Môn Toán lớp 6 có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục và học tập của học sinh, với các mục đích chính là phát triển tư duy logic, tính logic của các em. Dưới đây là bài viết về: Đề thi giữa học kì 1 Toán 6 năm 2024 - 2025 có đáp án.
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn thi giữa học kì 1 Toán 6 năm 2024 – 2025:
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 Toán 6 có chi tiết các chủ đề sau:
Chương I: SỐ TỰ NHIÊN (25 tiết)
– Số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên: Định nghĩa số tự nhiên, tập hợp các số tự nhiên, thứ tự các số trong tập hợp.
– Các phép tính với số tự nhiên: Cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên; tính ước số, bội số.
– Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên: Định nghĩa và tính giá trị của phép luỹ thừa với số mũ tự nhiên.
– Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên: Định nghĩa số chia hết, số dư; quy tắc chia hết cho 2, 3, 4, 5, 9.
– Số nguyên tố: Định nghĩa số nguyên tố, số hợp số; phân tích số thành tích các thừa số nguyên tố; tính ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất.
Chương III: CÁC HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN (4 tiết)
– Hình vuông: Định nghĩa và tính chất của hình vuông; tính chu vi, diện tích hình vuông.
– Tam giác đều: Định nghĩa và tính chất của tam giác đều; tính chu vi, diện tích tam giác đều.
– Lục giác đều: Định nghĩa và tính chất của lục giác đều; tính chu vi, diện tích lục giác đều.
Đây là những chủ đề cơ bản trong chương trình Toán lớp 6, học sinh cần nắm vững các định nghĩa, tính chất, quy tắc tính toán và có thể giải các bài tập liên quan để chuẩn bị tốt cho kỳ thi giữa học kì 1.
2. Đề thi giữa học kì 1 Toán 6 năm 2024 – 2025 có đáp án:
2.1 Đề thi thứ nhất:
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Trong các số dưới đây, số nào là số nguyên tố?
A. 1
B. 57
C. 39
D. 97
Câu 2. Cho tập hợp A = {x ∈ N|17 ≤ x ≤ 20} . Tổng các phần tử của tập hợp A là:
A. 74
B. 37
C. 54
D. 44
Câu 3. Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng?
A. Lũy thừa – Cộng, trừ – nhân, chia.
B. Cộng, trừ – nhân, chia – Lũy thừa.
C. Cộng, trừ – lũy thừa – nhân, chia.
D. Lũy thừa – Nhân, chia – cộng, trừ.
Câu 4. Số mũ của kết quả của phép tính sau: 512 . 59 : 125
A. 518
B. 18
C. 17
D. 517
Câu 5. Các phát biểu sau đúng hay sai. Đánh dấu X vào ô được lựa chọn
Các phát biểu | Đúng | Sai |
1. Số 0 là hợp số | ||
2. 15 chia hết cho 3 và chia hết cho 9 | ||
3. Số nguyên biểu diễn cho số La Mã XVI là 16 | ||
4. Số chục của số 712 là 12. |
II. Tự luận (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Thực hiện phép tính:
a) 37.89 + 37.11;
b) 24 – 2.32;
c) 250:{5.[88.78970 – (2 024 – 1 946)]};
d) 3.103 + 2.102 + 0.10 + 5.
Bài 2. (2 điểm) Tìm số tự nhiên x, biết:
a) x + (120 – 25) = 345;
b) 16.x = 42.43;
c) 15.(x + 1) + 35 = 2.102;
d) x ∈ BC và x < 200.
Bài 3. (2 điểm) Bạn Hoa muốn cắt một tấm bìa hình chữ nhật có kích thước 60cm và 96cm thành các mảnh nhỏ hình vuông sao cho tấm bìa được cắt hết, không thừa không thiếu. Tính độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông.
Bài 4. (0,5 điểm) Kết quả của phép tính: 2 021 + 2 022 + 2 023 + 2 024 + 2 025 + 2 026 + 2 027 + 2 028 + 2 029.
Bài 5. (0,5 điểm) Cho A = 1 + 3 + 32 + 33 + … + 3101. Chứng minh rằng A chia hết cho 13
Đán án và lời giải
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: D | Câu 2: C | Câu 3: D | Câu 4: B |
II. Phần tự luận
Câu 1:
a) 37.89 + 37.11
= 37.(89 + 11)
= 37.100
= 3 700.
b) 34 – 2.32
= 81 – 2.9
= 81 – 18
= 63.
c) 250:{5.[88.78970 – (2 024 – 1 946)]}
= 250:{5.[88.1 – 78]}
= 250:{5.10}
= 250:50
= 5.
d) 3.103 + 2.102 + 0.10 + 5
= 3.1 000 + 2.100 + 0.10 + 5
= 3 205 (Theo cấu tạo số).
