Dưới đây là bài viết về: Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử và Địa lý 6 2024 - 2025 có đáp án cùng với đề cương ôn thi mà ma trận đề thi giúp các em học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản đến nâng cao, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn thi giữa học kì 1 Lịch sử và Địa lý 6 2024 – 2025:
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 Lịch sử và Địa lý 6:
I. Tại sao cần học lịch sử?
– Lịch sử là một nguồn tài liệu quý giá để hiểu về quá khứ của con người, xã hội và văn hóa.
– Dựa vào lịch sử, chúng ta có thể học từ kinh nghiệm của những thế hệ trước đây, từ những thành công và thất bại của họ.
– Lịch sử giúp hình thành nhận thức về quốc gia, dân tộc, văn hóa, truyền thống và giá trị đạo đức.
– Việc nắm vững lịch sử giúp phát triển tư duy phân tích, đánh giá và suy luận.
II. Lịch sử là gì?
– Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ của con người, xã hội và văn hóa.
– Lịch sử được nghiên cứu dựa trên các tài liệu lịch sử, bao gồm di sản văn hóa, tư liệu lịch sử, hồi ký, nhân chứng, bản ghi chép, bản đồ, hình ảnh, v.v.
– Lịch sử được xây dựng dựa trên phương pháp nghiên cứu, đánh giá và giải thích các sự kiện lịch sử.
III. Thời gian trong lịch sử
– Thời gian trong lịch sử được định danh bằng các đơn vị như năm, thập kỷ, thế kỷ, thời đại, v.v.
– Thời gian trong lịch sử được phân chia thành các giai đoạn, thời kỳ, và thời điểm quan trọng, đánh dấu bởi các sự kiện lịch sử đặc trưng.
IV. Thời nguyên thủy
– Nguồn gốc loài người: sự phát triển của loài người từ người tiền sử đến người đương đại.
– Xã hội nguyên thuỷ: tổ chức xã hội và cuộc sống của con người trong giai đoạn nguyên thuỷ.
– Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp và sự chuyển biến, phân hóa của xã hội nguyên thuỷ.
V. Xã hội cổ đại
– Ai Cập cổ đại: văn minh cổ đại của Ai Cập, với những thành tựu văn hóa, kỹ thuật, tôn giáo, kinh tế, chính trị, và nghệ thuật đặc trưng.
– Lưỡng Hà cổ đại: văn minh cổ đại của Lưỡng Hà, với những đóng góp quan trọng trong lịch sử như phát triển chữ viết, công nghệ sản xuất, tổ chức xã hội, và quan hệ quốc tế.
VI. Bản đồ: Phương tiện thể hiện bề mặt trái đất
– Hệ thống kinh vĩ tuyến: giới thiệu về hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ và cách đo và định vị trên bản đồ.
– Toạ độ địa lý của một địa điểm trên bản đồ: giới thiệu về cách xác định toạ độ địa lý của một địa điểm trên bản đồ.
– Các yếu tố cơ bản của bản đồ: bao gồm chủ đề, đơn vị đo lường, hướng, và tỷ lệ, với các ví dụ cụ thể.
– Các loại bản đồ thông dụng: giới thiệu về các loại bản đồ phổ biến như bản đồ địa lý, bản đồ chính trị, bản đồ kinh tế, và bản đồ thời tiết.
– Lược đồ trí nhớ: giới thiệu về cách sử dụng lược đồ trí nhớ để ghi nhớ các chi tiết trên bản đồ.
VII. Trái đất – hành tinh của hệ Mặt Trời
– Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: giới thiệu về vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời và tác động của nó đến khí hậu và môi trường sống trên Trái Đất.
– Hình dạng, kích thước Trái Đất: giới thiệu về hình dạng và kích thước của Trái Đất, bao gồm đường xích đạo, đường kinh tuyến, bán kính, đường chân trời, và đường đồng phẳng.
– Chuyển động của Trái Đất và hệ quả địa lý: giới thiệu về các chuyển động của Trái Đất như quay quanh trục, quay quanh Mặt Trời, và hệ quả địa lý của chúng như mặt trời, mặt trăng, ngày đêm, mùa vụ, và khí hậu.
2. Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử và Địa lý 6 2024 – 2025 có đáp án:
2.1 Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6:
A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Chọn câu đúng nhất
Câu 1. Lịch sử được hiểu là
A. những gì đã xảy ra trong quá khứ.
B. sự hiểu biết của con người về quá khứ.
C. ghi chép lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra.
D. quá trình hình thành, phát triển của lịch sử tự nhiên.
Câu 2: Môn lịch sử là môn khoa học tìm hiểu về
A. lịch sử con người.
B. lịch sử loài người.
C. hoạt động của xã hội.
D. hoạt động của đất nước.
Câu 3: 1000 năm theo công lịch được gọi là
A. một thập kỷ.
B. một thế kỷ.
C. một thiên niên kỷ.
D. một năm
Câu 4. Dấu vết nào của Người tối cổ được tìm thấy ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên của Việt Nam?
