Bài kiểm tra giữa kỳ 1 môn Địa lý lớp 11 năm học 2024 - 2025 được xem là một trong những bài kiểm tra quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh. Bằng cách thực hiện bài kiểm tra này, học sinh sẽ có cơ hội để đánh giá năng lực của mình trong môn học Địa lý, đồng thời cũng giúp học sinh củng cố kiến thức đã học và chuẩn bị cho các bài kiểm tra tiếp theo.
Mục lục bài viết
1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 11 môn Địa lí:
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng | % tổng
| |||||||||||||||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số CH | Thời gian (phút) | |||||||||||||||||||||||||
Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | TL | TN | |||||||||||||||||||||
1 | A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ – XÃ HỘI THẾ GIỚI | A.1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước | 3 | 2.25 | 1 | 1.25 | 4 | 3.5 | 10 | |||||||||||||||||||||
A.2. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá | 3 | 2.25 | 1 | 1.25 | 4 | 3.5 | 10 | |||||||||||||||||||||||
A.3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu | 4 | 3 | 2 | 2.5 | 1b* | 1 | 8 | 6 | 1 | 13.5 | 25 | |||||||||||||||||||
A.4. Một số vấn đề của châu lục và khu vực | 6 | 4.5 | 4 | 5 | 10 | 9.5 | 25 | |||||||||||||||||||||||
2 | B. KỸ NĂNG | B.1. Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ | 4 | 5 | 4 | 5 | 10 | |||||||||||||||||||||||
B.2. Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê | 1(a,b*) | 10 | 1 | 10 | 20 | |||||||||||||||||||||||||
Tổng
|
| 16 | 12 | 12 | 15 | 1 | 10 | 1 | 8 | 28 | 2 | 45 | 100 | |||||||||||||||||
40 | 30 | 20 | 10 | 70 | 30 | |||||||||||||||||||||||||
70 | 30 | 100 |
Lưu ý:
-
Khi làm bài kiểm tra, có một số điểm cần lưu ý để đạt điểm cao nhất. Đầu tiên, câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu sẽ là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan với bốn lựa chọn, trong đó chỉ có một lựa chọn đúng.
-
Các câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao thì sẽ là các câu hỏi tự luận. Điểm số cho một câu hỏi trắc nghiệm là 0,25 điểm, còn điểm số cho câu hỏi tự luận sẽ được quy định rõ trong đáp án và hướng dẫn chấm, tuy nhiên phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
-
Đối với các câu hỏi tự luận ở mức độ vận dụng, bạn sẽ được yêu cầu trả lời ý a và chọn một trong các ý b. Bạn cần chú ý để đảm bảo trả lời đầy đủ và chính xác nhất, từ đó có thể nâng cao điểm số của mình. Hãy chuẩn bị tốt trước khi làm bài kiểm tra để đạt được kết quả tốt nhất.
2. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 11 năm 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Câu hỏi:
I. TRẮC NGHIỆM ( 7đ )
CÂU HỎI Nhận biết
Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là
A. khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp.
B. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao.
C. khu vực I và III cao, khu vực II thấp.
D. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.
Câu 2. Đặc điểm của các nước đang phát triển là
A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều
Câu 3. Dấu hiệu đặc trưng của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là
A. sản xuất công nghiệp được chuyên môn hóa.
B. khoa học được ứng dụng vào sản xuất.
C. xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
D. quy trình sản xuất được tự động hóa.
A2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa
Câu 4. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế không có biểu hiện nào sau đây?
A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
B. Đầu tư nước ngoài tăng chậm.
C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
Câu 5. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về
A. thành phần chủng tộc.
B. mục tiêu và lợi ích phát triển.
C. lịch sử dựng nước, giữ nước.
D. trình độ văn hóa, giáo dục.
Câu 6. Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?
