Dưới đây là đề thi giữa kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 8 năm học 2024-2025 kèm theo đáp án chi tiết. Đề thi này được thiết kế để đánh giá kết quả học tập của học sinh về những kiến thức cơ bản về giáo dục công dân. Đề bao gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, từ đó giúp học sinh đánh giá được năng lực của mình và cải thiện kết quả học tập.
Mục lục bài viết
1. Cách đạt điểm cao môn giáo dục công dân:
Có một số cách để học môn Giáo dục công dân đạt điểm cao:
– Tham gia tích cực vào các hoạt động và dự án trong lớp học.
– Đọc và tìm hiểu về các vấn đề xã hội, chính trị và đạo đức hiện nay.
– Tìm kiếm các tài liệu hữu ích như sách, báo, tạp chí và phim ảnh để mở rộng kiến thức và hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến môn học.
– Tham gia các cuộc thảo luận và trao đổi về các chủ đề quan trọng trong môn học.
– Chuẩn bị kỹ lưỡng cho các bài kiểm tra và bài tập.
2. Đề thi giữa học kì 1 GDCD 8 năm 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề 1:
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm).
Câu 1 (0,5 điểm). Khoanh tròn vào hành vi nào em cho là đúng nhất về Tôn trọng lẽ phải?
A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.
B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
C. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông
D. Lắng nghe ý kiến của mọi người và tìm ra điều hợp lí.
Câu 2 (0,5 điểm). Khoanh tròn ý kiến em cho là đúng nhất về Giữ chữ tín?
A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.
B. Chỉ cần đảm bảo tốt nhất với những hợp đồng quan trọng.
C. Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.
D. Có thể không giữ lời hứa với những khách hành nhỏ.
Câu 3 (0,5 điểm) Khoanh tròn ý kiến em cho là đúng về Tình bạn?
A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía.
B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
C. Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa 2 người khác giới.
D. Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở.
Câu 4 (0,5 điểm). Điền từ, cụm từ còn thiếu trong câu sau sao cho đúng với nội dung bài học về Giữ chữ tín?
Giữ chữ tín là … (1)…………của mọi người đối với mình… (2)………….và biết tin tưởng nhau.
Câu 5 (0,5 điểm). Chọn đáp án đúng về Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
A. Thích tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
a. Đúng
b. Sai
B. Dùng hàng ngoại không dùng hàng Việt Nam.
a. Đúng
b.Sai
Câu 6 (0,5 điểm). Điền từ, cụm từ còn thiếu sao cho đúng với nội dung bài học về Tôn trọng lẽ phải?
Tôn trọng lẽ phải là công nhận (…1)…………và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực không …… (…2)…………………..những việc sai trái.
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Nêu 4 ví dụ về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
Câu 2 (2 điểm):
Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không? Em thử nêu các biện pháp khắc phục.
Câu 3 (3 điểm):
Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống sau đây?
a. Bạn thân của em không che dấu khuyết điểm cho em.
b. Bạn thân của em đối xử thân mật với một bạn khác trong lớp.
c. Bạn thân của em rủ em trốn học đi chơi điện tử.
* Đáp án:
I. Trắc nghiệm: (3 điểm).
Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 5, câu 6 : Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | C | A | 1. Coi trọng lòng tin
2.Biết trọng lời hứa | A: a
B: b | 1. ủng hộ tuân theo và bảo vệ
2. chấp nhận và không làm |
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu hỏi | Hướng dẫn chấm | Thang điểm |
Câu 1
(2 điểm)
| – Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc: đồng thời thể hiện lòng tự hào dân toocjchinhs đáng của mình.
– Lấy được 4 VD đúng (0,25 điểm mỗi ý) + Tìm hiểu lịch sử các dân tộc khác + Tích cực học ngoại ngữ. + Tiếp thu kinh nghiệm sản xuất của nước ngoài. + Không bình phẩm chê bai,trang phục của dân tộc khác. | 1
1 |
Câu 2
(2 điểm) Câu 3 (3 điểm) | – Tắc nghẽn giao thông có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về ý thức của người tham gia giao thông không đi đúng phần đường quy định…
– Biện pháp khắc phục: + Mọi công dân cần chấp hành nghiêm túc và nhắc nhau cùng thực hiện như: thực hiện tín hiệu đèn giao thông, không đi hàng đôi, hành 3… + Cảnh sát giao thông phải thực hiện nghiêm minh, đúng pháp luật về ATGT như: Xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm : Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, đi sai luật giao thông… a. Hiểu ý tốt của bạn, không giận bạn và cố gắng sửa chữa khuyết điểm. b. Coi đó là chuyện bình thường, là quyền của bạn và không khó chịu, giận bạn về chuyện đó. c. Không đi cùng bạn và khuyên bạn tập chung học tốt không nên mải chơi mà quên việc học tập | 1
0,5 0,5 1 1 1 |
2.2. Đề 2:
Câu 1. Việc làm nào sau đây không tôn trọng lẽ phải?
