Đề thi chọn lọc Sinh học lớp 7 học kì 1 năm học 2024 - 2025 có đáp án được chúng tôi biên soạn nhằm giúp các em học sinh hệ thống hóa kiến thức bài học và luyện tập đạt kết quả cao trong các bài thi môn học Sinh học lớp 7.
Mục lục bài viết
1. Mẹo đạt điểm cao môn sinh học:
Môn sinh là bộ môn tương đối khó đối với học sinh, tuy nhiên để đạt điểm cao môn sinh không phải là điều khó khăn. Vậy làm cách nào để đạt điểm cao hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Trước hết, ở trên lớp dù là môn nào cũng phải chăm chú nghe giảng, ghi bài đầy đủ để đảm bảo tiếp thu đầy dủ kiến thức.
Thứ hai, cần phải luyện đề nhiều, không nên học vẹt, chú trọng học hiểu, học theo hướng tư duy. Đồng thời cần phải dành thời gian để kiểm tra lại kiến thức.
Thứ ba, Cần giữ một tâm trạng tốt trước khi thi việc này sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng và căng thẳng để có thể làm bài thật tốt.
2. Đề thi giữa học kì 1 Sinh học 7 năm 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Bộ đề số 1:
Phần I : Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1: Sán dây kí sinh ở dâu?
A. Ruột lợn
B. Gan trâu, bò
C. Máu người
D. Ruột non người, cơ bắp trâu bò
Câu 2: Giun kim ký sinh ở đâu?
A. Tá tràng ở người
B. Rễ lúa gây thối
C. Tuột già ở người, nhất là trẻ em
D. Ruột non ở người
Câu 3: Ghép nội dung ở cột A phù hợp với cột B
Cột A | Trả lời | Cột B |
1.Trùng biến hình | A. Di chuyển bằng không có | |
2. Trùng sốt rét | B. Di chuyển bằng bằng lông | |
3. Trùng roi | C. Di chuyển chân giả | |
4. Trùng giày | D. Di chuyển roi |
Phần II: Tự luận (7đ)
Câu 1: Nêu các biện pháp phòng tránh giun sán. Giun sán có tác hại như thế nào?
Câu 2: Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa có thể chui rúc vào được ống mật, và hậu quả sẽ như thế nào?
Câu 3: Trình bày cấu tạo ngoài và trong của giun đất thích nghi với đời sống trong đất.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 7 – Đề 1
Phần I: Trắc nghiệm (mỗi câu đúng 0.25 điểm)
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3.
1 | 2 | 3 | 4 |
C | A | D | B |
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1.
Học sinh nêu được những biểu hiện | Điểm |
– Giun sán kí sinh hút chất dinh dưỡng của vật chủ làm cho cơ thể vật chủ gầy, yếu, xanh xao, chậm phát triển. | 1 đ |
– Các biện pháp phòng tránh giun sán: vệ sinh ăn uống, vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường… | 1đ |
Câu 2.
Học sinh nêu được | Điểm |
Giun đũa chui vào được ống mật nhờ đặc điểm:
| 0.5đ 0.5đ |
Hậu quả:
| 0.5đ 0.5đ |
Câu 3.
Tên | |
Nơi sống: trong đất ẩm | 0.2đ |
Hoạt động kiếm ăn: ban đêm | 0.2 đ |
Cơ thể dài, thuôn 2 đầu. | 0.2đ |
Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên). | 0.2đ |
Chất nhày → da trơn. | 0.2đ |
Có đai sinh dục và lỗ sinh dục. | 0.2đ |
Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch. | 0.2đ |
Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ: lỗ miệng, hầu, thực quản diều, dạ dày cơ, ruột tịt, hậu môn. | 0.2đ |
Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín. | 0.2đ |
Hệ thần kinh: chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh. | 0.2đ |
2.2. Bộ đề số 2:
I/ Phần trắc nghiệm khách quan : (3 điểm.)