A. Rìu tay.
B. Răng người tối cổ.
C. Công cụ được ghè đẽo thô sơ.
D. Vượn người hóa thạch.
Câu 5: Người tối cổ sống thành
A. Thị tộc.
B. Nhóm nhỏ.
C. Bầy.
D. Bộ lạc.
Câu 6: Tổ chức xã hội của người tinh khôn
A. Sống thành thị tộc, cùng chung dòng máu, làm chung, hưởng chung.
B. Sống thành nhóm nhỏ, cùng chung dòng máu, làm chung, hưởng chung.
C. Sống thành bầy, cùng chung dòng máu, làm chung, hưởng chung.
D. Sống thành bộ lạc, cùng chung dòng máu, làm chung, hưởng chung.
Câu 7: Năm 3200 năm TCN, nhà nước cổ đại nào sau đây ra đời?
A. Lưỡng Hà.
B. Trung Quốc.
C. Ai Cập.
D. Ấn độ.
Câu 8: Làm các phép tính theo hệ đếm 60 là thành tựu của người
A. Ấn độ.
B. Trung Quốc.
C. Ai Cập.
D. Lưỡng Hà.
Câu 9. Kinh tuyến gốc là:
A. Đường Xích đạo.
B. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uých ở ngoại ô Luân Đôn (Anh).
C. Kinh tuyến 1800.
D. Kinh tuyến đi qua Xích đạo.
Câu 10. Bán cầu Bắc là nửa cầu nằm:
A. Bên trái kinh tuyến gốc.
B. Bên phải kinh tuyến gốc.
C. Bên trên đường Xích đạo.
D. Bên dưới đường Xích đạo.
Câu11: Để thể hiện một nhà máy trên bản đồ, người ta sử dụng loại kí hiệu nào?
A. Kí hiệu điểm.
B. Kí hiệu đường.
C. Kí hiệu diện tích.
D. Kí hiệu hình học.
Câu 12. Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. Thứ 2.
B. Thứ 3.
C. Thứ 4
D. Thứ 5.
Câu 13. Trái Đất có dạng:
A. Hình cầu.
B. Hình vuông.
C. Hình tròn.
D. Hình bầu dục.
Câu 14. Độ dài bán kính Trái Đất tại xích đạo:
A. 6375 km.
B. 6376 km.
C. 6377 km.
D. 6378 km. .
Câu 15. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng:
A. từ Đông sang Tây.
B. Từ Tây sang Đông.
C. Từ Bắc xuống Nam.
D. Cùng chiều quay của kim đồng hồ.
Câu 16. Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời là:
A. 365 ngày 3 giờ.
B. 365 ngày 4 giờ.
C. 365 ngày 5 giờ.
D. 365 ngày 6 giờ.
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1.5 điểm) Giới thiệu các nguồn sử liệu cơ bản để phục dựng lại lịch sử?
Câu 2. (1.5 điểm)
a. (1,0 điểm) Em hãy tính xem, Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, cách năm nay (2022) là bao nhiêu năm? Thuộc thế kỷ nào? thiên niên kỷ bao nhiêu?
b. (0.5 điểm) Nhận xét vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp.
Câu 3: (2 đ)Trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất?
Câu 4: (1 đ) Mô tả sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.
2.2 Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6:
A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | A | B | C | B | C | A | C | D | B | C | A | B | A | D | B | D |
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
* Phần Lịch sử
Câu 1. (1.5 điểm) Các nguồn tư liệu để phục dựng lại lịch sử
Đáp án | Điểm |
-Tư liệu hiện vật là những di tích, vật dụng, đồ vật …của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. | 0.5đ |
– Tư liệu chữ viết Là những bản ghi, tài liệu chép tay, sách được in, khắc chữ…, ghi chép tương đối đầy đủ về cuộc sống của con người. | 0.5đ |
– Là những câu chuyện dân gian (thần thoại, cổ tích…) được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác, phản ánh một phần về hiện thực lịch sử. | 0.25đ |
– Tư liệ Gốc là những tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kỳ lịch sử nào đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất | 0.25đ |
Câu 2. (1.5 điểm)
a. (1,0 điểm) Em hãy tính xem, Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, cách năm nay (2022) là bao nhiêu năm? Thuộc thế kỷ nào? thiên niên kỷ bao nhiêu?