A. Liên minh châu Âu
B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
C. Thị trường chung Nam Mĩ
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
A.3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Câu 7. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra
A. ở hầu hết các quốc gia.
B. chủ yếu ở các nước phát triển.
C. chủ yếu ở các nước đang phát triển.
D. chủ yếu ở châu Phi.
Câu 8. Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Thất nghiệp và thiếu việc làm
B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước
C. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường.
D. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt
Câu 9. Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là
A. xuất hiện nhiều động đất
B. nhiệt độ Trái Đất tăng
C. băng ở vùng cực ngày càng dày
D. núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi
Câu 10. Nguyên nhân nào gây nên hiệu ứng nhà kính?
A. Sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển.
B. Khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển.
C. Tầng ô dôn mỏng dần và thủng ở Nam cực.
D. Chất thải ra môi trường không qua xử lí.
A.4. Một số vấn đề của châu lục và khu vực
Câu 11. Nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là
A. than và uranium.
B. dầu mỏ và khí tự nhiên.
C. sắt và dầu mỏ.
D. đồng và kim cương.
Câu 12. Quốc gia nào sau đây không thuộc khu vực Trung Á?
A. Uzbekistan.
B. Kazakhstan.
C. Iran.
D. Afghanistan.
Câu 13. Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?
A. Âu – Á – Phi.
B. Âu – Á – Úc.
C. Á – Âu – Mĩ.
D. Á – Mĩ – Phi.
Câu 14. Dòng sông có ý nghĩa như dòng sữa mẹ, gắn liền với nền văn minh cổ đại ở châu Phi là sông
A. Ô-bi
B. A-ma-dôn
C. Nile
D.Von-ga
Câu 15. Những tài nguyên tự nhiên nào của châu Phi đang bị khai thác mạnh?
A. Động vật và rừng
B. Khoáng sản và rừng
C. Nước và khoáng sản
D. Biển và khoáng sản
Câu 16. Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là
A. quặng kim loại màu, kim loại quý, vật liệu xây dựng.
B. quặng kim loại đen, nhiên liệu, vật liệu xây dựng.
C. quặng kim loại đen, kim loại màu, nhiên liệu.
D. quặng kim loại màu, kim loại quý, nhiên liệu.
Câu 17. Trong các công nghệ trụ cột, công nghệ nào giúp các nước dễ dàng liên kết với nhau hơn?
A. Năng lượng.
B. Vật liệu
C. Thông tin.
D. Sinh học.
A2. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá
Câu 18. Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả
A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu
B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế
C. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
D. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
A3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Câu 19. Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là
A. thảm thực vật bị thiêu đốt.
B. mực nước ngầm hạ thấp.
C. suy giảm hệ sinh vật.
D. băng tan nhanh.
Câu 20. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt là
A. khai thác rừng bừa bãi.
B. nạn du canh du cư.
C. lượng chất thải công nghiệp tăng.
D. săn bắt động vật quá mức.
A4. Một số vấn đề châu lục và khu vực
Câu 21. Tại sao áp dụng các biện pháp thủy lợi là giải pháp cấp bách đối với đa số các nước Châu Phi?
A. Thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
B. Nguy cơ xâm nhập mặn vào sâu trong lục địa.
C. Nhiều nơi có nguy cơ ngập do nước biển dâng.
D. Thường xuyên bị mưa bão, ngập lụt trên diện rộng.
Câu 22. Nhiều nước Mĩ La Tinh, dân cư còn nghèo đói, nguyên nhân không phải là do
A. tình hình chính trị không ổn định.
B. phần lớn người dân không có đất canh tác.
C. phụ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài.
D. hạn chế về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động.
Câu 23. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở khu vực Trung Á là
A. nguồn lao động.
B. bảo vệ rừng.
C. giải quyết nước tưới.
D. giống cây trồng.
Câu 24. Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Dân số tăng nhanh.
B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.
C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.
