Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm học 2024 - 2024 đã được phát hành cùng với đáp án để giúp các em học sinh có thể ôn tập và chuẩn bị cho kì thi tốt hơn. Đề thi bao gồm nhiều câu hỏi về các khái niệm cơ bản trong môn học, đòi hỏi các em phải hiểu rõ và áp dụng linh hoạt trong các bài tập.
Mục lục bài viết
1. Đề cương giữa học kì 1 Sinh học 6 năm 2024 – 2025 có đáp án:
Câu 1: Nêu đặc điểm của cơ thể sống?
Trả lời: Cơ thể sống cần có sự trao đổi chất với môi trường để lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài. Ngoài ra, cơ thể cũng phải lớn lên và sinh sản. Ví dụ: con gà, cây đậu, con chó, cây bàng…
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của thực vật? Vì sao nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú?
Trả lời:
– Thực vật có những đặc điểm chung sau:
– Tự tổng hợp chất hữu cơ.
– Thường không di chuyển.
– Phản ứng chậm với kích thích từ bên ngoài.
– Thực vật rất đa dạng và phong phú trong tự nhiên. Chúng sống ở khắp nơi trên trái đất và có nhiều loài khác nhau phù hợp với môi trường sống.
Câu 3: Dựa vào đâu để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
Thực vật có hoa gồm những cơ quan nào? Nêu ví dụ về một số cây có hoa, một số cây không có hoa.
Trả lời:
– Thực vật có hoa có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
– Thực vật không có hoa không có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
– Thực vật có hoa bao gồm:
+ Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá nuôi dưỡng cây.
+ Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống.
VD:
+ Cây có hoa: cây cải, cây sen, cây lúa…….
+ Cây không có hoa: cây rêu, cây quyết, dương xỉ….
Câu 4: Tế bào thực vật có hình dạng và kích thước như thế nào? Bao gồm những thành phần nào? Mô là gì? Kể tên một số mô thực vật.
Trả lời:
– Tế bào thực vật có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, bao gồm vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân và không bào.
– Mô là nhóm tế bào có cấu trúc tương tự và chức năng giống nhau, ví dụ như mô phân sinh ngọn, mô mềm và mô nâng đỡ.
Câu 5: Trình bày quá trình phân bào? Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
Trả lời:Tế bào sinh ra và lớn lên đến kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 tế bào con.
– Chỉ tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia.
– Quá trình phân bào diễn ra như sau: từ 1 nhân hình thành 2 nhân, sau đó tách xa nhau và xuất hiện một vách ngăn ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con.
Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho tới khi bằng tế bào mẹ, giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Câu 6: Có mấy loại rễ chính ? Nêu ví dụ minh họa.
Rễ gồm mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền?
Trả lời:
– Có 2 loại rễ chính: Rễ cọc và Rễ chùm. Rễ gồm 4 miền: Miền trưởng thành, Miền hút, Miền sinh trưởng và Miền chóp rễ.
Câu 7: Nêu các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng?
Trả lời: Cấu tạo của miền hút gồm 2 bộ phận chính:
– Vỏ bao gồm lớp biểu bì có nhiều lông hút, chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan, và thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
– Trụ giữa có mạch gỗ và mạch rây, ruột. Mạch gỗ chuyển nước và muối khoáng, mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ đi nuôi cây, và ruột dự trữ chất dinh dưỡng.
2. Đề thi giữa học kì 1 Sinh học 10 năm 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề số 1:
Câu 1: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có lá mọc vòng?
A. Dây huỳnh, hoa sữa, hoàng tinh hoa đỏ
B. Dây huỳnh, trúc đào, rau muống
C. Kinh giới, hoa sữa, nhọ nồi
D. Dừa cạn, kinh giới, mồng tơi
Câu 2: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có gân lá hình cung ?
A.rẻ quạt, bưởi B.địa liền, ổi
C.mã đề, địa liền D.gai, bèo tây
Câu 3: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có lá kép
A. Me, phượng vĩ, hoa hồng, xấu hổ
B. Me, mồng tơi, hoa hồng, khế
C. Me, rau má, hoa hồng, rau cải
D. Bằng lăng, húng chanh, xấu hổ, ổi
Câu 4: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có lá mọc đối?
A. rau lang, dâu tằm, ổi, cúc tần
B. tía tô, nhọ nồi, ổi, dây huỳnh
C. mồng tơi, nhọ nồi, ổi, bằng lăng
D. dừa cạn, cỏ nhọ nồi, ổi, roi
Câu 5: Đây là hình ảnh “các kiểu xếp lá trên thân và cành”
Dựa vào hình ảnh này em hãy hoàn thành những câu hỏi dưới đây.
1. A: lá xếp trên cây theo kiểu…………
2. B: lá xếp trên cây theo kiểu…………
3. C: lá xếp trên cây theo kiểu…………
Phần tự luận
Câu 1: Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng ?
Câu 2: Vì sao củ khoai lang là rễ, củ khoai tây là thân
Câu 3: Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng ?
Câu 4: Em hãy lấy ví dụ về 3 kiểu gân lá chính, mỗi kiểu 5 cây đại diện ?
* Đáp án:
Phần trắc nghiệm
Câu 1: A | Câu 2: C | Câu 3: A | Câu 4: D | Câu 5: 1. A:lá xếp trên cây theo kiểu mọc cách 2. B: lá xếp trên cây theo kiểu mọc đối 3. C: Lá xếp trên cây theo kiểu mọc vòng |
Phần tự luận
Câu 1:
Khi quan sát một lá cây, ta có thể thấy rằng lá bao gồm phiến lá và cuống lá, trên phiến lá thường có nhiều gân lá.