Hãy khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1/ Thủy tức sinh sản vô tính theo hình thức : (0.25 đ)
A. Nảy chồi và tái sinh. C. Chỉ có tái sinh.
B. Chỉ nảy chồi. D. Phân đôi.
Câu 2/ Chức năng của tế bào gai ở thủy tức là :
A. Hấp thu chất dinh dưỡng. C. Tham gia vào hoạt động bắt mồi.
B. Tiết chất để tiêu hóa thức ăn. D. Giúp cơ thể di chuyển.
Câu 3/ Trùng roi sinh sản bằng cách : (0,25 điểm)
A. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể. C. Phân đôi theo chiều bất kì cơ thể.
B. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể. D. Cách sinh sản tiếp hợp.
Câu 4. Động vật sau đây được xếp vào lớp trùng chân giả là : (0.25 đ)
A. Trùng giày. C. Trùng roi.
B. Trùng biến hình. D. Tập đoàn vôn vốc.
Câu 5/ Nơi sống chủ yếu của giun kim là : (0.25 đ)
A. Ruột non của thú. C. Ruột cây lúa.
B. Ruột già của người. D. Máu của động vật.
Câu 6/ Nhóm giun được xếp cùng ngành với nhau là : (0,25đ)
A. Giun đũa, giun kim, giun móc câu.
B. Giun đũa, giun dẹp, giun chỉ.
C. Sán lá gan, sán dây, giun rễ lúa.
C. Giun móc câu, sán bã trầu, giun kim.
Câu 7 / Đặc điểm nào sau đây giúp sán lá gan thích nghi lối sống kí sinh : (0,25đ)
A. Các nội quan tiêu biến. C. Mắt lông bơi phát triển.
B. Kích thước cơ thể to lớn. D. Giác bám phát triển.
Câu 7/ Nơi sống chủ yếu của giun kim là : (0.25 đ)
A. Ruột non của thú. C. Ruột cây lúa.
B. Ruột già của người. D. Máu của động vật.
Câu 8/ Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều là do : (0,25 đ)
A. Trâu bò thường làm việc ở các ruộng ngập nước.
B. Ngâm mình tắm mát ở nước bẩn.
C. Trâu, bò ăn rau, cỏ không được sạch, có kén sán.
D. Uống nước có nhiều ấu trùng sán.
Câu 9 / Điền chú thích vào hình cấu tạo ngoài của giun đất : (1đ)
II / Phần tự luận : (7 điểm)
Câu 1 : Giun đất đào hang di chuyển trong đất giúp gì cho trồng trọt của nhà nông ? Tại sao nói giun đất là bạn của nhà nông? (1,5 điểm).
Câu 2 : Trình bày vòng đời của sán lá gan, đề phòng bệnh giun sán ta phải làm gi ? (2,5 điểm).
Câu 3 : Lối sống cộng sinh giữa hải quỳ và tôm có ý nghĩa gì ? (1,5 điểm)
Câu 4 : Muỗi và bệnh sốt rét có liên quan gì? Tại sao miền núi thường mắc bệnh sốt rét cao, đề phòng bệnh sốt rét ta phải làm gì? (1,5 điểm).
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 7 – đề 2
I / TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đúng | A | C | B | B | B | A | D | C |
Câu 9
1.Vòng tơ mỗi đốt.
2. Lỗ sinh dục cái.
3. Lỗ sinh dục đực.
4. Đai sinh dục.
