Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 11 năm học 2024-2025 đã có sẵn đáp án. Đây là một phần quan trọng của chương trình học và được thiết kế để kiểm tra kiến thức và hiểu biết của học sinh về các vấn đề được giảng dạy trong nửa đầu năm học. Đề thi bao gồm nhiều loại câu hỏi khác nhau, bao gồm câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi ngắn và câu hỏi luận văn, nhằm thử thách học sinh và giúp họ thể hiện kỹ năng và năng lực của mình.
Mục lục bài viết
1. Ma trận đề thi giữa kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 11
Mức độ Chủ đề | Biết | Hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Tổng số |
I. Đọc hiểu | – Nhận diện phương thức biểu đạt – Xác định các từ/cụm từ | – Hiểu được ý nghĩa câu nói/vấn đề đặt ra – Rút ra được thông điệp, lí giải phù hợp | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 0.5 5% | 3 2.5 2.5% | 4 3,0 30% | ||
II. Nghị luận xã hộiNghị luận về một tư tưởng đạo lí | Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản để viết đoạn văn nghị luậnvề một tư tưởng đạo lí | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 2,0 20% | 1 2,0 20% | |||
II. Nghị luận văn học
| Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài văn nghị luận văn học về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. |
| |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 5,0 50% | 1 5,0 50% | |||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ | 1 0.5 5% | 3 2.5 2.5% | 1 2,0 20% | 1 5,0 50% | 7 10,0 100% |
2. Nội dung ôn tập học kì 1 Ngữ Văn 11:
2.1. Ôn tập văn bản:
1. Hai đứa trẻ – Thạch Lam
Nội dung: Bức tranh phố huyện: thiên nhiên và con người, ý nghĩa cảnh chờ tàu, tâm trạng nhân vật.
Nghệ thuật: Cốt truyện đơn giản, bút pháp tương phản đối lập, miêu tả sinh động, ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng, giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ, chất trữ tình.
2. Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
(Nằm trong tập “Vang bóng một thời”)
Nội dung: Hình tượng Huấn Cao và Viên quản ngục, cảnh cho chữ.
Nghệ thuật: Tạo tình huống truyện độc đáo, sử dụng thành công thủ pháp đối lập, xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao, ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh.
3. Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng
Từ tình huống trào phúng cơ bản (hạnh phúc một gia đình có tang), nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hoá. Một trong những thủ pháp quen thuộc là phát hiện những chi tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong 1 sự vật, một con người. Ngoài ra, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, mỉa mai…đều được sử dụng đan xen linh hoạt…-> phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước Cách mạng.
4. Chí Phèo (Nhân vật Chí Phèo)
***** Nội dung: Lai lịch và bản chất của Chí, sau khi đi tù về, sau khi gặp Thị Nở.
Đặc sắc nghệ thuật: Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại chặt chẽ, cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính, ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhiên, giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.
2.2. Ôn tập tiếng việt:
1. Thành ngữ điển cố
Thành ngữ là những cụm từ được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp.
Điển cố là những câu chuyện hoặc sự kiện trong quá khứ.
2. Bản tin
Bản tin là gì?
Mục đích của bản tin.
Cách viết bản tin.
Luyện tập: xem SGK trang 66, 67, 163, 178, 179.
3. Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 11 năm 2024 – 2025 có đáp án
I. PHẦN ĐỌC HIỂU(3,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
Một lần đi thăm thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:
– Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ kĩ của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có Internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ…
Người thầy giáo trả lời:
– Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng.
Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng.
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp TP.HCM).
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi?
Câu 3. Người thầy giáo muốn nói gì với cậu sinh viên qua câu: “Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng”.
Câu 4. Chi tiết “Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng” nói lên điều gì?
Câu 5. Nêu một bài học mà anh/chị cho là thấm thía sau khi đọc văn bản trên.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Phải chăng lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay?
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2 ( 5,0 điểm): Bài thơ Tự tình (bài II) vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 11 năm 2022
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.
Điểm 0,5: Ghi đúng phương thức biểu đạt.
Điểm 0: Không trả lời.
