Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 8 năm 2024 - 2025 có đáp án. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Mẹo ôn thi và làm bài thi môn Ngữ Văn đạt điểm cao:
– Nắm vững những kiến thức quan trọng: Muốn đạt điểm cao trước hết phải nắm vững nội dung cơ bản của từng tác phẩm (gồm những kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật đặc sắc). Bạn nên chia nhỏ nội dung bài học để ghi nhớ: chia nhỏ nội dung bài học thành từng phần/đoạn, học đến đâu nhớ đến đó và chắc kiến thức đến đó thông qua sơ đồ tư duy.
– Nắm vững các kỹ năng giải từng dạng câu hỏi: Một kỹ năng vô cùng quan trọng, kỹ năng giúp học sinh giải quyết các dạng bài nên nếu chỉ học kiến thức thì bài thi của các em không thể đạt được. quả cao.
– Tuyệt đối không học tủ: Cùng một tác phẩm, đề thi có thể có nhiều cách hỏi khác nhau và khai thác những nội dung khác nhau. Và trong mỗi kỳ thi, học tủ luôn là điều tối kị.
– Cần trang bị kiến thức lí luận văn học: Một bài thi đạt điểm cao không thể thiếu phần lí luận văn học. Việc dẫn dắt một số câu nói phù hợp cũng góp phần thuyết phục giám khảo.
– Tự luyện viết hàng ngày: Sau khi xem xong bài vở, bạn cần thu dọn hết sách vở, tài liệu và luyện viết hàng ngày theo thời gian cho phép. Vượt qua nỗi sợ viết, các em sẽ tự tin hơn rất nhiều!
– Cần phân bổ thời gian hợp lý: Ngay khi nhận đề, các em phân chia thời gian “được phép” sử dụng cho từng phần. Thí sinh được viết ngay trên tờ giấy thi (Phần Đọc hiểu: từ 7h35′-7h50′; Phần Làm văn: Nghị luận xã hội từ 7h50′-8h10′, Phần Nghị luận văn học từ 8h00′-10′ :30′) để luôn thực hiện thời gian hợp lý nhất. Các em nên nhớ chiến thuật làm bài đúng thời điểm để giúp bài thi tránh tình trạng “đầu xuôi đuôi lọt” góp phần làm bài văn hoàn hảo hơn.
– Cần đọc kỹ đề và phân tích đề, xác định trọng tâm của từng câu hỏi bằng cách gạch chân và khoanh tròn các từ khóa. Điểm tối đa chỉ được trao cho các bài tập thể hiện rõ ràng tầm quan trọng mà vấn đề yêu cầu.
– Cần xác lập ý tưởng trước khi viết câu trả lời. Thao tác thiết lập là vô cùng quan trọng. Đối với mỗi câu hỏi, bạn cần dành 1 đến 2 phút để nhanh chóng xây dựng ý tưởng của mình với các từ khóa trên giấy nháp. Việc lập ý sẽ giúp các em trả lời đúng và đầy đủ. Từ những ý cơ bản đã lập được, học sinh có thể “cao siêu hóa” để bài viết trông thật hơn.
– Một bài văn nghị luận phải làm rõ luận điểm, luận cứ và dẫn chứng xác thực. Để làm được điều này, bạn cần đọc kỹ câu hỏi, suy nghĩ về các kỹ năng yêu cầu của đề. Trong mỗi câu chủ đề của đoạn cần xác định được ý chính của đoạn. Người chấm điểm sẽ hứng thú với những bài viết rõ ràng, mạch lạc và đi đúng trọng tâm.
– Cần trình bày bài thi khoa học. Một bài thi đạt điểm cao phải trình bày rõ ràng, sạch đẹp, khoa học. Khi giám khảo thấy rõ sự tỉ mỉ của người học trong bài viết, họ cũng được “điểm cộng” cho bài làm của mình!
2. Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 8 năm 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 8 năm 2024 – 2025 có đáp án – đề 1:
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
Câu 1 (0,5 điểm): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?
Câu 2 (1,0 điểm): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?
Câu 3 (2,5 điểm): Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
————–HẾT————-
GỢI Ý ĐÁP ÁN
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu: một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
Câu 2 (1,0 điểm): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động: Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những chú trai không chịu được đau xót nên đã chết. Những cơ thể trai sống thì lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót.
