Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 10 năm 2024 - 2025 là một trong những bài kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh lớp 10 trong môn Ngữ Văn. Bài kiểm tra này được thiết kế để đánh giá khả năng của học sinh trong việc hiểu và phân tích các tác phẩm văn học được học trong học kì đầu tiên.
Mục lục bài viết
1. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 10:
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | ||||||||
Nhận biết (Số câu) | Thông hiểu (Số câu) | Vận dụng (Số câu) | Vận dụng cao (Số câu) | |||||||||
TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||||
1 | Đọc | Thơ | 4 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 60 | |
2 | Viết | Viết văn bản nghị luận về một bài thơ | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1 | 40 | |
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi | 20% | 10% | 15% | 25% | 0 | 20% | 0 | 10% | 100 | |||
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức | 30% | 40% | 20% | 10% | ||||||||
Tổng % điểm | 70% | 30% |
2. Nội dung cần ôn tập thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 10:
Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:
1. Tổng quan văn học Việt Nam
2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam
3. Chiến thắng Mtao Mxây
4. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
5. Tấm Cám
6. Tam đại con gà
7. Nhưng nó phải bằng hai mày
8. Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
9. Ca dao hài hước
Phần II: Tiếng Việt
Nhận diện và thực hành:
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Phần III: Tập làm văn
1. Văn bản
2. Lập dàn ý bài văn tự sự
3. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
4. Miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự
5. Luyện tập viết đoạn văn tự sự
B. Cấu trúc đề thi
Đề gồm có hai phần:
– Phần 1: Đọc – hiểu (3,0 – 4,0 điểm) liên quan đến nội dung trong đoạn ngữ liệu phần đọc hiểu.
– Phần 2: Nghị luận văn học (7,0 – 6,0 điểm) xoay quanh các tác phẩm học trong giới hạn đề ra.
3. Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 10 năm 2024 – 2025 có đáp án:
3.1. Đề thi:
I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Năm mới chúc nhau
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thời mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời.
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người.
– Trần Tế Xương –
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. tự sự C. biểu cảm
B. miêu tả D. thuyết minh
Câu 2: Văn bản được viết theo dạng nào của thơ Đường luật?
A. Thơ bát cú C. Thơ bài luật
B. Thơ tuyệt cú D. Thơ trường đoản cú
Câu 3: Đâu không phải là lời chúc của nhân vật “nó”?
A. Cái sự giàu C. Trăm tuổi bạc đầu
B. Cái sự sang D. Cho ra cái giống người
Câu 4: Việc sử dụng cặp đại từ “nó – ông” trong văn bản biểu thị thái độ nào của tác giả?
A. Coi thường, khinh rẻ, giểu cợt C. Vui vẻ, phấn khởi.
B. Coi trọng, nể phục, tán đồng D. Thất vọng, buồn đau
Câu 5: Hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong bài thơ là:
A. Làm nổi bật sự khác biệt giữa “ta” với “nó” C. Tạo sự thống nhất về nội dung và hình thức
B. Tạo sự cân đối, hài hòa cho lời thơ D. Làm cho câu thơ sinh động, ấp dẫn
Câu 6: Nhân vật ông quyết đi buôn lọng là vì:
A. có lãi cao
B. nhiều người mua tước, mua quan
C. đó là nghề của “ông”
D. thời tiết
Câu 7: Vẻ đẹp cơ bản của nhân vật “ta” được bộc lộ qua lời chúc là gì?
A. Hành vi
B. Thái độ
C. Nhận thức
D. Nhân cách
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Lời chúc năm mới trong văn bản lật tẩy bản chất nào của bọn quan lại?
Câu 9: Anh/chị nêu hai biểu hiện cụ thể trong nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.
Câu 10: Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
II. VIẾT: (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
…
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè…
(Trích Quê hương-Đỗ Trung Quân, theo Thivien).
Quê hương là nơi đẹp nhất đối với mỗi người. Hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của quê hương trong đoạn thơ trên.