b. (0.5 điểm) Nhận xét vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp
Đáp án | Điểm |
a. (1,0 điểm) Em hãy tính xem, Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, cách năm nay (2022) là bao nhiêu năm? Cuộc KN diễn ra ở thế kỷ mấy? Thiên niên kỷ bao nhiêu? | |
Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, cách năm nay (2022) là 1.982 năm | 0,5 |
Cuộc KN diễn ra thuộc thế kỷ thứ nhất, thiên niên kỷ I | 0,5 |
b. (0.5 điểm) Nhận xét vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp | |
Học sinh nhận xét theo diễn đạt của các em, nhưng yêu cầu cần rút ra được – Kim loại xuất hiện có vai trò to lớn, kim loại để chế tạo công cụ lao động => diện tích trồng trọt phát triển, năng suất lao động tăng, sản phẩm dư thừa, xã hội bị phân hóa. | 0.5đ |
* Phần Địa lí
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 3 (2,0 đ)
| Trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất – Do Trái đất có dạng hình cầu nên Trái Đất chỉ được chiếu sáng có một nửa: + Nửa được chiếu sáng là ngày. + Nửa khuất trong bóng tối là đêm. – Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm
|
0,5 0,25 0,25
1,0 |
Câu 4 (1,0đ)
| Mô tả sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. – Sự chuyển động của Trái đất quanh trục làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. – Nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động của vật thì: + ở nửa cầu bắc vật bị lệch về bên phải. + ở nửa cầu nam vật bị lệch về bên trái
|
0,25 0,25 0,25 0,25 |
3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Lịch sử và Địa lý 6 2024 – 2025 có đáp án:
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng điểm, tỉ lệ % | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
1 | TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ?
| – Lịch sử là gì? – Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử – Thời gian trong lịch sử | Nhận biết – Nêu được khái niệm lịch sử – Nêu được khái niệm môn Lịch sử. – Nêu được một số khái niệm thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, sau Công nguyên, âm lịch, dương lịch,… Thông hiểu – Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu (tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết,…). Vận dụng – Tính được thời gian trong lịch sử (thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, sau Công nguyên, âm lịch, dương lịch,…). |
3 TN
|
1 TL*
|
1/2 TL |
| 3,25 đ 32,5 % |
2 | THỜI NGUYÊN THUỶ
| – Nguồn gốc loài người – Xã hội nguyên thuỷ – Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp và sự chuyển biến, phân hóa của xã hội nguyên thuỷ | Nhận biết – Kể được tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam. – Trình bày được những nét chính về đời sống của người thời nguyên thuỷ (vật chất, tinh thần, tổ chức xã hội,…) trên Trái đất – Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp. Thông hiểu – Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội người nguyên thuỷ. – Giải thích được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thuỷ cũng như của con người và xã hội loài người – Mô tả được sự hình thành xã hội có giai cấp – Mô tả được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông – Giải thích được sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ – Giải thích được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông sang xã hội có giai cấp. Vận dụng cao – Nhận xét được vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp. |
3 TN
|
1 TL
1 TL 1 TL
1 TL 1 TL
|
|
1/2 TL | 1,25 đ 12,5 % |
3 | XÃ HỘI CỔ ĐẠI | – Ai cập, Lưỡng Hà cổ đại | Nhận biết – Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà. – Kể tên và nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập, Lưỡng Hà Thông hiểu – Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. |
2 TN |
1TL |
|
| 0,5 đ 5% |
4 | BẢN ĐỒ: PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT | – Hệ thống kinh vĩ tuyến. Toạ độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
| Nhận biết – Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu. Vận dụng – Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ. |
2TN* |
|
1TL* |
| 0,5 đ 5 % |
– Các yếu tố cơ bản của bản đồ
| Nhận biết – Đọc được các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình. Vận dụng – Xác định được hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ. – Biết tìm đường đi trên bản đồ. |
1TN*
|
|
1TL* |
| 0,25 đ 2,5 % | ||
– Các loại bản đồ thông dụng
| Thông hiểu – Đọc và xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. |
|
|
|
|
| ||
– Lược đồ trí nhớ | Vận dụng – Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh. |
|
|
|
|
| ||
5 | TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI | – Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
| Nhận biết – Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
|
1TN* |
|
|
| 0,25 đ 2,5 % |
– Hình dạng, kích thước Trái Đất | Nhận biết – Mô tả được hình dạng, kích thước Trái Đất |
2TN |
|
|
| 0,5 đ 5 % | ||
– Chuyển động của Trái Đất và hệ quả địa lí
| Nhận biết – Mô tả được chuyển động của Trái Đất: quanh trục và quanh Mặt Trời. Thông hiểu – Nhận biết được giờ địa phương, giờ khu vực (múi giờ). – Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau – Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Vận dụng – Mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. – So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất. |
2TN |
1TL
1TL* |
1TL |
| 0,5 đ 5 %
2 đ 20 %
1 đ 10 %
| ||
Tổng |
| 16 TN | 2 TL | 2/2TL | 1/2TL | 10 điểm | ||
Tỉ lệ % |
| 40% | 35% | 20% | 5% | 100% | ||
Tỉ lệ chung |
| 75% | 25% | 100% |