Phiến lá có màu lục, hình dạng bản dẹt và kích thước khác nhau tùy loại cây. Phiến lá của cây có diện tích bề mặt lớn hơn so với cuống lá, giúp cho nó hấp thụ được nhiều ánh sáng và thực hiện chức năng chế tạo chất hữu cơ để nuôi cây.
Lá được xếp trên thân cây theo ba kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
Câu 2:
Củ khoai lang được tạo thành từ rễ bên của dây khoai lang đâm xuống đất. Ban đầu chúng nhỏ, sau đó to lên do tích lũy tinh bột. Trong khi đó, khoai tây có cành ở gần gốc bị vùi xuống đất, và các cành này sẽ phát triển thành củ. Nếu củ khoai tây bị lộ ra trên mặt đất, chúng sẽ có màu xanh do có chất diệp lục giống như cành và thân cây.
Câu 3:
– Phiến lá có nhiều hình dạng và kịch thước rất khác nhau
– Có nhiều kiểu gân lá ( 3 kiểu chính: hình mạng, hình song song và hình cung)
– Có 2 loại lá chính là : lá đơn và lá kép
– Lá xếp trên cây the ba kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng
Câu 4:
– Cây kiểu gân lá hình mạng: gai, ổi, mít, đa,cải
– Cây kiểu gân lá hình song song: rẻ quạt, lúa, mía, tre, cỏ tranh
– Cây kiểu gân lá hình cung: bèo Nhật Bản, địa liền, thài lài tía, rau muống, mã đề
2.2. Đề số 2:
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đặc điểm nào ở củ dong ta, nghệ, gừng…chứng tỏ chúng là thân ?
A. Có hình trụ dài, chứa chất dự trữ
B. Có mạch gỗ giúp vận chuyển chất hữu cơ
C. Có chồi ngọn, chồi nách và lá
D. Có mạch rây giúp vận chuyển nước và muối khoáng
Câu 2: Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật sống trên cạn ?
A. Phượng vĩ, bằng lăng, ngọc lan, trúc đào
B. Vàng tâm, bằng lăng, bèo tây ( lục bình), trúc đào
C. Bằng lăng, ngọc lan, trúc đào, súng
D. Vào tâm, đào, rong đuôi chó, mao lương
Câu 3: Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật sống trong vòng một năm ?
A. Ngô, na, rau ngót, đậu, lạc
B. Ngô, cà chua, mướp, đậu, lạc
C. Ngô, cà chua, nhãn, bưởi, lạc
D. Ngô, cam, rau ngót, đậu, mít
Câu 4: Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật sống lâu năm ?
A. Cam, hồng xiêm, bơ, điều, nhãn
B. Cam, cải, bơ, mít, cà, mướp
C. Cam, hành, bơ, cà chua, ổi
D. Cam, hồng xiêm, bơ, dứa, cải
Câu 5: Các bước quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay :
(1) : Di chuyển kính cho đến khi nhìn rõ vật
(2) : dùng tay cầm kính
(3) : để mặt kính sát mẫu vật, mắt nhìn vào mặt kính
Hãy sắp xếp các bước trên theo trình tự hợp lí
A.(2)-(3)-(1) B.(3)-(2)-(1)
C.(1)-(3)-(2) D.(3)-(1)-(2)
Phần tự luận
Câu 1: Em hãy lấy ví dụ 5 cây lâu năm và 5 cây một năm
Câu 2: Em hãy kể tên 5 cây có hoa và 5 cây không có hoa
Câu 3 : Làm thế nào để phân biệt được thực vật có hoa và thực vật không có hoa ?
Câu 4 : Nhà bạn An bán hoa tươi, bạn An nói những cây hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa huệ, hoa loa kèn,…chỉ có hoa, không có quả và hạt ? Vậy bạn An nói có đúng không ? Em hãy giải thích tại sao ?
* Đáp án:
Phần trắc nghiệm
Câu 1: C | Câu 2: A | Câu 3:B | Câu 4: A | Câu 5: A |
Phần tự luận
Câu 1:
– Cây một năm là: lúa, ngô, su hào, bí ngô, hành
– Cây lâu năm là: xà cừ, ổi, bưởi, phượng vĩ
Câu 2:
– 5 cây có hoa là: bưởi, ổi, dưa hấu, khế, xoài
– 5 cây không có hoa là: rêu, thông đá, quyển bá, cỏ tháp bút, dương xỉ, bèo hoa dâu
Câu 3:
– Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt
– Thực vật không có hoa cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt
Câu 4:
– Bạn An nói như vậy là chưa đúng. Vì
– Do nhu cầu, người trồng hoa thu hoạch các loại cây trên đang thời kì ra hoa nên ta ít khi trông thấy quả, hạt của chúng
– Tất cả các cây loại cây trên đều có quả, hạt vì chúng thuộc nhóm cây có hoa
3. Nội dung ôn tập thi giữa học kì 1 Sinh học 6:
Nội dung ôn tập thi giữa kỳ 1 môn sinh học lớp 6 bao gồm nhiều chủ đề quan trọng, bao gồm:
– Sự sống của các loài động vật: học sinh sẽ được tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cấu trúc cơ thể của chúng và cách chúng sống.
– Chu kỳ sống của cây: trong phần này, học sinh sẽ học về các giai đoạn của chu kỳ sống của cây, từ hạt đến cây trưởng thành.
– Các quá trình sinh sản: học sinh sẽ được tìm hiểu về quá trình sinh sản của các loài động vật, bao gồm cả quá trình thụ tinh và sinh sản aseksual.
– Các quá trình tiêu hóa và hô hấp: trong phần này, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về cách cơ thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, cũng như quá trình hô hấp để lấy oxy và thải khí carbon dioxide