Đề thi giữa học kì 1 môn Âm nhạc lớp 6 năm học 2024 - 2025 đã được ra đề và có đáp án cho các học sinh tham khảo. Đề thi này sẽ bao gồm các câu hỏi về các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực âm nhạc, cũng như các bài hát và giai điệu phổ biến.
Mục lục bài viết
1. Ma trận đề kiểm tra môn Âm nhạc lớp 6:
Cấp độ
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | ||||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | |||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TH | |||
Hát và Tập đọc nhạc | Học sinh trình bày hoàn chỉnh một bài hát hoặc một bài tập đọc nhạc trong chương trình âm nhạc 6 đã học. | |||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 7 70% | 1 7 70% | ||||||||
Nhạc lí | Cơ bản nắm được và phân loại các kí hiệu âm nhạc. | Hiểu tác dụng của các kí hiệu âm nhạc | ||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 9 2,25 22,5% | 3 0,75 7,5% | 12 3 30% | |||||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | 9 2,25 22,5% | 3 0,75 7,5% | 1 7 70% | 13 10 100% |
2. Nội dung ôn tập đề thi giữa học kì 1 Âm nhạc 6:
CHỦ ĐỀ 1: TUỔI HỌC TRÒ.
Hát: Bài hát Con đường học trò.
Nghe nhạc: Nghe bài hát Tháng năm học trò.
Thường thức âm nhạc: Giới thiệu đàn piano.
Lí thuyết âm nhạc: Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc.
Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1.
Vận dụng – Sáng tạo.
CHỦ ĐỀ 2: CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP.
Hát: Bài hát Đời ông già vì có chúng em.
Nghe nhạc: Tác phẩm The Blue Danube.
Lí thuyết âm nhạc: Kí hiệu âm bằng hệ thống chữ cái Latin.
Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phím.
Vận dụng – Sáng tạo.
CHỦ ĐỀ 3: NHỚ ƠN THẦY CÔ.
Hát: Bài hát Thầy cô là tất cả.
Nghe nhạc: Nghe bài hát Nhớ ơn thầy cô.
Lí thuyết âm nhạc. Tìm hiểu nhịp 4 4.
Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2.
Thường thức âm nhạc: Giới thiệu hình thức hát bè.
Vận dụng – Sáng tạo.
CHỦ ĐỀ 4: ƯỚC MƠ HOÀ BÌNH.
Hát: Bài hát Những ưóc mơ.
Nghe nhạc: Trích đoạn chương IV bản Giao hưởng số 9 của Ludwig van Beethoven.
Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Văn Ký và tác phẩm Bài ca hy vọng.
Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phím.
Vận dụng – Sáng tạo.
Ôn tập.
3. Đề thi giữa học kì 1 Âm nhạc 6 năm 2024 – 2025 có đáp án:
3.1. Câu hỏi:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Quan sát và cho biết câu nhạc sau phù hợp với số chỉ nhịp nào?
Câu 2: Có bốn thuộc tính của âm thanh là:
a. Cao độ, trường độ, màu sắc, tiếng vang
b. Cao độ, trường độ, sắc thái, độ trầm bổng
c. Cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc
d. Cao độ, độ dài, độ mạnh, tiếng vang
Câu 3: Cao độ là:
a. Độ trầm bổng, cao thấp
b. Độ ngân dài, ngắn
c. Độ mạnh, nhẹ
d. Chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh
Câu 4: Độ ngân dài ngắn của âm thanh chỉ:
a. Cao độ
b. Trường độ
c. Cường độ
d. Âm sắc
Câu 5: Cường độ có tác dụng như thế nào trong bản nhạc, bài hát?
a. Độ trầm bổng, cao thấp
b. Độ ngân dài, ngắn
c. Độ mạnh, nhẹ
d. Chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh
Câu 6: Giọng người hay nhạc cụ phát ra những âm có sắc thái khác nhau được gọi là:
a. Âm thanh
b. Âm Sắc
c. Tiếng vang
d. Sắc thái.