II/ Tự luận:
Câu 1/
– Giun đất đào hang di chuyển trong đất làm xáo trộn bề mặt của đất làm đất tơi xốp giúp rễ cây hô hấp. 0,5 đ
– Giun đất ăn các mảnh vụn hữu cơ và đất thải ra thành chất mùn rất tốt cho cây trồng vì vậy ta có thể nói giun đất là bạn của nhà nông. 1 đ
Câu 2/
– Sán lá gan kí sinh ở gan trâu, bò, trứng theo phân ra ngoài gặp nước nở thành ấu trùng có lông, ấu trùng chui vào ốc ruộng kí sinh sau một thời gian ra khỏi ốc ruộng thành ấu trùng có đuôi, ấu trùng vướng ở rau cỏ rụng đuôi thành kén trâu bò ăn cỏ có kén sán sẽ mắc bệnh sán lá gan.1,5đ
– Đề phòng cần giữ vệ sinh cá nhân ăn chín uống sôi, không ăn thịt tái, ăn rau sống phải rửa thật sạch phân chuồng trước khi đem bón phải ủ cho chết trứng giun sán giữ vệ sinh ăn uống cho vật nuôi.1,5 đ
Câu 3/
– Hải quỳ có lối sống cố định không di chuyển được, có tế bào gai chứa nọc độc làm các loài săn mồi không dám đến gần. 0,5 đ
– Tôm có lối sống bơi lội tự do nhưng thường bị các loài khác ăn thịt như cá, mực,bạch tuộc. 0,5đ
– Tôm và hải quỳ sống cộng sinh cả hai cùng có lợi tôm giúp hải quỳ di chuyển. Hải quỳ giúp tôm xua đuổi kẻ thù 0,5 đ
Câu 4/
– Trùng sốt rét ký sinh trong tuyến nước bọt của muỗi Anophen khi muỗi đốt người hút máu trùng theo vào máu kí sinh và sinh sản gây bệnh sốt rét. 1đ
– Miền rừng núi khí hậu ẩm mưa nhiều, muỗi có điều kiện phát triển nhiều nên thường gây bệnh sốt rét.
-Để phòng tránh bệnh sốt rét ta cần tiêu diệt muỗi, lăng quăng bằng cách khai thông cống rãnh, phát quang, thả cá ăn lăng quăng,thoa xịt thuốc diệt muỗi, ngủ mùng kể cả ban ngày. 1đ
2.3. Bộ đề số 3:
I. Trắc nghiệm: (3đ)
Bài 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng duy nhất trong các câu sau (1đ)
Câu 1: Giun đũa là sinh vật phân tính hay lưỡng tính?
A. Lưỡng tính C. Lưỡng tính hoặc phân tính
B. Phân tính D. Cả A, B và C
Câu 2: Động vật đa dạng phong phú nhất ở vùng nào?
A. Vùng ôn đới C. Vùng Nam cực
B. Vùng Bắc cực D. Vùng nhiệt đới
Câu 3: Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?
A. Cơ thể có nhiều tua.
B. Ruột dạng túi.
C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới.
D. Màu sắc cơ thể sặc sỡ.
Câu 4: Ruột khoang có số lượng khoảng?
A. 20.000 loài B. 15.000 loài C. 10.000 loài D. 5.000 loài
Bài 2: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (1đ)
Trùng roi xanh là một cơ thể động vật(1)…………………., di chuyển nhờ roi, vừa(2)……………………. vừa dị dưỡng, hô hấp qua màng (3)……………………., bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách(4)…………………….