D. Chênh lệch giàu, nghèo sâu sắc.
B.1. Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ
Câu 25. Cho vào bảng số liệu:
Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu Phi qua các năm (Đơn vị:%)
Năm | 2000 | 2005 | 2017 |
An-grê-ri | 2,4 | 5,9 | 1,3 |
CH Công-gô | 8,2 | 7,8 | -3,1 |
Nam Phi | 3,5 | 5,3 | 1,4 |
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên: Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu phi
A. khá ổn định
B. không ổn định
C. đều cao như nhau
D. không chênh lệch
Câu 26. Cho biểu đồ:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2000-2005
(Đơn vị:%)
Dựa vào biểu đồ trên, nhận xét nào sau đây
không
đúng?
A. Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ
B. Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già
C. Nhóm nước phát triển có tỉ lệ nhóm tuổi 15 – 64 cao
D. Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số trẻ
Câu 27. Cho bảng số liệu:
Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước ở Mĩ Latinh qua các năm (Đơn vị:%)
Năm | 2005 | 2010 | 2013 |
Grê-na-đa | 13,3 | -0,5 | 2,4 |
Bra-xin | 3,2 | 7,5 | 2,5 |
Chi-lê | 5,6 | 5,8 | 4,1 |
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đều giảm
B. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước không ổn định
C. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đều cao như nhau
D. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước không chênh lệch
Câu 28. Cho bảng số liệu:
Tuổi thọ trung bình của các châu lục trên thế giới năm 2010 và 2014
Năm | 2010 | 2014 |
Châu Phi | 55 | 59 |
Châu Mỹ | 75 | 76 |
Châu Á | 70 | 71 |
Châu Âu | 76 | 78 |
Châu Đại Dương | 76 | 77 |
Thế giới | 69 | 71 |
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Dân số thế giới có tuổi thọ trung bình không biến động.
B. Dân số châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới.
C. Tuổi thọ trung bình của châu Phi tăng chậm hơn châu Âu.
D. Dân số các châu lục có tuổi thọ trung bình như nhau.
II . TỰ LUẬN (3đ )
VẬN DỤNG
Câu 1. Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA CÁC NƯỚC MĨ LA TINH,
GIAI ĐOẠN 1985-2010 (Đơn vị: %)
Năm | 1985 | 1990 | 1995 | 2000 | 2004 | 2010 |
Tốc độ tăng trưởng GDP | 2,3 | 0,5 | 0,4 | 2,9 | 6,0 | 5,9 |
a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La Tinh, giai đoạn 1985- 2010.
b) Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La Tinh, giai đoạn 1985-2010.
VẬN DỤNG CAO
Câu 2. Đồng Nai là một địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, thu hút đông dân nhập cư, để giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường ở địa phương, theo em, cần chú ý những vấn đề gì?
2.2. Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Địa lí 11:
I. TRẮC NGHIỆM
CÂU | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
ĐA | D | C | B | B | B | D | C | B | B | A | B | C | C | A |
CÂU | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
ĐA | C | B | D | C | C | D | A | C | C | B | B | D | B | B |
II. TỰ LUẬN
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
VẬN DỤNG | ||
1 | a) Vẽ biểu đồ: – Học sinh vẽ đúng biểu đồ cột, đúng tỉ lệ khoảng cách năm, đúng tỉ lệ %, điền đầy đủ thông tin (đơn vị, tên biểu đồ…) – Vẽ sai hoặc thiếu một trong những yêu cầu trên trừ – 0,25đ (Vẽ biểu đồ khác không tính điểm) |
1,5 |
b)Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh giai đoạn 1985 – 2010 khá cao nhưng thiếu ổn định (d/c). (Nếu HS không nêu dẫn chứng trừ – 0 , 25 điểm ) |
0,5 | |
VẬN DỤNG CAO | ||
2 | Cần chú ý những vấn đề sau: | 1,0 |
– Hs trình bày được việc phát triển mạnh về CN, tập trung đông dân sẽ dẫn đến những vấn đề môi trường như: ô nhiễm môi trường không khí; ô nhiễm môi trường nước… – HS đưa ra được một số giải pháp để giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường địa phương như: cắt giảm lượng khí thải; trồng nhiều cây xanh; xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường;… (Tùy ý kiến cá nhân của mỗi HS, nếu hợp lý, GV vẫn cho điểm tối đa không quá 0,75 điểm) | 0,25
0,75 |
3. Nội dung ôn tập
1. Tương phản về phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước
GDP đầu người chênh lệch giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Các nước phát triển: dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, thấp nhất là nông nghiệp.
