Dưới đây là bài kiểm tra cuối kỳ môn Vật Lý lớp 7 năm 2024, bao gồm nhiều câu hỏi thú vị và đa dạng về nội dung. Học sinh sẽ được thử thách với những bài tập về các lĩnh vực của Vật Lý như cơ học, điện học, nhiệt động học, quang học và sóng học.
Mục lục bài viết
1. Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 7 có đáp án năm 2024 chuẩn nhất:
1.1. Đề thi
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Các vật nào sau đây là vật dẫn điện?
A. Nước muối, gỗ khô.
B. Sắt, nhựa.
C. Thủy tinh, cao su.
D. Vàng, bạc.
Câu 2. Dụng cụ đo hiệu điện thế là
A. Ampe kế.
B. Nhiệt kế.
C. Giác kế.
D. Vôn kế.
Câu 3. Một bóng đèn ghi 3 V. Bóng đèn này được mắc vào hiệu điện thế nào sau để nó sáng bình thường?
A. U = 1,5 V.
B. U = 2 V.
C. U = 2,5 V.
D. U = 3 V.
Câu 4. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
A. Làm tê liệt thần kinh.
B. Đẩy hoặc hút các vụn giấy.
C. Làm quay kim nam châm.
D. Làm nóng dây dẫn.
Câu 5. Để đảm bảo an toàn, ta chỉ được làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế
A. dưới 40V.
B. dưới 50V.
C. dưới 60V.
D. dưới 70V.
Câu 6. Quy ước về chiều dòng điện là chiều
A. từ cực dương tới cực âm của nguồn điện.
B. chuyển động có hướng của các điện tích.
C. chuyển động có hướng của các điện tích âm.
D. chuyển động của các điện tích dương.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Hãy nêu các tác dụng của dòng điện. Ứng với mỗi tác dụng hãy nêu 3 ứng dụng trong đời sống.
Bài 2. (3 điểm) Một mạch điện gồm: Một nguồn điện có hiệu điện thế U, một công tắc chung cho hai bóng đèn mắc nối tiếp. Biết cường độ dòng điện qua bóng đèn 2 là 1,5 A.
a) Vẽ sơ đồ của mạch điện, xác định chiều dòng điện?
b) Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn 1?
c) Biết U1 = U2 = 12 V. Tính hiệu điện thế của nguồn điện?
Bài 3. (2 điểm) Dùng thanh thủy tinh cọ xát với lụa, thanh êbônít cọ xát vào lông thú. Sau đó đặt gần nhau sẽ có hiện tượng 2 thanh hút nhau. Vậy thanh êbônít sau khi cọ xát vào lông thú nhiễm điện gì? Lông thú lúc đó có bị nhiễm điện không? Giải thích tại sao?
1.2. Đáp án:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Vật dẫn điện là vàng, bạc.
Chọn đáp án D
Câu 2.
A – Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện.
B – Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
C – Giác kế dùng để đo góc.
D – Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế.
Chọn đáp án D
Câu 3.
Số ghi 3 V trên bóng đèn là hiệu điện thế định mức của đèn. Để đèn sáng bình thường cần mắc đèn vào hiệu điện thế có độ lớn bằng hiệu điện thế định mức: U = 3 V.
Chọn đáp án C
Câu 4.
A – Tác dụng sinh lí của dòng điện.
C – Tác dụng từ của dòng điện.
D – Tác dụng nhiệt của dòng điện.
Chỉ có B không phải là tác dụng của dòng điện.
Chọn đáp án B
Câu 5.
Để đảm bảo an toàn, chỉ được làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V. Vì dòng điện trên 40 V đặt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.
Chọn đáp án A
Câu 6.
Quy ước về chiều dòng điện ở mạch ngoài là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Chọn đáp án A
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Các tác dụng của dòng điện:
– Tác dụng nhiệt. Ví dụ: làm nóng bàn là, nồi cơm điện, máy sấy tóc, …
– Tác dụng phát sáng. Ví dụ: làm sáng đèn LED, đèn ống, bóng đèn bút thử điện, …
– Tác dụng từ. Ví dụ: chế tạo ra động cơ điện, chuông điện, cần cẩu điện, ….
– Tác dụng hóa học. Ví dụ: mạ vàng, mạ thiếc, mạ bạc, ….
– Tác dụng sinh lí. Ví dụ: châm cứu dùng điện, máy kích tim, làm thần kinh tê liệt, …
Bài 2.
a) Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện như hình vẽ.
b) Vì đèn 1 mắc nối tiếp với đèn 2 nên cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 là:
I1 = I2 = I = 1,5 (A)
c) Vì đèn 1 mắc nối tiếp với đèn 2 nên hiệu điện thế của nguồn điện là:
U = U1 + U2 = 12 + 12 = 24 (V)
Bài 3.
– Theo quy ước, thanh thủy tinh cọ xát với lụa thì thanh thủy tinh nhiễm điện dương (+), lụa nhiễm điện âm (-).
