Môn Tiếng Việt lớp 5 giúp học sinh nắm vững kiến thức về đọc hiểu văn bản, kiến thức tiếng Việt và cách áp dụng kiến thức vào việc phân tích, đọc hiểu văn bản. Dưới đây là bài viết về: Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 năm 2024 - 2025 có đáp án.
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 năm 2024 – 2025:
I. Đọc hiểu văn bản:
– Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc:
+ Xác định ý chính, ý phụ của đoạn, bài đọc.
+ Tìm các thông tin chi tiết, con người, địa điểm, sự kiện, thời gian trong đoạn, bài đọc.
+ Hiểu được tình cảm, suy nghĩ, hành động của nhân vật trong đoạn, bài đọc.
+ Nhận biết các dấu hiệu ngôn ngữ, cách diễn đạt, thể loại văn bản, mục đích tác giả viết bài.
– Hiểu biện pháp nghệ thuật sử dụng:
+ Phân tích cách dùng ngôn từ, cấu trúc câu, ngữ pháp, từ loại trong bài đọc.
+ Phát hiện các hình ảnh, phép tu từ, phép so sánh, phép nhân hoá, phép hoán đổi trong bài.
+ Tìm hiểu về lối viết, phong cách, nhân vật hóa, thời gian hóa, không gian hóa trong bài.
– Liên hệ được các chi tiết trong bài với thực tế, rút ra được thông tin từ bài đọc:
+ Kết nối bài đọc với kiến thức hiện có, hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ, cụm từ chuyên ngành, bối cảnh lịch sử, địa lý, xã hội.
+ Áp dụng kiến thức, kinh nghiệm cá nhân vào việc giải thích, hiểu nội dung của đoạn, bài đọc.
+ Xác định đúng sai, chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết trong bài.
II. Kiến thức tiếng Việt:
– Biết xác định cách nghỉ, cách ngắt, cách nhấn, cách giãn âm trong câu.
+ Nắm vững các quy tắc, nguyên tắc về dấu câu, dấu thanh, dấu nặng, dấu nhẹ.
+ Biết đọc đúng các từ, cụm từ, câu có cấu trúc đặc biệt, từ khó, câu dài, ngắt nghỉ hợp lý.
– Biết xác định từ láy, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, quan hệ từ:
+ Nhận biết được các từ có cùng nguồn gốc, hình thành từ như thế nào, có cùng nghĩa, đồng âm, từ nhiều nghĩa.
+ Phân biệt được quan hệ từ trong câu, quan hệ từ trong văn bản, hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng của từ láy, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
– Biết xác định công năng, vị trí của các câu, cụm từ trong câu:
+ Nhận biết được chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, nội dung chính của câu.
+ Biết xác định loại câu (câu cảm thán, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu tường thuật, câu miêu tả, câu so sánh, câu điều kiện, câu đảo ngữ, câu ghép,…) và hiểu ý nghĩa của mỗi loại câu.
+ Xác định được vị trí, vai trò của các cụm từ, từ trong câu (tân ngữ, trạng từ, định ngữ, tân ngữ đuôi).
– Biết xác định cấu trúc câu, từ loại, ngữ pháp:
+ Phân tích cấu trúc câu, phân tích chức năng của các thành phần trong câu (chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, trạng từ, định ngữ, động từ, tính từ,…).
+ Nhận biết được từ loại (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, đại từ,…) và hiểu ý nghĩa, cách sử dụng của từng loại từ.
+ Nắm vững ngữ pháp cơ bản như cách chia động từ, cách biến đổi tính từ, tính từ so sánh, cách sử dụng đại từ, giới từ, liên từ,… trong văn bản.
– Biết áp dụng kiến thức về ngôn ngữ, ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp vào việc phân tích, đọc hiểu văn bản:
+ Kết hợp kiến thức về ngôn ngữ, ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để hiểu nội dung, biện pháp nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
+ Áp dụng kiến thức về ngôn ngữ, ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để liên kết, rút ra thông tin từ bài đọc, đưa ra các suy luận, nhận xét, đánh giá về văn bản.
2. Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 năm 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5:
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM)
I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 ĐIỂM)
II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TV: (7 ĐIỂM) (40 phút)
Đọc bài văn sau:
THƯ GỬI CÁC THIÊN THẦN
Thưa các Thiên thần!
Con đã thấy các Thiên thần đùa vui nơi thiên đàng xanh thẳm không mảy may vướng bận những lo buồn trần thế.
Các Thiên thần có nhìn thấy không, những số phận, những mảnh đời còn nặng trĩu đau buồn. Con xin các Thiên thần hãy một lần xuống đây và đến bên những con người bất hạnh ấy, những bạn bè cùng trang lứa với con và những em bé thơ ngây của con.
Con xin thần Hoà Bình hãy xóa bỏ chiến tranh, để tất cả trẻ em được sống yên bình như con, được học hành vui chơi không phải ngày ngày lo sợ tiếng bom, tiếng đạn.