Câu 7: Kí hiệu ghi cao độ trong âm nhạc gồm:
a. 6 âm
b. 7 hình nốt
c. 7 âm
d. 8 âm
Câu 8: Kí hiệu ghi trường độ gồm:
a. Nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép.
b. Đồ, rê, mi, pha, son, la, si, đô.
c. mm, cm, dm, m, km, hm, dam.
d. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 9: Nốt tròn có giá trị bằng:
a. 2 âm
b. 2 hình nốt đen
c. 2 hình nốt trắng
d. 2 hình nốt tròn
Câu 10: Nhịp là nhịp có:
a. 2 Phách
b. 3 Phách
c. 4 Phách
d. 5 Phách
Câu 11: Mỗi phách trong nhịp có giá trị bằng:
a. 1 Phách
b. 1 Nốt đen
c. 2 Phách
d. 2 Nốt đen
Câu 12: Nhịp có mấy phách mạnh mấy phách nhẹ
a. 1 Phách mạnh, 2 phách nhẹ
b. 2 Phách mạnh, 1 phách nhẹ
c. 1 Phách mạnh, 1 phách nhẹ
d. 2 Phách mạnh, 2 phách nhẹ
PHẦN II: THỰC HÀNH (7 điểm) Bốc thăm
Trình bày một bài hát hoặc một bài tập đọc nhạc đã học trong chương trình Âm nhạc lớp 6 đã học.
3.2. Hướng dẫn chấm và đáp án:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm, mỗi câu đúng 0,25 điểm).
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | C | A | B | C | B | C | A | C | A | B | C |
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm) Hát hoặc đọc nhạc.
Yêu cầu | Hát | Điểm |
1 | Hát đúng cao độ và trường độ | 2 |
2 | Có tinh thần thái độ, ý thức tốt trong giờ kiểm tra | 1 |
3 | Thuộc lời ca | 1 |
4 | Biết lấy hơi, ngắt hơi đúng chỗ, to rõ ràng | 1 |
5 | Biểu diễn bài hát tự nhiên, thoải mái | 1 |
6 | Có thể hát kết hợp động tác phụ họa | 1 |
Yêu cầu | Đọc nhạc | Điểm |
1 | Đọc đúng cao độ và trường độ | 2 |
2 | Có tinh thần thái độ, ý thức tốt trong giờ kiểm tra | 1 |
3 | Đọc đúng tên nốt nhạc | 1 |
4 | Có kết hợp gõ phách hoặc đánh nhạc | 1 |
5 | Ghép lời ca theo giai điệu | 1 |
6 | Đọc to rõ ràng, tự nhiên, thoải mái | 1 |
* Hướng dẫn xếp loại:
– Bài đạt từ 5->10 xếp loại đạt (Đ)
Bài dưới 5 xếp loại chưa đạt (CĐ)
4. Đề cương ôn tập dề thi giữa học kì 1 Âm nhạc 6:
STT | Tên bài cần ôn tập | Nội dung cần ôn tập |
1 |
– Tập hát Quốc ca | – HS có những hiểu biết sơ lược về nghệ thuật âm nhạc – HS biết được nội dung của môn Âm nhạc ở trường THCS. – HS biết tên tác giả của bài Quốc ca. |
2 | – Học hát bài: Tiếng chuông và ngọn cờ – Bài đọc thêm: Âm nhạc quanh ta. | – HS biết tác giả của bài Tiếng chuông và ngọn cờ là nhạc sĩ Phạm Tuyên và kể tên một bài hát tiêu biểu của ông viết cho thiếu nhi. – HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. |
3 | – Ôn tập bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ – Nhạc lí: Những thuộc tính của âm thanh. Các kí hiệu âm nhạc | – HS hát thuộc bài Tiếng chuông và ngọn cờ và thể hiện được sắc thái, tình cảm khác nhau của hai đoạn a và b của bài hát. – HS biết những thuộc tính của âm thanh, các ký hiệu ghi cao độ trong âm thanh. |
4 | – Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh. – Tập đọc nhạc: TĐN số 1. | – HS biết các ký hiệu ghi trường độ của âm thanh, cách viết các hình nốt và dấu lặng trên khuông nhạc. – HS đọc đúng tên nốt nhạc trong bài TĐN số 1. |
5 | – Học hát bài: Vui bước trên đường xa. | – HS biết bài Vui bước trên đường xa do nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới theo điệu Lí con sáo Gò Công( dân ca Nam bộ). |
