trường độ, Biết hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
B. Nội dung đọc nhạc: (Hs bốc thăm 1 trong 2 bài đọc nhạc sau)
Câu 1: Em hãy trình bày bài đọc nhạc số 5 (Đọc đúng tên nốt trong bài đọc nhạc , thể hiện đúng cao độ, thể hiện đúng trường độ bài đọc nhạc)
Câu 2: Em hãy trình bày bài đọc nhạc số 6 (Đọc đúng tên nốt trong bài đọc nhạc, thể hiện đúng cao độ, thể hiện đúng trường độ bài đọc nhạc)
Đáp án:
Nội dung kiểm tra đánh giá | Tiêu chí đánh giá | Yêu cầu | |
Hát | 1. Nêu được tên bài hát, tên tác giả. 2. Hát đúng cao độ 3. Hát đúng trường độ 4. Biết hát kết hợp với gõ đệm (theo nhịp, động tác cơ thể…) | Đạt: HS đạt 2 trong 4 tiêu chí trong bảng tiêu chí đánh giá Chưa đạt: HS không đạt tiêu chí nào trong bảng tiêu chí đánh giá | |
Đọc nhạc | 1. Đọc đúng tên nốt trong bài đọc nhạc 2. Thể hiện đúng cao độ. 3.Thể hiện đúng trường độ bài đọc nhạc | Đạt: HS đạt 2 trong 3 tiêu chí trong bảng tiêu chí đánh giá Chưa đạt: HS không đạt tiêu chí nào trong bảng tiêu chí đánh giá |
2.2. Đề số 2:
Phần 1 Trắc nghiệm(3 điểm)
I. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (2 điểm)
Câu 1. Câu hát “Chao ôi! Sao thiết tha” có trong bài hát nào?
A. Niềm vui của em
B. Tia nắng hạt mưa
C. Ngày đầu tiên đi học
D. Hô-la-hê, hô-la-hô
Câu 2. Dấu nối dùng để làm gì?
A. Liên kết trường độ 2 hay nhiều nốt nhạc cùng cao độ.
B. Liên kết 2 hay nhiều nốt nhạc có cao độ khác nhau.
C. Nhắc lại một đoạn nhạc.
D. Chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh.
Câu 3. Dấu luyến dùng để làm gì?
A. Chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh.
B. Liên kết trường độ 2 hay nhiều nốt nhạc cùng cao độ.
C. Nhắc lại một đoạn nhạc.
D. Liên kết 2 hay nhiều nốt nhạc có cao độ khác nhau.
Câu 4. Nhịp 3/4 cho biết điều gì?
A. Mỗi nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng một nốt móc đơn. Phách thứ nhất là phách mạnh, hai phách sau là phách nhẹ.
B. Mỗi nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng một nốt móc kép.
C. Mỗi nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách nhẹ, hai phách sau là phách mạnh.
D. Mỗi nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, hai phách sau là phách nhẹ.
Câu 5. Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào?
A. Nước Nga
B. Nước Áo
C. Nước Ba Lan
D. Nước Đức
Câu 6. Nhạc sĩ nào là tác giả Bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng ” ?
A. Phạm Tuyên
B. Phong Nhã
C. Mộng Lân
D. Nguyễn Xuân Khoát
Câu 7. Bài hát “Ngày đầu tiên đi học” có nội dung gì?
A. Nói lên niềm vui của các bạn học sinh trước mùa hè
B. Niềm vui của các em nhỏ và các bà mẹ ở miền núi
C. Kỷ niệm về thời thơ ấu
D. Niềm vui trong ngày khai trường
Câu 8. Bài Tập đọc nhạc số 6 trường độ gồm những hình nốt gì?