Con xin thần Tình Thương hãy gõ chiếc đũa thần của Người vào trái tim người lớn để họ hiểu và thêm yêu thương con trẻ, để tất cả trẻ em không phải lao động vất vả cực nhọc hay cầm súng ra chiến trận, hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc.
Con xin thần Tình Yêu hãy hàn gắn tình yêu của các ông bố, bà mẹ để con trẻ được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó, đêm đêm màn trời chiếu đất, đói rét và biết bao hiểm nguy rình rập.
Và cuối cùng con xin thần Mơ Ước hãy tặng cho mỗi em bé trên trái đất này một ngôi sao xanh trong chiếc giỏ đựng vô vàn những ngôi sao của Người, để những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực.
Cảm ơn những làn gió tốt bụng đã mang giúp lá thư này đến cho các Thiên thần.
(Theo Ngô Thị Hoài Thu)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Trong lá thư, bạn Hoài Thu đã xin thần Hoà Bình điều gì?
a. Hàn gắn tình yêu của những ông bố, bà mẹ.
b. Hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu con trẻ.
c. Xóa bỏ chiến tranh.
Câu 2. Bạn Hoài Thu xin thần Tình Thương điều gì?
a. Những em bé được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
b. Trẻ em không còn phải lao động vất vả, cực nhọc; không cầm súng ra chiến trận hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc.
c. Tặng cho mỗi em bé một ngôi sao xanh.
Câu 3. Còn ở thần Mơ Ước, bạn ấy cầu xin điều gì?
a. Những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực.
b. Những em nhỏ được sống yên bình, được học hành vui chơi, ngày ngày không còn phải lo sợ tiếng bom, tiếng đạn.
c. Gõ chiếc đũa thần vào trái tim người lớn.
Câu 4. Đến thần Tình Yêu, điều cầu xin đó là gì?
a. Xuống trần gian và đến bên những con người bất hạnh.
b. Những em bé được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó, đêm đêm màn trời chiếu đất, đói rét và biết bao hiểm nguy rình rập.
c. Mang lá thư này đến cho các Thiên thần.
Câu 5. Tất cả những điều bạn Hoài Thu cầu xin các Thiên thần đều nhằm mục đích gì?
a. Làm cho trẻ em trở nên giàu có.
b. Làm cho trẻ em trở nên thông minh, học giỏi.
c. Làm cho trẻ em được sống hạnh phúc.
Câu 6. Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau rồi xếp các từ đó vào nhóm thích hợp.
Con xin thần Mơ Ước hãy tặng cho mỗi em bé trên trái đất này một ngôi sao xanh trong chiếc giỏ đựng vô vàn những ngôi sao của Người, để những ước mơ của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực.
– Từ chỉ người : …
– Từ chỉ vật : …
– Từ chỉ khái niệm : …
– Từ chỉ đơn vị : …
Câu 7. Gạch chân dưới danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ in đậm dưới đây:
Nhưng thưa các Thiên thần, cũng ngay đêm nay thôi, nơi trần gian này, các Thiên thần có nhìn thấy không, những số phận, những mảnh đời còn nặng trĩu đau buồn.
Câu 8: Trong lá thư trên, bạn Hoài Thu đã dùng rất nhiều lần cụm từ nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 9:
a) Giải đố
Lá gì không nhánh không cành
Lá gì chỉ có tay mình trao tay?
(Là:……………………………………..)
b) Điền từ vào chỗ ………….
– Áo rách khéo vá hơn lành …………..may.
– Công thành …………….toại.
– Ít chắt chiu hơn…………………phung phí.
– Nắng chóng trưa, ………….chóng tối.
– Đoàn kết là ………….., chia rẽ là chết.
Câu 10: Ngoài bốn Thiên thần mà bạn Hoài Thu đã gửi thư, em hãy viết một đoạn thư gửi cho các thiên thần khác để nói lên những mong ước của riêng em.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) (60 phút)
I. Chính tả nghe – viết: (2 điểm)
Trồng rừng ngập mặn
Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng. Đê xã Thái Hải (Thái Bình), từ độ có rừng, không còn bị xói lở, kể cả khi bị cơn bão số 2 năm 1996 tràn qua. Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không chỉ cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận.
(Theo Phan Nguyên Hồng)
II. Tập làm văn (8 điểm)
Đề bài: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp, đây là cánh đồng thẳng cánh cò bay, kia là dòng sông Châu Giang hiền hòa, uốn lượn, và đây nữa là con đường quen thuộc nâng bước chân em mỗi buổi đến trường….Em hãy tả lại một trong những cảnh đẹp đó.
2.2 Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1:
A. KIỂM TRA ĐỌC
2. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
c | b | a | b | C |
0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Câu 6. (1 điểm) (Mỗi từ đúng 0,1 đ)
– Từ chỉ người: Thiên thần, em bé, trẻ thơ.
– Từ chỉ vật: sao, trái đất, giỏ.
– Từ chỉ khái niệm: ước mơ, hiện thực.
– Từ chỉ đơn vị: ngôi, chiếc.