Bài 3: Nối cột A với B: (1đ)
1. Sán lá máu |
| a. Kí sinh trong ốc ruộng |
2. Sán lá gan | b. Kí sinh ruột non người | |
3. Sán bã trầu | c. Kí sinh ở ruột lợn | |
4. Sán dây | d. Kí sinh trong máu người |
B. Tự luận (7đ)
Câu 1: Trình bày nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của sán lá gan? Mô tả vòng đời của sán lá gan. (2.5đ)
Câu 2: Điểm giống nhau và khác nhau giữa động vật và thực vật là gì? (2.5đ)
Câu 3: Vì sao khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất. (1đ)
Câu 4: Tại sao người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại rét run cầm cập? (1đ)
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 môn Sinh học lớp 7 – Đề 3
A. Trắc nghiệm: (3đ)
Bài 1:
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | B | 0.25đ |
2 | C | 0.25đ |
3 | C | 0.25đ |
4 | D | 0.25đ |
Bài 2:
Câu | Đáp án | Điểm |
(1) | Đơn bào | 0.25đ |
(2) | Tự dưỡng | 0.25đ |
(3) | Cơ thể | 0.25đ |
(4) | Phân đôi | 0.25đ |
Bài 3:
1. Sán lá máu | 1-d(0.25đ) 2-a(0.25đ) 3-c(0.25đ) 4-b(0.25đ) | a. Kí sinh trong ốc ruộng |
2. Sán lá gan | b. Kí sinh ruột non người | |
3. Sán bã trầu | c. Kí sinh ở ruột lợn | |
4. Sán dây | d. Kí sinh trong máu người |
B. Tự luận (7đ)
Câu 1:
– Nơi sống: sống trong nội tạng trâu bò(0.25 đ)
– Cấu tạo: Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên mắt, lông bơi tiêu giảm, ruột phân nhánh, giác bám phát triển(0.25 đ)
– Di chuyển: Chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh. (0.25 đ)
– Dinh dưỡng:
- Hầu cơ thể khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh(0.25 đ)
- Giác bám, cơ quan tiêu hóa phát triển(0.25 đ)
- Sinh sản: Sán lá gan lưỡng tính, cơ quan sinh dục phát triển(0.25 đ)
– Vòng đời san lá gan: (1đ)
Câu 2:
* Giống nhau (0.5đ)
- Đều là các cơ thể sống,
- Đều cấu tạo từ tế bào,
- Lớn lên và sinh sản.
* Khác nhau:
Động vật | Thưc vật |
Có khả năng di chuyển | Không có khả năng di chuyển |
Có hệ thần kinh và giác quan | Không có hệ thần kinh và giác quan |
Chất hữu cơ nuôi cơ thể sử dụng chất hữu cơ có sẵn | Chất hữu cơ nuôi cơ thể tự tổng hợp |
Không có thành xenluloxo ở tế bào | Có thành xenluloxo ở tế bào |
Câu 3:
Mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì giun đất hô hấp qua da, nếu bị ngập nước giun đất không hô hấp được dẫn đến thiếu oxi do vậy nó phải chui lên mặt đất để hô hấp.
Câu 4:
Hồng cầu trong máu cơ thể người làm nhiệm vụ vận chuyển oxy tới tế bào để oxy hóa các chất hữu cơ có trong thành phần tế bào sinh ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Khi bị sốt rét hàng loạt thì hồng cầu bị phá hủy tế bào cơ thể bị thiếu oxy dẫn đến cơ thể bị thiếu năng lượng nên điều hòa thân nhiệt bị rối loạn, nhiệt độ cơ thể lên cao nhưng người vẫn bị rét run cầm cập.
3. Ma trận đề thi Sinh lớp 7:
Chủ đề | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
1. Mở đầu: (5 tiết) |
| 2 |
|
|
|
|
|
|
| 2 | 0,5 |
2. Nguyên tử. Nguyên tố hoá học. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (15 tiết) |
| 2 |
| 2 |
|
|
|
|
| 4 | 1,0 |
3. Phân tử: (13 tiết) |
|
|
|
| 1 |
|
|
| 1 |
| 1,0 |
4.Tốc độ: (11 tiết) |
| 3 | 1 |
|
|
| 1 |
| 2 | 3 | 2,75 |
5. Âm thanh: (10 tiết) |
| 3 | 1 | 2 | 1 |
|
|
| 2 | 5 | 3,25 |
6. Ánh sáng: (9 tiết) | 1 | 2 |
|
|
|
|
|
| 1 | 2 | 1,5 |
Số câu TN/ Số ý TL | 1 | 12 | 2 | 4 | 2 |
| 1 |
| 6 | 16 | 10,0 |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 |
| 1,0 |
| 6,0 | 4,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100% | 10 điểm |
4. Đề cương ôn tập môn Sinh lớp 7:
Câu 1: Dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào?
