Dưới đây là đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 8 năm học 2024 - 2025, cùng với đáp án chi tiết để các bạn có thể ôn tập và chuẩn bị tốt hơn cho các kì thi sắp tới. Đề thi bao gồm nhiều câu hỏi về các chủ đề khác nhau trong môn Tin học, nhưng tất cả đều liên quan đến kiến thức cơ bản và quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Cách học tốt môn Tin học:
Nắm chắc những kiến thức cơ bản:
– Để học tốt tin học, việc nắm chắc những kiến thức cơ bản là điều cần thiết. Nhiều người vẫn thường xem thường hoặc chủ quan khi tiếp cận với những kiến thức cơ bản. Họ cho rằng những kiến thức này đơn giản và không cần phải học nhiều. Tuy nhiên, đó là một sai lầm lớn mà nhiều người mắc phải. Muốn học tốt tin học, bạn phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản nhất. Chỉ khi nắm chắc kiến thức cơ bản, bạn mới có thể hiểu được bản chất của môn học này. Từ đó, bạn mới có thể đi vào những kiến thức chuyên sâu hơn.
– Tri thức nhân loại bắt đầu từ sơ khai đến phức tạp, từ thực tế đến trừu tượng, từ căn bản đến nâng cao và chuyên sâu. Do đó, khi tiếp cận với môn học này, bạn phải nắm bắt được những điều cơ bản nhất như nguyên lý hoạt động của máy tính, cách thức hoạt động của các hệ điều hành, tác dụng của từng loại phần mềm, ứng dụng v.v. Học cái dễ trước, cái khó sau. Bước đầu tiên để học tốt tin học là nắm chắc kiến thức cơ bản.
Học đi đôi với hành:
– Không chỉ có môn học nào cũng vậy, nếu bạn chỉ học lý thuyết mà không thực hành, thì kiến thức đó sẽ dần mai một và trôi vào quên lãng. Để những kiến thức tin học được ghi nhớ lâu dài và trở thành kỹ năng, kỹ xảo thì khi được học xong một số nội dung nào đó, bạn phải thao tác nó trên máy tính để tạo “điểm nhấn”. Nếu bạn được thực hành nhiều lần thì kiến thức sẽ được ghi nhớ vào bộ não, lâu dần sẽ trở thành kỹ năng của bạn. Khi bạn gặp những vấn đề, những bài tập tương tự, bạn sẽ xử lý dễ dàng mà không cần phải tìm tòi lại tài liệu.
– Vì vậy, bạn phải trang bị tốt kiến thức, phát triển tư duy và kết hợp với thực hành để rèn luyện kỹ năng. Học đi đôi với hành.
Có thái độ tích cực, ham học hỏi:
– Có thái độ tích cực và ham học hỏi là điều cần thiết để học tốt tin học và phát triển bản thân.
Đầu tư thời gian và công sức:
Học tốt môn tin học là một quá trình đòi hỏi đầu tư thời gian và công sức không nhỏ. Theo câu ngạn ngữ quen thuộc của ông cha ta “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, thành công đến với những người đã bỏ ra nỗ lực và công sức để đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, khả năng nắm bắt nội dung và sự hiểu biết sâu rộng chỉ là một phần nhỏ quyết định đến khả năng học tốt môn tin học. Còn cần phải có tinh thần ham học hỏi, chịu khó tìm hiểu, tích cực trong việc học tập và trau dồi kiến thức mới. Những yếu tố này sẽ giúp bạn phát triển khả năng tư duy, trí nhớ và sự sáng tạo trong lĩnh vực tin học, từ đó đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.
2. Đề thi giữa học kì 1 Tin học 8 năm 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề 1:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Em hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau, mỗi câu 0.5 điểm:
CÂU 1: Dãy bit là dãy chỉ gồm:
A. 0 và 1
B. 2 và 3
C. 4 và 5
D. 6 và 7
CÂU 2: Trong các từ sau, từ nào là từ khóa:
A. real
B. integer
C. begin
D. char
CÂU 3: Quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình gồm:
A. Tên không được trùng với từ khóa
B. Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau
C. Tên không được bắt đầu bằng chữ số, các kí hiệu đặc biệt và không được chứa dấu cách
D. Cả ba đáp án trên
CÂU 4: Cấu trúc chung của một chương trình gồm:
A. Phần khai báo
B. Phần thân chương trình
C. Cả A và B
D. Tất cả đều sai
CÂU 5: Cách chuyển biểu thức ax2 +bx+c sang Pascal nào sau đây là đúng?
A. a*x2 +b*x+c
B. a*x*x+b*x+c*x
C. a*x*x +b.x +c*x
D. a*x*x + b*x+c
CÂU 6: Biểu thức toán học (a2 + b)(1 + c)3 được biểu diễn trong Pascal như thế nào ?