Câu 2:
a) x + (120 – 25) = 345
x + 95 = 345
x = 345 – 95
x = 250.
Vậy x = 250.
b) 16.x = 42.43
16.x = 42 + 3
16x = 45
x = 45 : 16
x = 45 : 42
x = 45 – 2
x = 43
x = 64.
Vậy x = 64.
c) 15.(x + 1) + 35 = 2.102
15(x + 1) + 35 = 200
15(x + 1) = 200 – 35
15(x + 1) = 165
x + 1 = 165:15
x + 1 = 11
x = 11 – 1
x = 10.
Vậy x = 10.
d) Vì 45 = 15.3 nên 45 chia hết cho 15.
Do đó BCNN(15, 45) = 45.
⇒ BC(15;45) = B(45) = {0; 45; 90; 135; 180; 225; …}
⇒ x ∈ {0; 45; 90; 135; 180; 225; …}
Mà x < 200 nên x ∈ {0; 45; 90; 135; 180}.
Vậy x ∈ {0; 45; 90; 135; 180}
Câu 3:
Gọi x là độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông
Vì ta cắt tấm bìa hình chữ nhật có kích thước 60cm, 96cm thành các hình vuông sao cho tấm bìa được cắt hết và không thừa không thiếu nên độ dài cạnh của hình vuông là ước của 60 và 96. Hơn nữa x là lớn nhất nên x chính là ƯCLN(60,96).
Ta có: 60 = 22.3.5, 96 = 25.3
ƯCLN(60,96) = 22.3 = 12.
x = 12 cm.
Vậy độ dài lớn nhất của hình vuông có thể cắt được là 12cm.
Câu 4:
2 021 + 2 022 + 2 023 + 2 024 + 2 025 + 2 026 + 2 027 + 2 028 + 2 029
= (2 021 + 2 029) + (2 022 + 2 028) + (2 023 + 2 027) + (2 024 + 2 026) + 2 025
= 4 050 + 4 050 + 4 050 + 4 050 + 2 025
= 16 200 + 2 025
= 18 225.
Câu 5:
Số các số hạng là: 101 – 0 + 1 = 102 số.
Ta nhận thấy:
1 + 3 + 32 = 1 + 3 + 9 = 13;
33 + 34 + 35 = 33(1 + 3 + 32) = 33.13;
…
Mà 102 có tổng các chữ số là 1 + 0 + 2 = 3 chia hết cho 3 nên 102 chia hết cho 3, nghĩa là:
A = (1 + 3 + 32) + (33 + 34 + 35) + … + (399 + 3100 + 3101)
= (1 + 3 + 32) + 33(1 + 3 + 32) + … + 399(1 + 3 + 32)
= 13 + 33.13 + … + 399.13
= 13.(1 + 33 + … + 399) chia hết cho 13.
Vậy A chia hết cho 13.
2.2 Đề thi thứ hai:
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1. Cho tập hợp A = {a; b; c; d}, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. c ∈ A
B. d ∈ A
C. e ∈ A
D. a ∉ A
Câu 2. Tập hợp nào sau đây chỉ gồm các phần tử là số tự nhiên?
Câu 3. Với a, m, n là các số tự nhiên, khẳng định nào sau đây đúng?
A. am . an = am + n (a ≠ 0)
B. am . an = am.n (a ≠ 0)
C. am : an = am.n (a ≠ 0)
D. am : an = m – n (a ≠ 0)
Câu 4. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không chứa dấu ngoặc là:
A. Lũy thừa → Nhân, chia → Cộng, trừ.
B. Nhân chia → Cộng trừ → Lũy thừa.
C. Nhân chia → Lũy thừa → Cộng, trừ.
D. Cộng, trừ → Nhân, chia → Lũy thừa.
Câu 5. Kết quả của phép tính 23. 22 là:
A. 45
B. 25
C. 26
D. 46
Câu 6. Số tự nhiên nào sau đây chia cho 5 dư 2?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 7. Số tự nhiên nào sau đây chia hết cho cả 2 và 5?
