Để giúp các em có cơ sở ôn thi tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những đề thi giữa học kì 2 môn âm nhạc lớp 5 năm học 2024 - 2025, cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Các cách khuyến khích tài năng âm nhạc của trẻ:
Thứ nhất, nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại nhạc giúp trẻ học cách phân biệt sự khác biệt về âm sắc, cao độ, nhịp điệu và cảm xúc. Nó cũng giúp trẻ phát triển khả năng tập trung vào âm nhạc.
Trẻ có năng khiếu âm nhạc thường thích khám phá nhiều loại âm thanh, ngay cả khi chúng thuộc các thể loại âm nhạc khác nhau. Từ tiếng đàn, tiếng leng keng hay âm thanh môi trường như tiếng chuông, tiếng thác nước, tiếng mưa rơi trên mái nhà hay tiếng dế kêu đều khiến trẻ thích thú.
Thứ hai, mở rộng định nghĩa của bạn về âm nhạc thiếu nhi. Định nghĩa của bạn về âm nhạc dành cho trẻ em có thể chỉ giới hạn trong các bài hát thiếu nhi, bài hát Việt Nam. Nó thực sự không tốt cho sự phát triển âm nhạc của con bạn. Bạn cần thay đổi cách nhìn về âm nhạc cho trẻ em. Mở rộng phạm vi tiếp xúc âm nhạc cho trẻ sẽ góp phần phát triển tài năng âm nhạc.
2. Đề thi giữa học kì 2 âm nhạc 5 năm 2024 – 2025:
2.1. Đề số 1:
A. Nội dung hát: (Hs bốc thăm 1 trong 2đề sau)
Câu 1: Em hãy trình bày bài hát Mùa xuân em tới trường (Nêu được tên bài hát, tên tác giả, Hát đúng cao độ, Hát đúng trường độ, Biết hát kết hợp với gõ đệm động tác cơ thể
Câu 2: Em hãy trình bày bài hát Những lá thuyền ước mơ (Nêu được tên bài hát, tên tác giả, Hát đúng cao độ, Hát đúng trường độ, Biết hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp.
B. Nội dung đọc nhạc: (Hs bốc thăm 1 trong 2 bài đọc nhạc sau)
Câu 1: Em hãy trình bày bài đọc nhạc số 5 (Đọc đúng tên nốt trong bài đọc nhạc , thể hiện đúng cao độ, thể hiện đúng trường độ bài đọc nhạc)
Câu 2: Em hãy trình bày bài đọc nhạc số 6 (Đọc đúng tên nốt trong bài đọc nhạc, thể hiện đúng cao độ, thể hiện đúng trường độ bài đọc nhạc)
Đáp án
Nội dung kiểm tra đánh giá | Tiêu chí đánh giá | Yêu cầu | |
Hát | 1. Nêu được tên bài hát, tên tác giả. 2. Hát đúng cao độ 3. Hát đúng trường độ 4. Biết hát kết hợp với gõ đệm (theo nhịp, động tác cơ thể…) | Đạt: HS đạt 2 trong 4 tiêu chí trong bảng tiêu chí đánh giá Chưa đạt: HS không đạt tiêu chí nào trong bảng tiêu chí đánh giá | |
Đọc nhạc | 1. Đọc đúng tên nốt trong bài đọc nhạc 2. Thể hiện đúng cao độ. 3.Thể hiện đúng trường độ bài đọc nhạc | Đạt: HS đạt 2 trong 3 tiêu chí trong bảng tiêu chí đánh giá Chưa đạt: HS không đạt tiêu chí nào trong bảng tiêu chí đánh giá |
2.2. Đề số 2:
I. Trắc nghiệm khách quan
Trả lời những câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ A, B, C hoặc D (mỗi câu chỉ có một đáp án đúng).
Câu 1. Câu hát Cây rợp bóng mát yêu đời yên lành… có trong bài hát nào?
A. Con chim hay hót – Phan Huỳnh ĐIểu.
B. Những bông hoa những bài ca – Hoàn Long.
C. Tre ngà bên Lăng Bác – Hàn Ngọc Bích.
D. Em vẫn nhớ trường xưa – Thanh Sơn
Câu 2. Cao độ là gì?
A. Độ trầm bổng, cao thấp.
B. Độ ngân dài, ngắn.
C. Độ mạnh, nhẹ.
D. Màu âm khác nhau của âm thanh.
Câu 3. Trường độ là gì?
A. Độ trầm bổng, cao thấp.
B. Độ ngân dài, ngắn.
C. Độ mạnh, nhẹ.
D. Màu âm khác nhau của âm thanh.
Câu 4. Nhịp cho biết điều gì?