Các nước đang phát triển: tỉ trọng của nông nghiệp cao nhất, thấp nhất là dịch vụ.
Tuổi thọ trung bình của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển.
Chỉ số HDI của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại: bùng nổ công nghệ cao.
Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao.
Bốn công nghệ trụ cột: công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu; công nghệ năng lượng; công nghệ thông tin.
=> Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, hình thành nền kinh tế tri thức – nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao.
2. Toàn cầu hoá kinh tế
Khái niệm: là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, khoa học,…
a) Toàn cầu hóa về kinh tế
Thương mại phát triển
Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao.
Hình thành tổ chức thương mại toàn cầu WTO với 164 thành viên (2016).
Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
Tổng giá trị đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…
Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
Hình thành mạng lưới liên kết tài chính.
Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB,… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế – xã hội thế giới.
Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
Số lượng ngày càng nhiều, phạm vi hoạt động rộng lớn.
Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại.
b) Hệ quả của toàn cầu hóa
Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.
Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước.
3. Một số vấn đề châu Phi
a) Một số vấn đề tự nhiên
Cảnh quan chủ yếu: Hoang mạc, bán hoang mạc, xavan rừng.
Tài nguyên: giàu tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, mangan, vàng, kim cương, chì kẽm, phốt pho,…
Sông ngòi: Sông Nil.
Khó khăn: khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị tàn phá, hiện tượng hoang mạc hóa.
Giải pháp: cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
b) Một số vấn đề dân cư và xã hội
Tỉ suất sinh cao nên dân số tăng nhanh.
Tuổi thọ trung bình thấp.
Dịch bệnh HIV.
Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục.
Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật.
=> Cần sự cải thiện cuộc sống.
Cần ổn định để phát triển kinh tế.
Cần sự giúp đỡ của thế giới về y tế, giáo dục, lương thực chống đói nghèo và bệnh tật.
c) Một số vấn đề kinh tế
Đa số các nước Châu Phi nghèo, kém phát triển.
Qui mô nền kinh tế quá nhỏ bé.
Nguyên nhân:
Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân.
Xung đột, chính phủ yếu kém,…
Trình độ dân trí thấp.
Nền kinh tế châu Phi cũng đang thay đổi tích cực.
4. Một số vấn đề khu vực Mĩ Latinh
a) Một số vấn đề tự nhiên, dân cư và xã hội
Tự nhiên
Thuận lợi: nhiều loại kim loại, nhiên liệu, đất tốt và khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Khó khăn: khai thác nhiều.
Dân cư và xã hội
Dân cư còn nghèo đói.
Chênh lệch thu nhập giữa người giàu và nghèo rất lớn.
Đô thị hóa tự phát dẫn đến đời sống khó khăn, ảnh hưởng đến vấn đề xã hội và phát triển kinh tế.
b) Một số vấn đề kinh tế
Tốc độ phát triển kinh tế không đồng đều, chậm và thiếu ổn định.
Nợ nước ngoài lớn.
Nguyên nhân:
Tình hình chính trị thiếu ổn định.
Các thế lực bảo thủ cản trở.
Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế, xã hội độc lập, tự chủ.
Hiện nay, các quốc gia Mĩ Latinh đang cải cách.
5. Một số vấn đề khu vực Tây Nam Á
a) Nét tương đồng giữa hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á
Là những khu vực có vị trí chiến lược.
Khí hậu khô hạn.
Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ).
Đang tồn tại các mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp quyền lợi về đất đai, tài nguyên dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.
b) Vai trò cung cấp dầu mỏ
Tây Nam Á chiếm 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới => nguồn cung chính cho thế giới.
Nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.
c) Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố
Nguyên nhân: Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên; Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan.
Biểu hiện: Xung đột dai dẳng của người Arab-Do Thái.
Hậu quả: Tình trạng đói nghèo ngày càng tăng.
6. Tự nhiên và dân cư Hoa Kì
a) Lãnh thổ và vị trí địa lí
Lãnh thổ
Gồm 3 bộ phận:
Phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ: gồm 48 bang, là khối lãnh thổ quốc gia lớn thứ 5 thế giới với diện tích hơn 7,8 triệu km2.
Alaxca: là một bộ phận của Hoa Kì ở Tây Bắc lục địa Bắc Mĩ. Có diện tích: 1,5 triệu km2.
Ha-oai: là một quần đảo nằm ở Châu Đại Dương, có diện tích hơn 16 ngàn km2.
Hình dạng lãnh thổ cân đối là thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển giao thông.
Vị trí địa lí
Nằm ở bán cầu Tây.
Nằm giữa 2 đại dương lớn: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Tiếp giáp Canada và khu vực Mỹ Latinh.
b) Điều kiện tự nhiên
Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ
Miền Tây:
Địa hình: bao gồm các dãy núi trẻ cao TB > 2000m chạy theo hướng Bắc-Nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên. Ven biển Thái Bình Dương là những đồng bằng nhỏ.
Khí hậu:
Vùng ven biển Thái Bình Dương: cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.
Vùng nội địa bên trong: khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.
Tài nguyên: nhiều kim loại màu: vàng, đồng, chì,…; tài nguyên năng lượng phong phú; diện tích rừng tương đối lớn; đất ven biển phì nhiêu.
Miền Đông:
Bao gồm dãy núi già Apalat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương.
Dãy Apalat:
Địa hình: cao trung bình 1000 – 1500m, sườn thoải, nhiều thung lũng cắt ngang.
Khí hậu: ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn.
Tài nguyên: sắt, than đá, thuỷ năng,….
Đồng bằng ven Đại Tây Dương:
Địa hình: rộng lớn, bằng phẳng.
Khí hậu: ôn đới hải dương, cận nhiệt đới.
Tài nguyên: dầu mỏ, khí tự nhiên, đất phì nhiều,…
Vùng Trung tâm:
Địa hình: phía Bắc và phía Tây có địa hình gò đồi thấp, nhiều đồng ruộng; phía Nam là đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn.
Khí hậu: ôn đới (phía Bắc), cận nhiệt đới (ven vịnh Mêhicô).
Tài nguyên: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên.
Alaxca và Ha-oai:
Alaxca:
Là bán đảo rộng lớn, nằm ở Tây Bắc của Bắc Mĩ.
Địa hình chủ yếu là đồi núi.
Tài nguyên: dầu mỏ, khí thiên nhiên.
Ha-oai: **Nằm giữa Thái Bình Dương có nhiều tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.
c) Các ngành kinh tế
Dịch vụ:
Chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2019 chiếm 80% GDP.
Ngoại thương: Đứng đầu thế giới.
Giao thông vận tải: Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất thế giới.
Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch:
Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì.
Thông tin liên lạc rất hiện đại.
Ngành du lịch phát triển mạnh.
Công nghiệp:
Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
Tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm.
Sản xuất công nghiệp gồm 3 nhóm ngành:
Công nghiệp chế biến.
Công nghiệp điện lực: nhiệt điện, điện nguyên tử, thuỷ điện,….
Công nghiệp khai khoáng đứng đầu thế giới.
Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành có sự thay đổi: giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống tăng các ngành công nghiệp hiện đại.
Phân bố:
Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
Hiện nay: mở rộng xuống phía Nam và Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại.
Nông nghiệp:
Đứng hàng đầu thế giới.
Chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là 1,0% GDP năm 2019.
Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng thuần nông và tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ. Các vành đai chuyên canh đã chuyển thành vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá theo mùa vụ.