Câu 3 (2,5 điểm):
– Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:
+ Vươn lên trong cuộc sống là gì: là tinh thần tự lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hướng đến những điều tốt đẹp.
+ Tại sao con người phải vươn lên trong cuộc sống: để vượt qua giới hạn của bản thân; để có được những điều tốt đẹp hơn,…
+ Bản thân cần làm gì: nỗ lực học tập, tích cực trau dồi đạo đức, rèn luyện tính kiên cường,…
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
2. Thân bài:
a. Bối cảnh
– Không khí căng thẳng, nhộn nhịp của những ngày thu sưu thuế.
– Hoàn cảnh gia đình: nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”, phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp sưu cho chồng và cho người em chồng đã mất.
– Hành động: bán cái Tí – đứa con gái đầu lòng mới 7 tuổi cho nhà Nghị Quế và chăm sóc người chồng bị đánh.
b. Cuộc vùng dậy
– Bối cảnh: chăm sóc chồng bị thương nặng, người nhà lí trưởng ùa tới đòi bắt chồng đi đánh dù anh mới bị chúng đánh bị thương nặng từ hôm qua vì thiếu sưu.
– Hành động: ban đầu nói năng nhỏ nhẹ, van xin chúng đừng đánh, đừng bắt chồng mình đi. Lúc sau không thể chịu được sự hống hách, hách dịch của bọn cai lệ nên đã đánh trả chúng.
→ Những hành động bộc phát vì quá sức chịu đựng vừa thể hiện tình yêu thương sâu sắc dành cho chồng, vừa tố cáo tội ác của xã hội phong kiến.
3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
2.2. Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 8 năm 2024 – 2025 có đáp án – đề 2:
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
(Ngữ văn 8, tập một)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn? (1,0 điểm)
Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ các bộ phận của cơ thể con người có trong đoạn văn trên? (1,0 điểm)
Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt nào? Cho biết tác dụng của chúng? (1,0 điểm)
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
————–HẾT————-
GỢI Ý ĐÁP ÁN
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Câu 1:
– Đoạn văn trên trích từ văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu).
– Tác giả: Nguyên Hồng.
Câu 2:
– Nội dung chính: Cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp lại mẹ.
Câu 3:
– Các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người”: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng
Câu 4:
– Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sư + miêu tả + biểu cảm.
– Tác dụng: Góp phần làm cho đoạn văn kể chuyện thêm sinh động, sâu sắc, giàu cảm xúc.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
1. Mở bài: (1,0 điểm) Giới thiệu về việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
2. Thân bài:
– Hoàn cảnh xảy ra sự việc.
– Kể lại diễn biến sự việc theo một trình tự thời gian, không gian nhất định. Có sự việc khởi đầu, sự việc cao trào, đỉnh điểm, kết thúc. (Chú ý kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm)
– Thái độ của bố mẹ qua việc làm của em.
– Suy nghĩ của bản thân về việc làm tốt.
3. Kết bài: (1,0 điểm)
– Cảm nhận chung về việc làm của bản thân.
– Liên hệ nêu mong ước, hứa hẹn.
3. Ma trận Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 8:
Cấp độ Lĩnh vực | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1. Đọc – hiểu: | – Nhận biết tên văn bản, tác giả, ngôi kể, PTBĐ chính của phần trích. – Nhận biết, phân loại được các từ vựng/từ loại. – Các phương tiện liên kết liên câu; các cách trình bày nội dung đoạn văn. | – Hiểu, giải thích chi tiết quan trọng; hiểu được nội dung chính của đoạn trích. – Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ – Hiểu được công dụng/chức năng của các từ vựng/ từ loại. | – Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân từ vấn đề liên quan đến đoạn trích. | ||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: | Số câu: 3 Số điểm: 3.0 TL: 30% | Số câu: 1 Số điểm: 1.0 TL: 10% | Số câu: 1 Số điểm: 1.0 TL: 10% | 5 5.0 50% | |
2. Làm văn: | Viết bài văn tự sự (kết hợp miêu tả và biểu cảm). | ||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: | Số câu: 1 Số điểm: 5.0 TL: 50% | 1 5.0 50% | |||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 3 Số điểm: 3.0 TL: 30% | Số câu: 1 Số điểm: 1.0 TL: 10% | Số câu: 2 Số điểm: 6.0 TL: 60% | 6 10 100% |