– Giống: cùng ăn hồng cầu.
– Khác:
+Trùng kiết lị lớn,”nuốt” nhiều hồng cầu một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp.
+ Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu ký sinh, ăn hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản cho nhiều trùng mới cùng một lúc, rồi phá vỡ hồng cầu ra ngoài. Sau đó mỗi trùng chui vào 1 hồng cầu khác cứ thế tiếp diễn.
Câu 2: Bệnh sốt rét hay xảy ở khu vực nào của nước ta? Vì sao?
– Bệnh sốt rét hay xảy ở miền núi và ven biển, đầm lầy, nước đọng.
-Vì nơi đó có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp nên có nhiều muỗi Anôphen mang mầm bệnh trùng sốt rét.
Câu 3: Em hãy cho biết con đường truyền dịch bệnh và biện pháp phòng chống?
– Con đường truyền dịch bệnh là: qua muỗi Anophen đốt
– Biện pháp phòng chống:
+ Tiêu diệt muỗi, tẩm hóa chất cho màn hoặc phun thuốc diệt muỗi.
+ Phát quang bụi rậm
+ Không để ao tù, nước đọng, khai thông cống rãnh để tiêu diệt ấu trùng muỗi.
+ Khi ngủ phải nằm trong màn.
+ Uống thuốc phòng bệnh.
Câu 4 : Nêu vòng đời của giun đũa?
– Trứng giun theo phân ra ngoài gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng
– Người ăn phải trứng giun đưa trứng giun đến ruột non.
– Ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua tim, gan, phổi.
– Ấu trùng về lại ruột non lần thứ hai và kí sinh tại đó.
Câu 5: Nêu cấu tạo trong của giun đũa?
– Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển.
– Chưa có khoang cơ thể chính thức.
– Trong khoang có: ống tiêu hóa thẳng; có lỗ hậu môn, các tuyến sinh dục dài cuộn khúc.
Câu 6: Từ kiến thức đã học về giun đũa, em hãy nêu tác hại và đề ra cho bản thân các biện pháp phòng trừ bệnh giun đũa kí sinh (giun sán kí sinh, kí sinh trùng) ?
*Tác hại của giun sán kí sinh:
– Giun kí sinh lấy các chất dinh dưỡng làm cơ thể suy nhược, xanh xao
– Giun kim xuống hậu môn đẻ trứng gây khó chịu, phền toái
– Giun chui ống mật gây tắc ruột, tắc ống mật
– Gây ra độc tố với cơ thể …….
*Biện pháp phòng tránh :
– Giữ vệ sinh ăn uống: Ăn chín uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn thịt lợn, thịt bò tái, sống để tránh ăn phải thịt lợn gạo, thịt bò gạo, …
– Giữ vệ sinh cá nhân và gia đình được sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
– Giữ vệ sinh môi trường : rửa tay trước khi ăn, không dùng phân tươi để tưới rau, bón phân cho cây trồng nên ủ để cho hoai mục, trồng rau an toàn, thân thiện môi trường ….
– Vệ sinh cộng đồng: sạch rác, dọn quang ngõ xóm, ao tù, xử lí, phân loại rác thải …
– Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh: ốc, ruồi nhặng, ..
– Tẩy giun 1-2 lần trong 1 năm
– Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về việc giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh tật. Xử lí thực phẩm bẩn, ….
Câu 7: Hãy giải thích vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn?
– Vì cá chép thụ tinh ngoài nên khả năng trứng gặp tinh trùng thấp(nhiều trứng không được thụ tinh) nên số lượng trứng cá trong mỗi lứa đẻ là rất lớn.
Câu 8: Giun đốt có vai trò gì đối với tự nhiên và với đời sống con người?
Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người như:
Lợi ích:
+ Làm màu mỡ đất trồng (giun đất)
+ Làm đất tơi xốp, thoáng khí (giun đất)
+ Làm thức ăn cho ĐV (giun đỏ..)
