Trong chương trình học lớp 3, môn học đạo đức là một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục của học sinh. Dưới đây là đề thi giữa học kì 1 Đạo đức 3 năm 2024 - 2025 có đáp án.
Mục lục bài viết
1. Nội dung môn học đạo đức lớp 3:
Trong chương trình học lớp 3, môn học đạo đức là một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục của học sinh.
Nội dung của môn học đạo đức bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau của đạo đức, bao gồm giáo dục đạo đức cá nhân, đạo đức chuyên nghiệp và đạo đức xã hội. Học sinh sẽ học cách đối xử với người khác một cách công bằng và tôn trọng, học cách làm theo quy định, học cách giữ gìn vệ sinh, học cách giữ gìn đồ đạc công cộng và học cách thể hiện tình cảm và sự chia sẻ với người khác. ‘
2. Cách học tốt môn Đạo đức:
Để ôn tập môn đạo đức hiệu quả, em có thể áp dụng các cách sau:
– Đọc kỹ lại chương trình học của môn đạo đức, nắm chắc kiến thức cơ bản.
– Làm các bài tập về đạo đức để rèn luyện kỹ năng và nắm vững chủ đề.
– Tìm hiểu thêm về các tình huống đạo đức trong cuộc sống thực tế để áp dụng vào bài tập và rèn luyện tư duy đạo đức.
– Tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện để áp dụng và rèn luyện tư duy đạo đức trong thực tế.
3. Đề thi giữa học kì 1 Đạo đức 3 năm 2024 – 2025 có đáp án:
3.1. Đề 1:
Câu 1: Biểu hiện cụ thể của Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng là:
A. Học tập tốt, lao động tốt.
B. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Thiếu niên cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
A. Làm bài tập trước khi đến lớp.
B. Nghe lời bố mẹ, ông bà.
C. Khiêm tốn với tất cả mọi người.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Những biểu hiện nào thể hiện không kính yêu Bác Hồ?
A. Vứt rác bừa bãi.
B. Cãi láo bố mẹ.
C. Không học bài khi đến lớp.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4: Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng có nội dung nào sau đây?
A. Học, học nữa, học mãi.
B. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
C. Học thầy không tày học bạn.
D. Không thầy đố mày làm nên.
Câu 5: Bạn A đi học rất hay phát biểu ý kiến và chăm chỉ làm công việc trực tuần của lớp. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
A. Học tập tốt, lao động tốt.
B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Câu 6: Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay” nói về?
A. Giữ lời hứa.
B. Lòng tự trọng.
C. Đoàn kết.
D. Cần cù.
Câu 7: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Không nên hứa với bất cứ ai điều gì.
B. Chỉ nên hứa những điều mà mình thực hiện được.
C. Hứa cái gì cũng làm.
D. Hứa nhưng không làm.
Câu 8: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Hứa với tất cả mọi người, làm được hay không thì không cần biết.
B. Làm những việc tốt khi đã hứa.
C. Chỉ thực hiện lời hứa khi làm việc tốt.
D. Không nên hứa trước điều gì.
Câu 9: Biểu hiện của việc giữ lời hứa là?
A. Đi học đúng giờ.
B. Làm bài tập trước khi đến lớp.
C. Không chép tài liệu khi kiểm tra.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 10: Biểu hiện của việc không giữ lời hứa là?
A. Hứa suông, lần sau lại vi phạm nội quy.
B. Hứa nhưng không thực hiện.
C. Hứa nhưng giả vờ quên.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 11: Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em?
A. Tiến bộ hơn.
B. Hạnh phúc hơn.
C. Vui vẻ hơn.
D. Hòa đồng hơn
Câu 12: Tự làm lấy việc của mình là?
A. Cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
B. Cố gắng làm lấy công việc của người khác mà không dựa dẫm vào người khác.
C. Cố gắng làm lấy công việc của người khác mà không dựa dẫm vào bản thân.
D. Cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào bản thân.
Câu 13: H thấy bài toán khó không làm được nên nhờ M làm hộ. Việc làm đó thể hiện?
A. H không tự làm lấy việc của mình.
B. H tự làm lấy việc của mình.
C. H là người chăm chỉ.
D. H là người tiết kiệm.
Câu 14: H thấy bài toán khó nhưng vẫn cố gắng giải bằng được. Việc làm đó thể hiện?
A. H tự làm lấy việc của mình.
B. H tự làm lấy việc của mình.
C. H là người chăm chỉ.
D. H là người tiết kiệm.
Câu 15: Những việc em có thể tự làm là?
A. Học và làm bài tập.
B. Vệ sinh cá nhân.
C. Lau bàn ghế.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 16: Câu tục ngữ “Em ngã chị nâng” nói về ?
A. Sự quan tâm, chăm sóc của chị dành cho em.
B. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho con cái.
C. Sự quan tâm, chăm sóc của ông bà dành cho con cháu.
D. Sự quan tâm, chăm sóc của bạn bè.
Câu 17: Câu tục ngữ:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” nói về?
A. Tình cảm kính trọng của con cái với cha mẹ.
B. Tình cảm kính trọng của em dành cho chị.
C. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho con cái.