A. 126
B. 259
C. 430
D. 305
Câu 8. Trong các số tự nhiên sau, số nào là số nguyên tố?
A. 4
B. 7
C. 18
D. 25
Câu 9. Số tự nhiên nào sau đây là ước của 10?
A. 0
B. 3
C. 2
D. 11
Câu 10. Số tự nhiên nào sau đây là BCNN(4, 6)?
A. 15
B. 12
C. 10
D. 9
Câu 11. Khi mô tả các yếu tố của hình vuông, khẳng định nào sau đây sai:
A. Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau;
B. Hình vuông có 4 góc vuông;
C. Hình vuông có các cạnh đối không bằng nhau;
D. Hình vuông có hai đường chéo bằng nhau.
Câu 12. Hình nào sau đây là hình chữ nhật?
II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Trong hình vẽ bên có bao nhiêu tam giác đều? Hãy viết tên các tam giác đều đó.
Câu 2. (2,0 điểm)
a) Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 7.
b) Viết các số 23 và 29 bằng số La Mã.
Câu 3. (1,5 điểm)
a) Thực hiện phép tính: ( tính hợp lý nếu có thể) 12. 35 + 12. 65
b) Tìm x, biết: (123 – 4x) – 67 = 23
Câu 4. (1,5 điểm)
a) Tìm tập hợp BC (30; 45)
b) Một đội y tế có 24 bác sĩ và 108 y tá. Có thế chia đội y tế đó nhiều nhất thành mấy tổ để số y tá được chia đều vào các tổ ?
Câu 5. (1,0 điểm) Tìm n ∈ N biết để 3 chia hết cho n + 2.
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Toán 6 năm 2022 – 2023
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
B | D | A | A | B | D | C | B | C | B | C | A |
II. TỰ LUẬN ( 7,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Có ba tam giác đều đó là: ABC; ACE; CED . | 1,0 |
2 | a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 7 là: A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7} | 0,5 |
b) XIII, XXIX | 0,5 | |
3 | a) 12. 35 + 12. 65 = 12. (35 + 65) = 12. 100 = 1200 |
0,25
0,25 |
b) (123 – 4x) – 67 = 23 (123 – 4x) – 67 = 8 123 – 4x = 8 + 67 123 – 4x = 75 4x = 123 – 75 4x = 48 x = 48: 4 x = 12 Vậy x = 12 |
0,25
0,25
0,25
0,25 | |
4 | a) 30 = 2.3.5 45 = 32.5 BCNN (30,45) = 2.32.5 = 90 BC(30,45) = {0; 90; 180;270;…} | 0,25
0,25
|
b) Gọi số tổ là a (a ∈ N*) Theo bài ra 24 bác sĩ và 108 y tá được chia đều vào các tổ nên ta có: 24 a 108 a ⇒ a ∈ ƯC (108; 24) Mà số tổ được chia là nhiều nhất nên a = ƯCLN(108; 24) Ta có: 24 = 23.3 108 = 22.33 => ƯCLN(24,108) = 22.3 = 12 => a = 12 Vậy có thể chia đội y tế đó nhiều nhất thành 12 tổ. | 0,25
0,25
0,25
0,25 | |
5 | Để 3 chia hết cho n + 1 ⇒ (n + 1) ∈ Ư(3) = {1;3} ⇒ n ∈ {0;2} Vậy n ∈ {0;2} | 0,25 0,5 0,25 0,25 |
3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Toán 6 năm 2024 – 2025 có đáp án:
TT | Chương/Chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Chương I: SỐ TỰ NHIÊN (25 tiết) | Số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên | 2 (0,5đ) | 2 (2,0đ) | 4 25 % | ||||||
Các phép tính với số tự nhiên. Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên | 3 (0,75đ) | 2 (1,5đ) | 5 22,5% | ||||||||
Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên. | 2 (0,5đ) | 1 (1,0đ) | 3 15 % | ||||||||
Số nguyên tố. Ước chung và bội chung | 3 (0,75đ) | 1 (0,5đ) | 1 (1đ) | 5 22,5 % | |||||||
2 | Chương III: CÁC HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN (4 tiết) | Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều | 2 (0,5đ) | 1 (1,0đ) | 3 15% | ||||||
Tổng | 12 | 1 | 3 | 3 | 1 | 20 | |||||
Tỉ lệ % | 40% | 25% | 25% | 10% | 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 65% | 35% | 100% |