6 | – Nhạc lí: Nhịp và phách – nhịp 2/4 – Tập đọc nhạc : TĐN số 2 | – HS hát đúng giai điệu lời ca của bài Vui bước trên đường xa. Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2/4. – HS biết về nhịp và phách trong âm nhạc, ý nghĩa của số chỉ nhịp, nhịp 2/4. – HS đọc đúng giai điệu, ghép lời bài ca TĐN số 2. |
7 | – Tập đọc nhạc: TĐN số 3 – Cách đánh nhịp 2/4 – Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi. | – HS biết bài TĐN số 3- Thật là hay do nhạc sĩ Hoàng Lân sáng tác. Biết đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 3. – HS biết cách đánh nhịp 2/4. – Thông qua bài hát Làng tôi, HS biết vài nét về nhạc sĩ Văn Cao. |
8 + 9 | – Ôn tập | – HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của hai bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ, Vui bước trên đường xa. Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca… – HS biết được những thuộc tính của âm thanh, các ký hiệu ghi cao độ, trường độ trong âm nhạc. – HS biết về nhịp và phách trong âm nhạc. Hiểu được số chỉ nhịp, nhịp 2/4, cách đánh nhịp 2/4. – HS đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca các bài TĐN số 1,2,3. Biết được hình tiết tấu của các bài TĐN. |
10 | – Học hát bài : Hành khúc tới trường – Ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường | – HS biết bài Hành khúc tới trường là bài hát của Pháp, do nhạc sĩ Phan Trần Bảng và Lê Minh Châu đặt lời. – HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu bài ca. |
11 | – Tập đọc nhạc: TĐN số 4 – Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Lưu Hữu phước và bài hát Lên đàng | – HS biết bài TĐN số 4 – nhạc của Mô-da. Biết đọc chuẩn xác cao độ và trường độ bài TĐN. – HS biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước – một tác giả âm nhạc có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. |
12 | – Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam – Ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường – Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 4 | – HS hát thuộc bài Hành khúc tới trường và tập hát đuổi. – HS đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN số 4. – HS có những hiểu biết sơ lược về dân ca Việt Nam. |
13 | – Học hát bài: Đi cấy | – HS biết bài Đi cấy là một bài dân ca Thanh Hoá, trích trong Tổ khúc Múa đèn. – HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. |
14 | Ôn tập Bài hát: Đi cấy – Tập đọc nhạc: TĐN số 5 | – HS hát thuộc bài Đi cấy và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát. Biết kết hợp một số động tác biểu diễn. – HS đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca bài TĐN số 5. |
15 | – Ôn tập bài hát : Đi cấy – ôn tập tập đọc nhạc: TĐn số 5 – Âm nhạc tthường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến | – HS tập biểu diễn bài Đi cấy. – HS đọc đúng giai điệu và thuộc lời ca bài TĐN số 5. – HS có những hiểu biết sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến. |
16 | – Ôn tập | – HS hát thuộc và biểu diễn hai bài hát : Hành khúc tới trường, Đi cấy. – HS đọc đúng thang âm và các hình tiết tấu có trong bài TĐN số 4, số 5. |
17 | – Ôn tập | – HS hát thuộc và biểu diễn hai bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ, Vui bước trên đường xa. – HS đọc đúng thang âm và các hình tiết tấu có trong bài TĐN số 1,2,3 |