A. Mỗi nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng một nốt móc đơn. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ.
B. Mỗi nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng một nốt móc kép.
C. Mỗi nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách nhẹ, phách thứ hai là phách mạnh.
D. Mỗi nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ.
Câu 5. Ai là tác giả bài hát Reo vang bình minh?
A. Văn Cao
B. Phạm Tuyên
C. Lưu Hữu Phước
D. Hoàng Lân
II. Tự luận
Hãy hoàn thành các bài tập sau đây.
Câu 8. Chép lời bài hát Những bông hoa những bài ca
Câu 9. Hãy viết cảm nhận của em về bài hát Dàn đồng ca mùa hạ (viết dưới 50 chữ).
Đáp án:
I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Câu hát Cây rợp bóng mát yêu đời yên lành… có trong bài hát nào?
D. Em vẫn nhớ trường xưa – Thanh Sơn
Câu 2. Cao độ là gì?
A. Độ trầm bổng, cao thấp.
Câu 3. Trường độ là gì?
B. Độ ngân dài, ngắn.
Câu 4. Nhịp cho biết điều gì?
D. Mỗi nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ.
Câu 5. Ai là tác giả bài hát Reo vang bình minh?
C. Lưu Hữu Phước
II. Tự luận
Câu 6. Chép lời bài hát Những bông hoa những bài ca
Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô.
Lời hát rộn rã bao bé em bước trên đường phố.
Ngàn hoa nở tươi khoe sắc hương dưới ánh mặt trời.
Náo nức tiếng cười say sưa yêu đời.
Những đóa hoa tươi màu đạp nhất.
Chúng em xin tặng các thầy các cô.
Thầy cô dạy em mong chúng em sẽ cùng lớn khôn.
Học tốt học mãi ghi nhớ trong những trang vở mới.
Mùa thu đẹp tươi bao ước mơ sáng gương mặt người.
Nhớ mãi công thầy nhớ mãi ơn này.
Những khúc ca bao lời đẹp nhất.
Chúng em xin tặng các thầy các cô.
Câu 7. Hãy viết cảm nhận của em về bài hát Dàn đồng ca mùa hạ (viết dưới 50 chữ). HS viết nhiều cảm nhận khác nhau (về nội dung, sắc thái, tình cảm…), GV đánh giá tuỳ theo từng bài.
2.2. Đề số 3:
Câu 1:
Bài Quốc ca được hát khi nào?
+ Ai là tác giả bài hát Quốc ca Việt Nam?
+ Giới thiệu nhạc sĩ Nam Cao
+ Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
Câu 2:
Bài hát Gà gáy là dân ca của vùng nào? Giới thiệu về thể loại dân ca đó.
Câu 3:
Trình kiến thức về các nốt nhạc cơ bản
ĐÁP ÁN:
Câu 1:
Bài Quốc ca được hát khi nào?
Bài Quốc ca Việt Nam được hát trong các lễ khai mạc các sự kiện quan trọng như lễ kỷ niệm Ngày Quốc khánh (2/9), lễ khai giảng, lễ tốt nghiệp của các trường học và đại học, các cuộc thi thể thao quốc tế, các cuộc thi âm nhạc, hội thi các cấp, và các lễ khác có tính chất quan trọng và trọng đại.
Ai là tác giả bài hát Quốc ca Việt Nam?
Quốc ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944.
Văn Cao sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923, tại phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Quê ông ở làng An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Anh xuất thân trong một gia đình công chức, bố là Giám đốc Nhà máy nước Hải Phòng.
Văn Cao là nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ, chiến sĩ Quân đội cách mạng Việt Nam. Ông là tác giả của bài Tiến quân ca, quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), và là một trong những nhạc sĩ có ảnh hưởng nhất trong làng âm nhạc hiện đại, bên cạnh Phạm Duy, Trịnh Công Sơn.
Là nhạc sĩ tiên phong, Văn Cao tham gia nhóm Đồng Vọng và sáng tác những ca khúc lãng mạn như Bến Xuân, Suối Mơ, Thiên Thai, Trương Chi. Anh nhanh chóng trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của trào lưu lãng mạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, để lại dấu ấn với những khám phá trong làng nhạc Việt. Sau khi tham gia Việt Minh, Văn Cao chủ yếu sáng tác các ca khúc mang khí thế hào hùng như Tiến quân ca, Trường ca sông Lô, Tiến về Hà Nội, trở thành nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến.