A. Nốt đen, nốt trắng
B. Nốt trắng, nốt móc đơn
C. Nốt móc đơn , nốt đen
D. Nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn
II. Em hãy nối tên bài hát ở cột A với cột B sao cho đúng. (1 điểm)
1+……………..; 2+……………..; 3+…………………; 4+…………………
A | B |
1. Niềm vui của em
2. Tia nắng hạt mưa 3. Hô-la-hê, hô-la-hô 4. Ngày đầu tiên đi học | A. Nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng
B. Nhạc Nguyễn Ngọc Thiện, Lời: Thơ Viễn Phương C. Dân ca Đức D. Nhạc Khánh Vinh, Lời: Thơ Lệ Bình |
Phần thực hành (7 điểm)
Đề: Em hãy bốc thăm và trình bày 1 trong 4 bài hát đã học:
1. Niềm vui của em – Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng
2. Ngày đầu tiên đi học – Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện, lời thơ: Viễn Phương
3. Tia nắng, hạt mưa – Nhạc: Khánh Vinh, lời thơ: Lệ Bình
4. Hô – la – hê, Hô – la – hô – Dân ca Pháp
Đáp án:
Phần 1 Trắc nghiệm (3 điểm)
I. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (2 điểm)
(Mỗi ý chọn đúng được 0.25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | A | D | D | C | B | B | D |
II. Em hãy nối tên bài hát ở cột A với cột B sao cho đúng. (1 điểm
(Mỗi ý chọn đúng được 0.25 điểm)
1. A 2. D 3. C 4. B
Phần 2 Tự luận (7 điểm)
Trình bày bài hát.
– Hát đúng giai điệu bài hát. | 2 điểm |
– Hát thuộc lời ca. | 2 điểm |
– Hát rõ lời. | 1.5 điểm |
– Thể hiện tốt sắc thái bài hát | 1.5 điểm |
3. Tại sao âm nhạc lại quan trọng?
Thứ nhất, âm nhạc mang lại sự giải trí, hình thành và phát triển con người. Hiện nay, âm nhạc là một trong những nguồn giải trí tối ưu và không thể thiếu của con người. Đặc biệt, âm nhạc còn có thể tác động lớn đến sự phát triển của con người.
Vì vậy, lời khuyên được đưa ra là: Bà bầu nên cho thai nhi nghe nhạc ngay từ khi còn trong bụng mẹ để bé hình thành và phát triển tư duy tốt hơn.
Thứ hai, đây là phương pháp giáo dục hiệu quả để con người phát triển toàn diện. Cụ thể:
Âm nhạc có tác dụng phản ánh trí tuệ, tư tưởng cũng như tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến tình cảm của con người. Nó làm rung động những cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn, giúp con người hiểu biết, yêu đời và yêu cuộc sống hơn và tạo cho người nhìn cảm giác thẩm mỹ và tinh tế.
Nếu không có âm nhạc, thế giới sẽ rất buồn tẻ. Âm nhạc là vô cùng quan trọng đối với hạnh phúc của con người. Nó giúp xua tan đau khổ, mang lại niềm vui, sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống. Thưởng thức những bài hát yêu thích giúp con người thư giãn và có nhiều trải nghiệm thú vị.
Thứ ba, âm nhạc giúp tăng cường trí nhớ, học tập và làm việc hiệu quả. Chọn đúng loại nhạc như nhạc piano không lời, nhạc cổ điển, nhạc baroque… giúp con người tập trung, tăng khả năng ghi nhớ, thậm chí tăng chỉ số IQ… Nhờ đó, chúng ta có thể tập trung và ghi nhớ tốt. học tập và làm việc tốt hơn.
Thứ tư, âm nhạc ó tác dụng tốt cho sức khỏe. Âm nhạc không chỉ mang tính chất giải trí, tác động đến cảm xúc mà còn rất tốt cho sức khỏe. Nghiên cứu của các nhà khoa học, âm nhạc là liều thuốc chữa bách bệnh cho tâm hồn và sức khỏe con người. Nhạc có tiết tấu nhanh như disco, chachacha, pop… giúp chúng ta tỉnh táo, năng động và nhạy bén hơn. Nhạc không lời, piano, baroque… còn giúp giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống. Đây là nguyên nhân chính khiến con người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và cao huyết áp.