3.2. Đáp án:
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | C | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | Lời chúc năm mới trong văn bản lật tẩy bản chất của bọn quan lại: Tham lam, lố bịch, đểu giả Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,25 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 0,5 | |
9 | Gợi ý hai biểu hiện cụ thể về nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt: – Xin chữ, lì xì đầu năm – Chúc tết đầu năm… Hướng dẫn chấm: – Học sinh nêu được 2 nét đẹp văn hóa ngày tết: 1,0 điểm. – Học sinh nêu được 1 nét đẹp văn hóa ngày tết: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời không đúng: 0,0 điểm. | 1.0 | |
10 | Gợi ý thông điệp tích cực rút ra từ văn bản: – Luôn giữ gìn nhân cách của mình trong mọi hoàn cảnh – Có thái độ, quan điểm rõ ràng trước những tiêu cực trong xã hội – Có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc… Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1.0 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của quê hương qua đoạn thơ trên. Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý: | 2.0 | ||
– Cảm nhận chung về quê hương. – Cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương qua 3 khổ thơ: + Quê hương thân thuộc, gần gũi; + Quê hương bình dị, mộc mạc; + Quê hương gắn bó sâu nặng với mỗi người. Hướng dẫn chấm: – Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. – Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. – Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . | |||
– Đánh giá chung: + Khẳng định vẻ đẹp của quê hương và tấm lòng của nhà thơ. + Cách viết dung dị, đi vào lòng người.. Hướng dẫn chấm: – Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. – Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. | 0,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,5 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. | 0,5 | ||
I + II | 10 |
4. Đề cương ôn tập thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 10:
Phần I: Văn bản
Tổng quan về văn học Việt Nam bao gồm kiến thức chung và quá trình phát triển của văn học viết, các thể loại văn học và con người Việt Nam được thể hiện qua văn học.
Văn học dân gian Việt Nam có đặc trưng là tác phẩm truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể và gắn bó với sinh hoạt cộng đồng. Hệ thống thể loại gồm 12 thể loại, bao gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đối, ca dao, vè, truyện thơ và chèo. Văn học dân gian có giá trị tri thức phong phú, giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người và thẩm mĩ to lớn, tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
Chiến thắng Mtao Mxây
Thể loại: Sử thi – tác phẩm văn học theo thể tự sự, với nhân vật trung tâm là anh hùng đại diện cho một thế giới nào đó.
Tóm tắt nội dung sử thi Đăm Săn: Đam Săn là một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Tuy nhiên, hai tù trưởng Kên Kên và Sắt đã lừa Đăm Săn cùng các nô lệ lên rẫy, ra sông lao động sản xuất đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Đam Săn đã đánh trả và chiến thắng, vừa cứu được vợ lại vừa sáp nhập được đất đai, của cải của kẻ địch.
Phân tích được: Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.
Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
Cảnh ăn mừng chiến thắng: Lời ra lệnh mở tiệc, ra lệnh đánh nhiều cồng chiêng, quang cảnh nhà Đăm Săn, hình ảnh Đăm Săn.
ð Nhận thấy được lẽ sống và niềm vui của người anh hùng chỉ có trong cuộc chiến đấu vì danh dự, vì hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy:
Thể loại truyền thuyết: lịch sử được kể lại trong truyền thuyết với hình tượng nghệ thuật màu sắc thần kì.
Tóm tắt: An Dương Vương được giúp đỡ bởi thần Kim Quy để xây dựng Loa Thành và đánh bại quân Triệu Đà. Tuy nhiên, An Dương Vương đã sai lầm khi cho Trọng Thủy làm rể và Mị Châu đã tiết lộ bí mật về nỏ thần. Cuối cùng, An Dương Vương và Mị Châu đã trốn về phương Nam và Mị Châu bị kết tội và giết chết.
Phân tích được nhân vật:
An Dương Vương:
Xây Loa Thành và đánh bại quân Triệu Đà.
Mị Châu:
Tiết lộ bí mật về nỏ thần, bị kết tội và giết chết.
Trọng Thủy:
Làm rể của An Dương Vương.
Lấy được nỏ thần để đánh bại quân Triệu Đà.
Ý nghĩa:
An Dương Vương là vị vua anh hùng có tầm nhìn xa trông rộng và sáng suốt.
Mị Châu đã mắc sai lầm và Trọng Thủy đã giúp An Dương Vương đánh bại quân địch.
Truyện có ý nghĩa về giữ gìn truyền thống yêu nước, thiết tha đối với độc lập, tự do của dân tộc.
5. Tấm Cám
Truyện cổ tích gồm ba loại: loài vật, thần kì, sinh hoạt.
Truyện cổ tích thần kì có nhiều yếu tố thần kì.
Tóm tắt cốt truyện: Tấm là cô gái hiền lành, bị mẹ con Cám cướp giỏ tép và phần thưởng. Bụt giúp Tấm tìm và chôn xương cá bống, cho Tấm quần áo đẹp để đi dự hội. Tấm được chọn làm hoàng hậu sau khi đánh rơi chiếc hài. Tấm bị dì ghẻ chặt cây, ngã xuống ao chết đuối, biến thành chim vàng anh. Cám giết chim và biến lông thành cây xoan đào. Tấm trở lại với cuộc đời dưới hình thức quả thị.
Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.
Con đường đi tới hạnh phúc của Tấm là sự giúp đỡ của Bụt và sự chăm chỉ, lương thiện của Tấm.
Con đường đấu tranh giành lấy hạnh phúc của Tấm chứa đầy mâu thuẫn, tuy nhiên Tấm luôn chủ động đấu tranh, quyết liệt để giữ hạnh phúc của mình.