+ Làm thức ăn cho con người (rươi),…
Tác hại:
+ Một số loài hút máu động vật và con người: (đỉa, vắt..)
+ Gây bệnh (đỉa, …)
Câu 9: Vỏ trai có mấy lớp? Tại sao trai chết thì vỏ thường mở? Lớp nào của vỏ sinh ra ngọc trai? Tại sao một số ao không thả trai song vẫn có trai?
– Phải luồn lưỡi dao qua khe hở cắt được cơ khép vỏ trước và sau
– Trai chết tế bào của cơ khép vỏ, dây chằng của bản lề vỏ cũng chết
– Lớp xà cừ sinh ra ngọc trai
– Do ấu trùng trai bám trên da cá
Câu 10: Bạn Hoa nói với Lan: “Năm ngoái nhà mình đào ao thả cá tuy không có thả trai sông vào nuôi nhưng sau một thời gian vẫn thấy có trai sống ở trong ao, mình cảm thấy rất lạ nhưng không giải thích được ”. Lan liền trả lời “ Ao nhà mình cũng thế, không hiểu vì sao lại như vậy nhỉ?” Em hãy dựa vào kiến thức đã học về trai sông để giải thích hiện tượng trên cho hai bạn Hoa và Lan cùng hiểu nhé.
*Giải thích hiện tượng ao đào thả cá, trai không được thả vào nuôi mà vẫn có làvì:
+ Ấu trùng của trai bám vào mang và da cá để sống một thời gian.
+ Khi thả cá vào ao nuôi, ấu trùng trai theo cá vào ao sau vài tuần sẽ rơi xuống bùn và phát triển thành trai trưởng thành
Câu 11: Sau khi học xong ngành thân mềm rất nhiều bạn học sinh thắc mắc: Vì sao “Mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với Ốc sên bơi chậm chạp”. Em hãy vận dụng kiến thức về ngành thân mềm mà em đó được biết giải thích cho các bạn học sinh rõ.
*Mực bơi nhanh xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì: Mực và ốc sên đều có đặc điểm chung của ngành thân mềm như:
– Thân mềm.
– Cơ thể không phân đốt, có vỏ đá vôi.
– Có khoang áo phát triển.
– Hệ tiêu hóa phân hóa
Câu 12: Nêu vai trò của ngành chân khớp?
* Lợi ích: – Cung cấp thực phẩm cho con người
– Là thức ăn của động vật khác
– Làm thuốc chữa bệnh
– Thụ phấn cho cây trồng
– Làm sạch môi trường
* Tác hại: – Làm hại cây trồng
– Làm hại đồ gỗ, tàu thuyền
– Là vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm
Câu 13: Các động vật thân mềm và ruột khoang có vai trò gì với sinh cảnh biển và con người? – Chúng ăn phù du trôi nổi, chất hữu cơ làm sạch môi trường nước.
– Tạo nên hệ sinh thái quan trọng của biển cả thăm quan, du lịch.
– Làm đồ trang sức đẹp, có giá trị, cảm hứng sáng tác nghệ thuật.
– Làm thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, xuất khẩu có giá trị.
– Dùng làm thuốc phòng, chữa bệnh cho người.
– Thức ăn, nơi ở cho động vật khác trong hệ sinh thái.
Câu 14: Em có cách nào để bảo vệ và giữ gìn cảnh quan biển đảo chúng ta hiện nay?
– Không xả rác bừa bãi làm ảnh hưởng môi trường biển
– Không săn bắt bừa bãi, phá hoại động vật biển, đảo.
– Tuyên truyền, phổ biến, vận động, ngăn chặn hành vi vi phạm
– Học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu phát triển, bảo vệ biển.
– Bảo vệ và giữ gìn, thành lập các khu bảo tồn tài nguyên biển.
– Cùng nhau giữ gìn vệ sinh, chung tay dọn rác bãi biển, …