– Thanh thủy tinh và thanh êbônít hút nhau ⇒”>⇒ chúng nhiễm điện trái dấu nhau.
Mà thanh thủy tinh nhiễm điện dương (+) ⇒”>⇒ thanh êbônít nhiễm điện (-). Lúc đó, lông thú nhiễm điện dương (+).
– Vì sau khi cọ xát thanh êbônít nhận thêm êlectrôn nên nhiễm điện âm, lông thú mất bớt êlectrôn nên nhiễm điện dương.
2. Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 7 có đáp án năm 2024 phổ biến nhất:
2.1. Đề thi:
Phần 1 Trắc nghiệm
Câu 1. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song được tính:
A. I = I1 – I2
B. I = I1 X I2
C. I = I1 + I2
D. I1 : I2
Câu 2. Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
A. Bằng tổng hiệu điện thế giữa các đoạn mạch rẽ.
B. Bằng hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ.
C. Bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn rẽ.
D. Bằng hai lần tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ..
Câu 3. Trong các vật liệu dưới đây, vật cách điện là
A. Một đoạn dây thép
B. Một đoạn dây nhôm
C. Một đoạn dây nhựa
D. Một đoạn ruột bút chì
Câu 4. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như:
A. Điện thoại, quạt điện
B. Mô tơ điện, máy bơm nước.
C. Bàn là, bếp điện.
D. Máy hút bụi, nam châm điện
Câu 5. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng:
A. Làm cho nhiệt độ trong phòng luôn ổn định.
B. Chúng có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.
C. Làm cho phòng sáng hơn.
D. Làm cho công nhân không bị nhiễm điện.
Câu 6. Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?
A. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch.
B. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín.
C. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 220V khi chưa mắc vào mạch.
D. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.
Câu 7. Hiện tượng sấm chớp khi trời mưa là:
A . Do va chạp những đám mây.
B. Do thần sấm, thần chớp tạo nên.
C. Do sự nhiễm điện do cọ xát những đám mây với không khí
D. Do tư nhiên xãy ra.
Câu 8. Khí đưa 1 thanh nhựa bi nhiễm điện lại gần 1 điên tích . Ta thấy nó bị đẩy ra. Vậy điện tích đó là :
A. Dương
B. Âm
C. Không mang điện
Phần 2 Tự luận (6 điểm)
Câu 9.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện (pin), 2 bóng đèn mắc nối tiếp, 1 Ampe kế đo mạch chính, một vôn kế đo hiệu điện thế bóng đèn thứ hai, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng?
b. Cho : I = 3A tính I1 và I2; cho U = 6V ; U2 = 3,5V TínhU1. 1.5đ
Câu 10. Nêu 4 nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện ? Nếu có trường hợp có 1 bạn bị điện giật em phải làm gì để giúp bạn thoát khỏi nguy hiểm ? 1.5đ
Câu 11. Thế nào là hiệu điện thế định mức ? trên dụng cụ điện có ghi số vôn là 5V hỏi phải mắc vào nguộn điện như thế nào để đảm bảo an toàn cho dụng cụ điện đó? 1.5đ
Câu 12. Cho một bình điện phân chứa dung dịch Đồng sunphat. Dòng điện chạy qua trong 5 phút đầu lượng đồng bám trên cực âm là 0,15g . Tính lượng đồng bám trên cực âm khi co dòng điện như thế chạy qua trong thời gian 1 giờ ? 1.5đ
2.2. Đáp án:
A. Trắc nghiêm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
A 1 | C | A | C | C | B | C | C | B |
B. Tự luận
Câu 9. a. Vẽ sơ đồ mạch điện b. I = I1 = I2 = 3A: U 1 = U – U 2 = 6V – 3,5 V = 2,5 V | 1.5đ |
Câu 10. Nêu được 4 nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện. – Chỉ làm thí nghiêm với nguồn điên có hiệu điện thế dưới 40V. – Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện. – Không tự minh cham vào mạng điện và các thiết bị điện nếu chưa rỏ cách sử dụng. – Nếu có người bị điện giật thì không được cham vào người đó mà phải tìm cách ngắt mạch điện và gọi ngươi cấp cứu. | 1.5 đ |
Câu 11. Số Vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện là hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó. Nếu trên dụng cụ điện chỉ ghi 5 V . Để đảm bảo An toàn cho dụng cụ ta chỉ được mắc vào nguồn điện nhỏ hơn hoặc bằng 5V | 1.5đ |
Câu 12. 1 giờ = 60 phút Lượng đồng bám trên cực âm trong 1 giờ là : 0,15g : 5 X 60 = 18g | 1.5đ |
3. Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 7 có đáp án năm 2024 thông dụng nhất:
3.1. Đề thi:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Khi hai vật nhiễm điện đặt gần nhau thì có hiện tượng hút nhau. Ta có thể kết luận
A. chúng đều bị nhiễm điện âm.
B. chúng đều bị nhiễm điện dương.
C. chúng nhiễm điện khác loại.
D. các nhận định trên đều sai.
Câu 2. Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào?