Câu 7. (1 điểm) (Mỗi từ đúng 0,3đ. Đúng cả 3 ý 1 đ)
Danh từ chỉ khái niệm là: trần gian, số phận, mảnh đời.
Cầu 8: (1 điểm)
– Những mong ước của bạn Hoài Thu trong lá thư trên cho thấy bạn là người có trái tim nhân hậu, có những suy nghĩ sâu sắc, biết sống vì mọi người. ( 0,5đ)
– Trong thư, bạn Hoài Thu đã nhiều lần dùng cụm từ “Con xin thần”. Điều đó thể hiện nỗi khát khao, mong mỏi những điều mình cầu xin, mong ước được mọi người quan tâm, chia sẻ và biến thành hiện thực. ( 0,5đ)
Câu 9: (1 điểm)
a) ( 0,5đ) Giải đố
(Là: Lá thư.)
b) (0,5đ) Điền từ vào chỗ ………. (Mỗi từ đúng 0,1 đ) vụng, danh, nhiều, mưa, sống
Câu 10: (0,5 điểm) Ví dụ:
Yên Nam, ngày… tháng… năm…
Thưa Thiên thần Hạnh Phúc!
Những ngày gần đây, trên nước Việt Nam, hàng triệu trái tim nhân ái đều đang hướng về Miền Trung – nơi đã xảy ra mưa bão, lũ lụt kinh hoàng, cướp đi sự sống của nhiều người và nhiều của cải, vật chất. Ở nơi đó còn có những người mẹ già, những đứa con thơ ngây của các nạn nhân vẫn ngồi ở nhà chờ họ về, để cùng ăn một bữa tối giản dị, nhưng đầy tình thương, tình yêu của họ. Cũng ở nơi đó, Thiên thần có biết không? Có những người bạn cùng lứa tuổi với con đã phải chịu nhiều mất mát, đau thương. Thưa Thiên thần, chắc Thiên thần cũng đã biết, nếu mất bố mẹ, thì ai sẽ nuôi các bạn ấy ăn học, những đêm mưa gió các bạn sẽ ngủ ở đâu ? Các bạn phải lang thang ở ngoài đường ư ? Vậy thưa Thiên thần, con xin người hãy gõ chiếc đũa thần của người xuống trái tim của họ để xoa dịu nỗi đau đó. Con xin cám ơn người ! Chúc người mạnh khoẻ.
Con:
Tú
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (2 điểm):
* Cách cho điểm:
– Tốc độ đạt yêu cầu: chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, độ cao, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1,0 điểm.
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1,0 điểm.
II. Tập làm văn (8 điểm)
a) Yêu cầu:
– Nội dung: Miêu tả được cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em.
– Chú ý làm nổi bật đặc điểm của cảnh vật được miêu tả, đồng thời bộc lộ cảm xúc của bản thân.
– Hình thức: bài đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng kiểu bài văn tả cảnh. Bài viết có cảm xúc, câu văn rõ nghĩa có hình ảnh, dùng từ chính xác, tả có trình tự hợp lí. Trình bày sạch đẹp, không sai chính tả, từ, câu.
b) Cách cho điểm:
1. Mở bài (1 điểm): Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
2. Thân bài (4 điểm)
– Nội dung (1,5 điểm) Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian
– Kĩ năng (1,5 điểm). Viết câu văn đúng ngữ pháp, diễn đạt rõ nghĩa.
– Cảm xúc (1 điểm) Bộc lộ được tình cảm của mình đối với người thân, có thể nêu một vài kỉ niệm sâu sắc.
3. Kết bài (1 điểm). Nêu được cảm nghĩ, bày tỏ tình cảm của mình đối với cảnh mình tả.
4. Chữ viết, chính tả: (0.5 điểm) Trình bày sạch đẹp, không sai chính tả.
5. Dùng từ, đặt câu: (0.5 điểm) Viết không sai từ, câu.
6. Sáng tạo: (1 điểm) Bài viết có sáng tạo.
* Lưu ý: Điểm toàn bài = (Điểm đọc + điểm viết): 2
(Làm tròn điểm toàn bài: 0,5 thành 1)
3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 năm 2024 – 2025 có đáp án:
Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu văn bản: – Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu biện pháp nghệ thuật sử dụng. – Liên hệ được các chi tiết trong bài với thực tế, rút ra được thông tin từ bài đọc. | Số câu | 5 |
|
|
|
|
|
|
| 5 |
Số điểm | 2,5 |
|
|
|
|
|
|
| 2,5 | ||
2 | Kiến thức tiếng việt: – Biết xác định CN, VN. – Biết xác định từ láy, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, quan hệ từ | Số câu |
|
| 1 | 1 |
| 2 |
| 1 | 5 |
Số điểm |
|
| 1 | 1 |
| 2 |
| 0,5 | 4,5 | ||
Tổng số câu | 5 |
| 1 | 1 |
| 2 |
| 1 | 10 | ||
Tổng số điểm | 2,5 | 2 | 2,0 | 0,5 | 7 |