Câu 2: Sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi là do thời đại và hoàn cảnh sống.
Điểm 0,5: Trả lời đúng hoặc tương tự.
Điểm 0,25: Trả lời chạm được vào ý nhưng chưa rõ ràng.
Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3: Người thầy giáo muốn cậu sinh viên hiểu rằng, mặc dù thế hệ những người thầy giáo đã sống trong thời đại có thể là thời của những điều cũ kĩ, của một thế giới lạc hậu, nhưng họ đã kiến tạo nên thế giới văn minh, hiện đại.
Điểm 0,5: Trả lời đầy đủ.
Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa rõ ý.
Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4: Chi tiết “Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng” cho thấy cậu sinh viên đã hoàn toàn bị thuyết phục trước lời nói có ý nghĩa sâu sắc của người thầy.
Điểm 1,0: Trả lời đầy đủ; Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
Điểm 0,5: Trả lời chung chung, chưa rõ ý.
Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 5: HS phải nêu được bài học của văn bản và liên kết với chủ đề của nó.
Điểm 0,5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
Điểm 0,25: Đáp ứng ½ yêu cầu, chưa rõ ý.
Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội bao gồm:
Cấu trúc đoạn văn gồm Mở bài, Thân bài và Kết luận.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
Chia vấn đề thành các luận điểm phù hợp, triển khai theo trình tự hợp lí và liên kết chặt chẽ; sử dụng các thao tác lập luận như giải thích, chứng minh, bình luận; đưa dẫn chứng từ thực tế đời sống cụ thể và sinh động.
Sáng tạo, thể hiện quan điểm và thái độ riêng.
Không mắc quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Điểm số:
1,0 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.
0,75 điểm: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên.
0,5 điểm: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
0 điểm: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
Câu 2. (5,0 điểm):
Yêu cầu chung: Thí sinh biết sử dụng kĩ năng viết nghị luận văn học để tạo lập văn bản với bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài giới thiệu vấn đề; phần Thân bài tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích bài thơ để thấy được bi kịch duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương
Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp và triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các tho tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng
Điểm sáng tạo
Điểm tổng:
3,0: Đáp ứng được các yêu cầu trên và có nhiều cách diễn đạt sáng tạo, giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với đạo đức và pháp luật.
2,5 – 2,99: Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản và một trong các luận điểm chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chặt chẽ.
1,5 – 2,24: Đáp ứng được một phần các yêu cầu cơ bản.
0,5 – 1,24: Đáp ứng được một phần nhỏ các yêu cầu cơ bản.
0,25: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu cơ bản.
0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu cơ bản.
4. Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ Văn 11:
1. Nội dung chính Xuân diệu muốn làm nổi bật trong đoạn trích là gì?
A. Thơ Hồ Xuân Hương đậm đà tính dân tộc
B. Thơ Hồ Xuân Hương rất tài hoa, uyên bác
C. Thơ Hồ Xuân Hương rất phong phú, sống động
D. Thơ Hồ Xuân Hương tràn đầy tinh thần yêu nước
2. Vì sao đoạn văn trên được coi là một đoạn văn ghị luận?
A. Vì có luận điểm mới mẻ, sắc sảo và có luận cứ giàu sức thuyết phục.
B. Vì có luận cứ giàu sức thuyết phục và cách lập luận chặt chẽ.
C. Vì có lập luận chặt chẽ và có luận điểm mới mẻ, sắc sảo.
D. Vì có đầy đủ các yếu tố luận điểm, luận cứ và luận chứng.
3. Tiêu đề nào sau đây phù hợp nhất với đoạn trích trên?
A. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương
B. Hồ Xuân Hương – “Bà chúa thơ nôm”
C. Tính dân tộc trong thơ Hồ Xuân Hương
D. Nội dung thơ hồ Xuân hương
4. Ý nào sau đây có thể xem là luận điểm của đoạn văn?
A. Xuân hương cũng là một “nhà nho”, cũng giỏi chữ hán
B. Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu mạnh trinh trở lên, thơ hồ Xuân hương có tính dân tộc hơn cả.