A. Không nhận hối lộ.
B. Bao che khuyết điểm cho bạn.
C. Không a dua theo số đông người.
D. Luôn bảo vệ ý kiến cho mình.
Câu 2. Người “ba phải” là người
A. luôn chỉ cho mình là đúng.
B. chỉ nhìn thấy cái sai của người khác.
C. luôn thấy được mặt tốt của những người xung quanh.
D. thường không phân biệt được đúng sai.
Câu 3. Liêm khiết là
A. sống giản dị, không cầu kì, kiểu cách, phô trương, không hám danh, hám lợi.
B. sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
C. sống vì mọi người, biết quan tâm , biết chia sẻ, giúp đỡ người khác.
D. sống tiết kiệm, chi tiêu hợp lí , có kế hoạch cụ thể, rõ rang cho bản thân và gia đình.
Câu 4: Biểu hiện nào sau đây là liêm khiết?
A. Lợi dụng chức vụ để thu lợi cho bản thân và nâng nhấc cho người thân của mình.
B. Chỉ dùng tài sản của tập thể còn của mình thì cất đi.
C. Chỉ hưởng những gì do công sức lao động của mình làm ra, không lấy của người khác.
D. Dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén để đạt được mục đích cá nhân.
Câu 5:Trường hợp nào sau đây thể hiện lối sống không liêm khiết?
A. Tính toán để có lợi nhuận cao khi bán hàng.
B. Luôn mặc cả mỗi khi đi mua hàng.
C. Luôn cân nhắc kĩ mỗi khi chi tiêu, mua sắm.
D. Bớt xén công quỹ làm của riêng.
Câu 6: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác?
A . A dua, đua đòi với người khác.
B. Chỉ làm những việc mình thích.
C. Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện.
D. Phê phán gay gắt những ý kiến trái với quan điểm của mình.
Câu 7. Ý kiến nào dưới đây là đúng về giữ chữ tín?
A.Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.
B. Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng.
C.Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.
D.Có thể không giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn.
Câu 8. Người giữ chữ tín là người luôn biết coi trọng
A. người khác.
B. công việc.
C. lời hứa.
D. niềm tin.
Câu 9: Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người xung quanh, chúng ta cần phải
A. yêu thương mọi người.
B. tin tưởng người khác.
C. biết giữ chữ tín.
D. tôn trọng người khác.
Câu 10: Tôn trọng kỉ luật là
A. chấp hành nội quy của nhà trường.
B.chạy xe quá tốc độ quy định.
C.đi xe đạp dàn hàng ba.
D.luôn giúp đỡ mọi người.
Câu 11: Hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật?
A. Buôn bán phụ nữ, trẻ em.
B.Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.
C.Đi du học tự túc.
D.Chấp hành luật giao thông đường bộ.
Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không phải là tình bạn trong sáng, lành mạnh?
A. Quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
B. Trung thực, nhân ái, vị tha.
C. Tôn trọng, tin cậy, chân thành.
D. Cho bạn xem bài trong giờ kiểm tra, thi cử.
Câu 13: Cách cư xử phù hợp trong quan hệ bạn bè khác giới là
A. luôn chiều theo mọi yêu cầu của bạn.
B. cứ vô tư coi bạn như người cùng giới với mình.
C. trân trọng những đặc điểm khác giới của bạn.
D. coi bạn là người yêu của mình.
Câu 14: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ
A. ít nhất 1 phía.
B. phía người có địa vị thấp hơn.
C. phía người có địa vị cao hơn.
D. từ cả hai phía.
Câu 15. Việc làm thể hiện sự tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác là
A. bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh.
B. chỉ xem phim, truyện của người nước ngoài không xem phim, truyện của Việt Nam.
C. học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam.
D. chê bai nghệ thuật dân tộc của các nước khác.
Câu 16: Bên cạnh việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, mỗi chúng ta cần phải thể hiện được
A. sự đoàn kết tập thể.
B. lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
C. lòng tự tôn dân tộc thái quá.
D. một số truyền thống sẵn có của dân tộc mà mình thích.
PHẦN TỰ LUẬN ( 6 ĐIỂM)
Câu 1. Thế nào là tình bạn? Nêu những biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh? Em cần làm gì để xây dựng được một tình bạn trong sáng lành mạnh?