D. Sự quan tâm, chăm sóc của ông bà dành cho con cháu.
Câu 18: Biểu hiện thể hiện kính trọng ông bà là?
A. Nghe lời ông bà.
B. Chăm sóc ông bà lúc ốm đau.
C. Nắn chân cho bà khi bà bị đau chân.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 19: Biểu hiện thể hiện kính trọng bố mẹ là?
A. Nghe lời bố mẹ.
B. Giúp mẹ nấu cơm.
C. Giúp mẹ quét nhà.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 20: Biểu hiện thể hiện sự quan tâm đến anh chị em trong gia đình là?
A. Giúp chị lau nhà.
B. Giúp anh rửa bát.
C. Nghe lời anh chị.
D. Cả 3 đáp án trên.
3.2. Đề 2:
Câu 1: Bạn H lấy tiền mừng tuổi của mình để ủng hộ các bạn nhỏ vùng sâu, vùng xa. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
A. Học tập tốt, lao động tốt.
B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Câu 2: Bạn M cùng các bạn trong lớp vẽ tranh chào mừng ngày 20/11 để tặng cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
A. Học tập tốt, lao động tốt.
B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Câu 3: Trong giờ ra chơi, Bạn D thường đi mua quà ăn vặt để ăn và vứt rác trong ngăn bàn. Việc làm đó đã làm trái với điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
A. Học tập tốt, lao động tốt.
B. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Câu 4: Trên đường đi học về, H được 1.000.000đ và mang số tiền đó đến nhờ chú công an trả lại cho người mất. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
A. Học tập tốt, lao động tốt.
B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
C. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Câu 5: Bác Hồ sinh ra tại đâu?
A. Nghệ An.
B. Hà Tĩnh.
C. Quảng Trị.
D. Hà Nội.
Câu 6: Giữ lời hứa sẽ giúp chúng ta?
A. Được mọi người tôn trọng và tin cậy.
B. Bị mọi người xa lánh.
C. Bị mọi người căm ghét.
D. Được mọi người tôn vinh.
Câu 7: Không giữ lời hứa sẽ?
A. Được mọi người tôn trọng và tin cậy.
B. Bị mọi người xa lánh.
C. Bị mọi người mất niềm tin.
D. Được mọi người tôn vinh.
Câu 8: Hành động nào sau đây lời hứa không nên làm?
A. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.
B. Trốn mẹ đi tắm sông.
C. Trốn mẹ đi chơi điện tử.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 9: Các hành vi biết giữ lời hứa là?
A. Sửa chữa đi học muộn bằng cách hẹn đồng hồ báo thức.
B. Trốn mẹ đi tắm sông.
C. Trốn mẹ đi chơi điện tử.
D. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.
Câu 10: H hứa với bố sẽ không chơi game nữa nhưng được 2 hôm thì H lại trốn bố đi chơi game. Hành động đó thể hiện?
A. H là người không biết giữ lời hứa.
B. H là người biết giữ lời hứa.
C. H là người có ý thức.
D. H là người thiếu ý thức.
Câu 11: Những việc em không thể tự làm là?
A. Xây nhà.
B. Bê bàn ghế.
C. Làm đường.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12: Buổi sáng H thường để bố mẹ gọi dậy đi học. Việc đó cho thấy?
A. H không tự làm lấy việc của mình.
B. H tự làm lấy việc của mình.
C. H không có tính tự lập.
D. H có tính tự lập.
Câu 13: Gấp quần áo và chăn màn của mình sau khi thức dậy là việc làm của ai?
A. Của bản thân em.
B. Của bố mẹ.
C. Của anh chị.
D. Của ông bà.
Câu 14: Lau bàn ghế, quét nhà là việc làm của ai?
A. Của bản thân em.
B. Của bố mẹ.
C. Của anh chị.
D. Của ông bà.
Câu 15: Xếp gọn đồ chơi sau khi chơi là việc làm của ai?
A. Của bản thân em.
B. Của bố mẹ.
C. Của anh chị.
D. Của ông bà.
Câu 16: Biểu hiện thể hiện không kính trọng ông bà là?
A. Nghe lời ông bà.
B. Chăm sóc ông bà lúc ốm đau.
C. Nắn chân cho bà khi bà bị đau chân.
D. Cãi lời ông bà.
Câu 17: Biểu hiện thể hiện không kính trọng bố mẹ là?
A. Nghe lời bố mẹ.
B. Giúp mẹ nấu cơm.
C. Giúp mẹ quét nhà.
D. Cãi láo bố mẹ.
Câu 18: Biểu hiện thể hiện không quan tâm đến anh chị em trong gia đình là?
A. Giúp chị lau nhà.
B. Giúp anh rửa bát.
C. Nghe lời anh chị.
D. Đánh chị khi bị chị mắng.
Câu 19: Câu tục ngữ “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm đọc dở hay đỡ đần” nói về?
A. Sự quan tâm, giúp đỡ của anh chị em khi gặp khó khăn.
B. Tình cảm kính trọng của con cái với cha mẹ.
C. Tình cảm kính trọng của em dành cho chị.
D. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho con cái
Câu 20: Trong gia đình em phải nghe lời những ai?
A. Bố mẹ.
B. Ông bà.
C. Anh chị.
D. Cả 3 đáp án trên.