Văn Cao được nhiều người coi là một thiên tài của văn học nghệ thuật Việt Nam với tài năng nghệ thuật đa dạng về thơ, nhạc, họa. Tuy không được đào tạo bài bản về âm nhạc, hội họa nhưng những thành tựu của Văn Cao trong các lĩnh vực này chủ yếu đến từ năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh (theo nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha: “Văn Cao làm nghệ thuật, âm nhạc không quan trọng” thích “phá rào” ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Câu 2:
Dân ca Cống tỉnh Lai Châu, vùng Tây Bắc nước ta, là một bộ phận quan trọng trong văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam. Dân ca Cống Lai Châu mang những nét đặc trưng riêng, phản ánh đời sống, tâm hồn, ý chí cũng như hoàn cảnh lịch sử của người dân nơi đây.
Dân ca Cống Lai Châu thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, sinh hoạt, lễ hội văn hóa. Những câu ca dao này thường ca ngợi cuộc sống của người Cống với tình cảm sâu nặng, tình yêu quê hương đất nước, lòng trung thành với gia đình, làng xóm. Giai điệu của dân ca Cống Lai Châu thường thơ mộng, nhẹ nhàng và gần gũi với thiên nhiên.
Các loại nhạc cụ truyền thống thường được sử dụng trong dân ca Cống Lai Châu gồm kèn đá, sáo, trống đồng, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, đàn tam thập lục. Những nhạc cụ này tạo nên âm nhạc đặc trưng của dân ca Cống Lai Châu, tạo nên sự khác biệt so với các làn điệu dân ca khác.
Câu 3:
Nốt nhạc là biểu tượng được sử dụng để thể hiện âm thanh trong âm nhạc. Có nhiều loại nốt nhạc khác nhau, nhưng phổ biến nhất là các nốt nhạc đại diện cho các nốt trên bảng đàn như sau:
– Nốt đen (♭): biểu thị cho nốt âm thấp hơn một nốt so với nốt gốc.
– Nốt trắng (♮): biểu thị cho nốt âm gốc.
– Nốt thăng (#): biểu thị cho nốt âm cao hơn một nốt so với nốt gốc.
3. Ma trận đề thi học kì 2 Âm nhạc 5:
Stt | Mạch nội dung | Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá |
1 | Hát
| Bài hát: mùa xuân em tới trường, Những lá thuyền ước mơ. Các bài hát có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc. | Nhận biết – Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát. Thông hiểu – Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát – Biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác. Vận dụng – Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái. – Hát rõ lời và thuộc lời, biết chủ động lấy hơi, duy trì được tốc độ ổn định. – Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng. – Biết hát đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca với 2 hoặc 3 bè đơn giản. – Biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoà, biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc. Vận dụng cao – Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc đánh nhịp. – Biết dàn dựng và biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường. |
2 | Đọc nhạc
| Bài đọc nhạc số 5,6. Các bài đọc nhạc dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Sử dụng trường độ: tròn, trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, móc kép và các dấu lặng. | Nhận biết – Đọc đúng tên nốt trong bài đọc nhạc. – Nhận biết được gam Đô trưởng Thông hiểu – Đọc đúng được cao độ gam Đô trưởng – Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc. Vận dụng – Đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ bài đọc nhạc, thể hiện được tính chất âm nhạc. Vận dụng cao – Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp – Cảm nhận được sự hoà quyện của âm thanh khi đọc nhạc có bè. |
4. Đề cương ôn tập môn âm nhạc 5 giữa học kì 2 năm học 2024 – 2025:
Bài hát: mùa xuân em tới trường, Những lá thuyền ước mơ.
Các bài hát có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc.
=> Yêu cầu cần đạt:
– Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.
Thông hiểu
– Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát
– Biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.
Vận dụng
– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.
– Hát rõ lời và thuộc lời, biết chủ động lấy hơi, duy trì được tốc độ ổn định.
– Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng.
– Biết hát đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca với 2 hoặc 3 bè đơn giản.
– Biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoà, biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.
Vận dụng cao
– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc đánh nhịp.
– Biết dàn dựng và biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường.
Bài đọc nhạc số 5,6. Các bài đọc nhạc dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Sử dụng trường độ: tròn, trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, móc kép và các dấu lặng.
=> Yêu cầu cần đạt:
Nhận biết
– Đọc đúng tên nốt trong bài đọc nhạc.
– Nhận biết được gam Đô trưởng
Thông hiểu
– Đọc đúng được cao độ gam Đô trưởng
– Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.
Vận dụng
– Đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ bài đọc nhạc, thể hiện được tính chất âm nhạc.
Vận dụng cao
– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp
– Cảm nhận được sự hoà quyện của âm thanh khi đọc nhạc có bè.