Ý nghĩa của quá trình biến hoá của Tấm là sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác.
Đặc sắc nghệ thuật: sự chuyển biến của Tấm từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.
6. Tam đại con gà
Đặc trưng truyện cười: Mâu thuẫn trái tự nhiên, kết cấu tự nhiên, ít nhân vật và ngắn gọn
Phân loại: Truyện khôi hài (giải trí nhưng có tính giáo dục) và truyện trào phúng (châm biếm, đả kích)
Ý nghĩa: Phê phán thói giấu dốt và khuyên răn mọi người học hỏi không ngừng.
7. Nhưng nó phải bằng hai mày
Phê phán thói tham nhũng của lí trưởng trong việc xử kiện và thấy tình cảnh bi hài của người lao động trong việc kiện tụng.
8. Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
Những đặc trưng cơ bản của ca dao trữ tình:
Nội dung: phản ánh tâm tư, tình cảm của người bình dân trong cuộc sống cơ cực vẫn lạc quan và yêu đời.
Nghệ thuật: kết cấu ngắn gọn, thể thơ đa dạng, và sử dụng các hình ảnh biểu tượng và lặp lại cú pháp để tạo sự ấn tượng.
Các bài ca dao cụ thể:
Bài 1 và 2: lời than của một người phụ nữ về thân phận nhỏ bé và đắng cay.
Bài 3: lời than đầy chua xót của một người bị lỡ duyên xa cách.
Bài 4: thể hiện nỗi nhớ thương da diết của cô gái đối với người yêu và niềm lo âu về hạnh phúc lứa đôi.
Bài 5: thể hiện tình yêu và khao khát yêu thương của một người con gái.
Bài 6: khẳng định sự gắn bó thuỷ chung của con người bằng các hình ảnh biểu tượng như gừng cay và muối mặn.
9. Ca dao hài hước
Đặc trưng của ca dao hài hước là cái hài, được phản ánh trong nhiều lĩnh vực VHDG khác nhau. Nó thể hiện nỗi niềm chua xót đắng cay cùng với tiếng cười lạc quan, thông minh, hóm hỉnh và đôi khi cả sự châm biếm, đả kích sâu cay.
Bài 1: Tiếng cười tự trào của người bình dân trong cảnh nghèo được thể hiện qua lời dẫn cưới và thách cưới của chàng trai và cô gái. Chúng được kể bằng lối nói khoa trương, phóng đại, lối nói giảm dần và cách nói đối lập.
Bài 2, 3: Chỉ trích và chế giễu những chàng trai không có chí khí, những chàng trai siêng ăn nhác làm. Sử dụng kỹ thuật phóng đại và đối lập.
Bài 4: Chế giễu loại phụ nữ không biết chăm sóc bản thân bằng kỹ thuật phóng đại và đối lập.
Phần II: Tiếng Việt
-
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Khái niệm hoạt động giao tiếp: Hoạt động trao đổi thông tin trong xã hội.
Hai quá trình hình thành hoạt động giao tiếp:
Tạo lập văn bản.
Lĩnh hội văn bản.
Các nhân tố chi phối đến hoạt động giao tiếp:
Nhân vật giao tiếp.
Hoàn cảnh giao tiếp.
Nội dung giao tiếp.
Mục đích giao tiếp.
Phương tiện và cách thức giao tiếp.
2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Đặc điểm ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp giữa con người với con người. Người nói và người nghe có thể thay phiên nhau đóng vai trò. Người nghe có thể phản hồi để người nói có thể chỉnh sửa. Ngữ điệu rất đa dạng, góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin. Ngôn ngữ nói dùng những câu tỉnh lược nhưng cũng có khi câu nói rườm rà.
Đọc là hành động phát âm một văn bản viết. Người đọc cố gắng tận dụng ưu thế của ngôn ngữ nói để biểu đạt và diễn cảm.
Đặc điểm của ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ viết được thể hiện qua chữ viết trong văn bản. Viết cẩn thận, suy nghĩ và căn chỉnh. Thông qua văn bản, ngôn ngữ viết đến được với đông đảo người đọc trong phạm vi không gian rộng lớn và thời gian lâu dài. Có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu và văn tự, các hình ảnh minh hoạ, bảng biểu, sơ đồ. Ngôn ngữ viết được suy nghĩ, nghiền ngẫm và gọt giũa. Từ ngữ trong ngôn ngữ viết có thể thay thế được lựa chọn.
Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản để thể hiện những biểu hiện của nó. Ngôn ngữ viết trong văn bản đôi khi được trình bày lại bằng lời nói miệng.
Phần III: Tập làm văn
-
Văn bản
-
Lập dàn ý bài văn tự sự
-
Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
-
Miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự
-
Luyện tập viết đoạn văn tự sự