Câu 2. M bị ốm phải nghỉ học. K hứa với cô giáo và cả lớp là sẽ đến nhà M lấy và giúp M ghi bài ở lớp. Nhưng K đã không thực hiện được việc đó với lí do K dậy muộn, không kịp đến nhà M trước khi đến trường.
Hỏi:
1. Hãy nhận xét hành vi của K
2. Em sẽ khuyên K như thế nào?
* Đáp án:
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 Điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | D | B | C | D | C | C | C |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | C | A | A | D | C | D | C | B |
II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
Câu 1
( 3.0 điểm) | – Tình bạn là là tình cảm gắn bó giữa hai hay nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, chung lý tưởng.
-Biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh : Phù hợp với nhau về quan niệm sống; Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau; Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau; không lợi dụng bạn bè bao che khuyết điểm; a dua, đua đòi… – Liên hệ: + Có ý thức bảo vệ giữ gìn tình bạn trong lớp,trường cộng đồng kể cả bạn cùng giới và khác giới. + Luôn có hành vi lời nói,hành vi cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng chân thành, thân thiện, chia sẻ giúp đỡ bạn bè. + Luôn phê phán những hành vi nói xấu, gán ghép, chia bè phái trong quan hệ bạn bè. | 1
1 1 |
Câu 2
(3.0 điểm) | 1. Nhận xét việc làm của K: Hành vi của K thể hiện sự không biết giữ chữ tín( ở đây là lời hứa), lí do mà K đưa ra không chính đáng, và do đó làm giảm sút lòng tin của các bạn và cô giáo đối với K.
2. Em sẽ khuyên K: -Khi mình đã nhận lời, đã hứa hẹn điều gì đó thì phải vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm thực hiện cho bằng được. Có như vậy mới giữ được lòng tin của mọi người đối với mình. – K nên xin lỗi các bạn và cô giáo, tiếp tục thực hiện lời hứa của mình( nếu M còn ốm phải nghỉ học) và giữ đúng lời hứa trong những lần khác. | 1.0
1.0 1.0 |
3. Ma trận đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 8:
Cấp độ
Tên bài | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng | |||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TL | TL |
| ||
1. Tôn trọng lẽ phải |
|
| – Phân biệt được hành vi tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. |
|
|
|
| |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
|
| 2 0.5 5% |
|
|
| 2 0,5 5% | |
2. Liêm khiết | Nêu được liêm khiết là gì? |
| – Xác định được hành vi liêm khiết với hành vi không liêm khiết |
|
|
|
| |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 1 0.25 2,5% |
| 2 0.5 5% |
|
|
| 3 0,75 7.5% | |
3. Tôn trọng người khác. |
|
| – Hiểu được hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác. |
|
|
|
| |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
|
| 1 0.25 2.5% |
|
|
| 1 0,25 2,5% | |
4. Giữ chữ tín. | Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín |
| Phân biệt được hành vi giữ chữ tín với không giữ chữ tín. |
| Nhận xét về hành vi giữ chữ tín | Đưa ra cách ứng xử một tình huống cụ thể về giữ chữ tín
|
| |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 1 0.25 2.5% |
| 2 0.5 5% |
| 1/2 1.0 10% | 1/2 2.0 20% | 4 3,75 37,5% | |
5. Pháp luật và kỉ luật.
| Nhận biết hành vi tôn trọng kỉ luật |
| Xác định được hành vi phạm pháp luậtvới không vi phạm pháp luật |
|
|
|
| |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 1 0.25 2.5% |
| 2 0.5 5% |
|
|
| 3 0,75 7,5% | |
6. Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
|
| Nêu được khái niệm, biểu hiện tình bạn trong sáng, lành mạnh | Hiểu được biểu hiện và đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh | Xác định được trách nhiệm của bản thân để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh |
|
|
| |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
| 2/3 | 3 0.75 7.5% |
|
|
| 4 3,75 7.5% | |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 3 0,75 7,5% | 2/3 2.0 20% | 12 2,75 27,5% | 1/3 1.0 10% | 1/2 1.0 10% |
| 2 4.0 40% | |
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ | 3+ 2/3 2,75 27,5% | 13+ 1/3 3,75 3,75%
| 1/2 1,0 10% | 1 2.0 20% | 18 10 100% |