C. Nội dung thơ hồ Xuân Hương toát lên từ đời sống bình dân, hằng ngày.
D. Xuân hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta, vớt hết sách vở khuôn sáo, lấy hai con mắt của mình mà nhìn.
5. “Cái đèo ba Dội của Xuân hương rõ là đèo Ba Dội (…), phong cảnh sống cứ cựa quậy lên, chứ chẳng phải chiếu lệ như cái Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, tuy có thanh nhã, đẹp xinh nhưng bị đạp bẹp cho vào đứng im như trong một bức tranh in ở ấm chén hay lọ cổ”.
Ý chính mà câu văn trên muốn biểu đạt là?
A. Thơ Bà Huyện Thanh Quan không hay.
B. Thơ hồ Xuân hương hay hơn thơ Bà Huyện Thanh Quan.
C. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thanh nhã hơn thơ Hồ Xuân Hương.
D. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thanh nhã, sống động nhưng không sống động bằng thơ hồ Xuân Hương.
6. “Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Hồ Xuân Hương”.
Câu văn trên nên hiểu theo nghĩa nào?
A. Không có thi sĩ nào ở nớưc ta làm nhiều thơ như Hồ Xuân hương.
B. ít nhà thơ nào ở nước ta để lại nhiều thơ như Hồ Xuân hương.
C. Ít có nhà thơ nào viết nhiều về phong cảnh nước ta như Hồ Xuân hương.
D. Trên đất nước ta đâu cũng thấy hình bóng Xuân hương.
7. “… khi cần cũng ra được câu đối “mặc áo giáp dài cài chữ đinh”, cũng giỏi chiết tự “duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang”, và dùng tên các vị thuốc bắc một cách tài tình”.
Các chi tiết trên nhằm chứng minh Xuân Hương là người như thế nào?
A. Giỏi chơi chữ
B. Giỏi chữ Hán
C. Giỏi htuốc bắc
D. Giỏi câu đối
8. Trong đoạn văn trên, trơ Hồ Xuân hương được so sánh với thơ của ai?
A. Chu mạnh Trinh và Bà Huyện Thanh Quan
B. Ôn Như hầu và Chu mạnh Trinh
C. Bà Huyện Thanh Quan và Ôn Như hầu
D. Bà Huyện Thanh Quan
9. “Một khi Xuân Hương đi dạo cảnh Hồ tây, ghé chơi chùa Trấn Quốc, hoài cổ trước cung Thái Hòa nhà Lí, tới thăm đài Khán Xuân.”
Câu văn trên mắc lỗi nào?
A. Dùng sai nghĩa của từ
B. Câu thiếu bộ phận vị ngữ
C. Câu thiếu chủ ngữ
D. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
10. Thay cụm từ ầo cho đúng và hay vào chỗ trống trong câu văn sau:
“Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu mạnh trinh trở lên, có lẽ thơ hồ Xuân hương …”
A. luôn đi trước
B. luôn tiêu biểu
C. giành giải nhất
D. hay tuyệt vời
11. “. “Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Hồ Xuân Hương”.
Cách diến dạt nào dưới đây tương đương với câu trên?
A. Không thể có thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương.
B. Dễ không ít thi sĩ đã để lại dấu ấn thơ trên đất nước ta nhiều như Xuân Hương.
C. Kể sao được những thi sĩ đã để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương.
D. Thật ít có thi sĩ nào đã để lại dấu ấn thơ trên nớc ta nhiều như Xuân Hương.
12. “Xuân hương cũng là một “nhà nho” chẳng kém ai, cũng giỏi chữ hán, khi cần cũng ra được câu đối “mặc áo giáp dài cài chữ đinh”, cũng giỏi chiết tự “duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang”, và dùng tên các vị thuốc bắc một cách tài tình”.
Trong câu văn trên đây, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. so sánh
B. liệt kê
C. Điệp ngữ
D. Phóng đại
Đáp án:
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | A | 5 | D | 9 | D |
2 | D | 6 | C | 10 | C |
3 | C | 7 | B | 11 | D |
4 | B | 8 | C | 12 | B |