A. (a*a + b)(1+c)(1 + c)(1 + c)
B (a.a + b)(1 + c)(1 + c)(1 + c)
C. (a*a + b)*(1 + c)*(1 + c)*(1 + c)
D. (a2 + b)(1 + c)3
CÂU 7: Trong các tên sau đây, đâu là tên ĐÚNG theo quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình:
A. Tamgiac;
B. begin;
C. 8ª
D. dien tich;
CÂU 8: Để nhập dữ liệu từ bàn phím, ta sử dụng lệnh:
A. readln
B. read
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
CÂU 9: Hãy cho biết kết quả in ra màn hình khi thực hiện câu lệnh sau:
writeln (‘16 div 3 = ’ , 16 div 3) ;
A. 16 div 3 =
B. 16 div 3 = 5
C. 16 div 3 = 16 div 3
D. Tất cả đều sai
CÂU 10: Hãy cho biết kết quả của phép tính 34 div 4 =
A. 4
B. 5
C. Tất cả đều sai
D.8
CÂU 11: Hãy cho biết kết quả của phép tính 123 mod 5 =
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
CÂU 12: Để tạm dừng chương trình ta dùng lệnh nào sau đây
A. Pausce
B. Repet ( );
C. Delay( );
D. Play
II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm)
CÂU 1: (2 điểm)
Em hãy viết các biểu thức toán học sau đây dưới dạng biểu thức trong Pascal :
CÂU 2: (2 điểm) Viết chương trình để tính các biểu thức sau:
* Đáp án:
PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | C | D | C | D | C | A | C | B | D | A | C |
PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu | Điểm |
CÂU 1: A. (10 + 5) / (3 + 1) – 18 / (5 + 1 ) B. (a*a + b) * (1+c)*(1+c)*(1 +c)
|
1 điểm 1 điểm |
CÂU 2 Program bai_2; Begin writeln (‘(10 + 5) / (3 + 1) – 18 / (5 + 1 )=’, (10 + 5) / (3 + 1) – 18 / (5 + 1 )); Writeln (‘ (10+3)*(10+3)/(16*(45-21))= ’, (10+3)*(10+3)/(16*(45-21))); Readln; End.
|
1 điểm 1 điểm |
2.2. Đề 2:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu số nguyên, X là biến với kiểu dữ liệu xâu. Phép gán hợp lệ là:
A. A:= 4.5; B. X:= 57; C. A:=‘baitap’; D. X:= ‘1234’;
Câu 2: Trong Pascal, khai báo nào sau đây là sai:
A. program BaiTap 3;
B. uses crt;
C. var x1: byte;
D. const pi=3.14;
Câu 3: Nếu xuất ra màn hình kết quả của biểu thức 20 : 5, ta dùng lệnh:
A. Writeln(’20:5’); B. Writeln(20 /5);
C. Writeln(20:5); D. Writeln(’20 / 5’);
Câu 4: Phép so sánh nào cho kết quả đúng:
A. 2=5 B. 2≤5 C. 2>5 D. 2≥5
Câu 5: Kết quả của phép toán 5 mod 4 + 1 là bao nhiêu?
A. 2 B. 7 C. 5 D. 3
Câu 6: Phép toán sau cho ra kết quả là: (16-(16 mod 3))/3
A. 1 B. 3 C. 5 A. 15
Câu 7: Hãy chọn kết quả đúng:
A. 14/5=2; 14 div 5 = 2; 14 mod 5 = 4;
B. 14/5=2.8; 14 div 5 = 2; 14 mod 5 = 4;
C. 14/5=2.8; 14 div 5 = 4; 14 mod 5 = 2;
D. 14/5=3; 14 div 5 = 2; 14 mod 5 = 4;
Câu 8: Câu lệnh nhập giá trị cho các biến a, b là:
A. readln(a,b); B. readln(x,y); C. readln(m,n); D. readln(c,d);
Câu 9: Trong ngôn ngữ lập trình Pasal, câu lệnh gán nào sau đây đúng?
A. x : = real; B. z: 3; C. y: = a +b; D. I = 4;
Câu 10: Câu lệnh Writeln(‘y=’ , 15 div 3 +5); sẽ in ra kết quả:
A. 10 B. y=5 C. 5 D. y= 10
* Đáp án:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | A | B | B | A | C | B | A | C | D |
3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Tin học 8:
Cấp độ
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | ||||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | |||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| TNKQ | TL | TNKQ | |||
1. Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình | Nhận biết được ngôn ngữ lập trình là gì, các từ khoá của ngôn ngữ lập trình, cấu trúc chung của 1 chương trình |
| Nhận biết được ngôn ngữ lập trình là gì, các từ khoá của ngôn ngữ lập trình, cấu trúc chung của 1 chương trình |
|
| Nhận biết được cấu trúc và lỗi sai trong chương trình. |
|
|
| |
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 3 0.75 7.5% |
| 3 0.75 7.5% |
|
| 1 2 20% |
|
| 7 3.5 35% | |
2. Chương trình máy tính và dữ liệu | Nhận biết được một số kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình, cách giao tiếp với máy tính |
| Nhận biết chương trình, biết viết các biểu thức trong pascal |
| Nhận biết các biểu thức trong pascal |
|
|
|
| |
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 0.5 5% |
| 3 0.75 7.5% |
| 2 0.5 5% |
|
|
| 7 1.75 17.5% | |
3. Sử dụng biến và hằng trong chương trình |
Nhận biết được biến và hằng là gì? Cách khai báo và sử dụng biến và hằng | Khai báo, viết cấu trúc của hằng, biến |
|
|
|
|
| Vận dụng được cấu trúc hằng, biến vào một chương trình cụ thể. |
| |
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 3 0.75 7.5% | 1 2 20% |
|
|
|
|
| 1 2 20% | 5 4.75 47.5% | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 9 4 40% | 6 1.5 15% | 3 2.5 25% | 1 2 20% | 19 10 100% |