A. Cọ xát vật.
B. Hơ nóng vật.
C. Bỏ vật vào nước nóng.
D. Làm cách khác.
Câu 3. Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Vật đó mất bớt điện tích dương.
B. Vật đó nhận thêm electron.
C. Vật đó mất bớt electron.
D. Vật đó nhận thêm điện tích dương.
Câu 4. Trong y học, người ta dùng điện để châm cứu chữa bệnh dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng sinh lí.
D. Tác dụng hóa học.
Câu 5. Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 1 là 12 V, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 là 7 V. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là
A. U = 19 V.
B. U = 5 V.
C. U = 7V.
D. U = 12V.
Câu 6. Vật nào sau đây là vật cách điện?
A. Một đoạn ruột bút chì.
B. Một đoạn dây thép.
C. Một đoạn dây nhôm.
D. Một đoạn dây nhựa.
Câu 7. Công việc nào sau đây không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?
A. Sử dụng các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V để làm thí nghiệm.
B. Tự sửa chữa các thiết bị điện được dùng với mạng điện dân dụng.
C. Sử dụng các dây dẫn, các dụng cụ sửa chữa điện có vỏ bọc cách điện.
D. Tuyệt đối không cho dòng điện có cường độ trên 70 mA đi qua cơ thể người.
Câu 8. Tác dụng phát sáng của dòng điện thể hiện qua hoạt động của dụng cụ nào dưới đây?
A. Chuông điện.
B. Đèn dây tóc.
C. Bình nóng lạnh.
D. Đèn LED.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. (2 điểm) a) Hãy giải thích tại sao khi thấy người bị điện giật, tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người đó.
b) Bản thân em cần phải làm gì để cứu người cấp tốc khi thấy người bị điện giật.
Bài 2. (2 điểm) Vẽ sơ đồ thiết kế mạch điện gồm một công tắc điều khiển hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 3 V vào nguồn điện dùng hai pin (loại 1,5 V) để đèn sáng bình thường?
Bài 3. (2 điểm) ). Điền số thích hợp vào chỗ trống:
a) 3 A = …. mA.
b) 80 mA = … A.
c) 600 mV = …. V.
d) 750 mV = …kV.
3.2. Đáp án:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Khi hai vật nhiễm điện đặt gần nhau hút nhau, chứng tỏ chúng đã nhiễm điện khác loại.
Chọn đáp án C
Câu 2.
Ta có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách cọ xát vật.
Chọn đáp án A
Câu 3.
Vật nhiễm điện âm là do vật đã nhận thêm electron.
Chọn đáp án B
Câu 4.
Người ta dùng điện để châm cứu chữa bệnh dựa trên tác dụng sinh lí của dòng điện.
Chọn đáp án C
Câu 5.
Vì hai bóng đèn mắc nối tiếp nên hiệu điện thế của nguồn bằng tổng hiệu điện thế trên mỗi đèn: U = U1 + U2 = 12 + 7 = 19 V
Chọn đáp án A
Câu 6.
– Một đoạn ruột bút chì, một đoạn dây thép, một đoạn dây nhôm đều là vật dẫn điện.
– Một đoạn dây nhựa là vật cách điện.
Chọn đáp án D
Câu 7.
Tự sửa chữa các thiết bị điện được dùng với mạng điện dân dụng là công việc không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Vì mạng điện dân dụng có hiệu điện thế 220 V, nếu không cẩn thận sẽ gây nguy hiểm chết người.
Chọn đáp án B
Câu 8.
A – tác dụng từ.
B – tác dụng nhiệt.
C – tác dụng nhiệt.
D – tác dụng phát sáng.
Chọn đáp án D
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. a) Vì cơ thể người là một vật dẫn điện. Khi ta chạm trực tiếp vào người bị điện giật, dòng điện có thể đi qua cơ thể và ta cũng sẽ bị điện giật.
b) Một số biện pháp để cứu người cấp tốc khi thấy người bị điện giật:
– Tìm cách ngắt nguồn điện.
– Gọi những người gần đó đến cấp cứu và gọi điện thoại vào số 115 hoặc 114 để gọi người cấp cứu.
– Nếu người bị điện giật đã bất tỉnh thì có thể tiến hành một số động tác hô hấp nhân tạo.
Bài 2.
– Để 2 đèn sáng bình thường, cần mắc 2 đèn song song vào hiệu điện thế có giá trị bằng hiệu điện thế định mức U = 3 V.
– Vì ta có hai pin 1,5 V nên để có hiệu điện thế 3 V ta cần mắc nối tiếp 2 pin.
– Công tắc điều khiển 2 bóng đèn nên công tắc được mắc nối tiếp với cụm đèn song song.
⇒”>⇒Ta có sơ đồ mạch điện như hình vẽ:
Bài 3.
a) 3 A = 3000 mA.
b) 80 mA = 0,08 A.
c) 600 mV = 0,6 V.
d) 750 mV = 0,00075 kV.