Hình thức: chủ yếu là trang trại. Nhìn chung số lượng trang trại giảm nhưng diện tích trung bình lại tăng.
Nền nông nghiệp hàng hóa được hình thành sớm và phát triển mạnh.
Là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
7. EU – Liên minh khu vực lớn trên thế giới
a) Quá trình hình thành và phát triển
Sự ra đời và phát triển:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Tây Âu tăng cường liên kết.
Năm 1951 thành lập Cộng đồng Than và thép châu Âu. Gồm 6 nước: Pháp, CHLB Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua.
Năm 1957: Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).
Năm 1958: Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
Năm 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC).
Năm 1993, với hiệp ước Ma-xtrich – đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước ( hiện nay 2018 EU có: 27 nước, Anh vừa rời EU)
Mục đích và thể chế:
Mục đích:
Xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các thành viên.
Tăng cường hợp tác, liên kết không chỉ về kinh tế, luật pháp nộ
8. EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển
a) Thị trường chung châu Âu
Tự do lưu thông: EU thiết lập thị trường chung từ năm 1993.
Tự do di chuyển: tự do đi lại, cư trú, nơi làm việc.
Tự do lưu thông dịch vụ: tự do dịch vụ vận tải, thông tin lien lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch, …
Tự do lưu thông hàng hóa: sản phẩm của EU được tự do lưu thông và bán trong khu vực mà không phải chịu thuế.
Tự do lưu thông tiền vốn: các hạn chế đối với giao dịch thanh toán bị hoãn bỏ.
Euro (ơ-rô) – đồng tiền chung của EU được lưu thông chính thức từ năm 1999.
Lợi ích: Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung, xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi việc chuyển giao vốn, đơn giản công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
b) Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ
Sản xuất máy bay E-bớt do Anh, Pháp, Đức sáng lập.
Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ nối liền nước Anh với châu Âu lục địa được hoàn thành vào năm 1994.
Lợi ích: Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lại, đường sắt siêu tốc được đưa vào sử dụng có thể cạnh tranh với vận tải hàng không.
c) Liên kết vùng châu Âu (Euroregion)
Euroregion là một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hóa trên cơ sở tự nguyện.
Năm 2000, EU có khoảng 140 liên kết vùng.
Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ là một ví dụ cụ thể về liên kết vùng. Hình thành tại biên giới Hà Lan, Đức và Bỉ.
9. Tự nhiên, dân cư, xã hội Liên bang Nga
a) Vị trí địa lý và lãnh thổ
Diện tích lớn nhất thế giới (17,1 triệu km2) trải dài trên hai châu lục Á và Âu và tiếp giáp với 14 nước, nhiều biển và đại dương.
Đánh giá: Thuận lợi tạo cho cảnh quan thiên nhiên đa dạng, giao lưu và phát triển các ngành kinh tế, nhất là kinh tế biển; Khó khăn bảo vệ an ninh – quốc phòng, quản lí và khai thác lãnh thổ.
b) Điều kiện tự nhiên
Địa hình phân hóa đa dạng với đồng bằng, núi cao và sơn nguyên.
Khoáng sản giàu có và đa dạng bậc nhất thế giới bao gồm dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt, vàng, kim cương,…
Khí hậu phân hóa đa dạng, chủ yếu là ôn đới.
Sông hồ nhiều, đặc biệt là sông Vông-ga, Ô-bi, Ê-nit-xây và hồ Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.
Diện tích rừng đứng đầu thế giới, chủ yếu là rừng Tai-ga.
c) Dân cư và xã hội
Dân số đông: 146,8 triệu người (2017), đứng thứ 9 trên thế giới, với hơn 100 dân tộc, 80% là người Nga.
Mật độ dân số trung bình thấp (8,4 người/km2) và dân cư phân bố không đều.
Tỉ lệ dân thành thị cao (70%).
Là cường quốc văn hóa và khoa học, với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, nhiều nhà khoa học, tư tưởng tài ba và tỉ lệ biết chữ cao (99%).