Đề thi bao gồm đáp án và bảng ma trận đề thi chi tiết giúp các bạn luyện tập, chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 6 lớp 6 sắp tới đạt kết quả cao. Đồng thời đây cũng là tài liệu cho giáo viên khi ra đề thi học kì 2 cho học sinh. Mời các em và thầy cô tham khảo chi tiết.
Mục lục bài viết
1. Cách đạt điểm cao môn Văn:
Cần nắm vững kiến thức + Mức độ đề thi Ngữ văn
Tại phần II – Cấu trúc cũng như mức độ yêu cầu của đề thi, Bộ GD&ĐT cũng đã đưa ra khuyến nghị về việc ra đề thi tuyển sinh môn Tiếng Anh như sau:
Cần chia bài kiểm tra thành nhiều phần để thuận lợi cho việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng rộng hơn. Đặc biệt, quá trình chấm điểm cũng sẽ chính xác và diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều. Theo đó, bài thi chỉ cần quy định mức điểm cho từng phần. Ngoài ra, mỗi đề cũng sẽ yêu cầu trình bày cảm nhận, thuyết minh, phân tích,… liên quan đến tác phẩm văn học (nghiên cứu có thể là một khía cạnh, đoạn trích,… của tác giả tác phẩm). Nên có đề tổng hợp, yêu cầu vận dụng mức độ hiểu biết nhiều tác phẩm văn học. Đừng hỏi những câu hỏi quá khó. Lưu ý, cần tránh thi thiên về sao chép tài liệu.
Cần xác định đầy đủ, chính xác tất cả các yêu cầu của bài thi
Trước khi bắt đầu làm bài, thí sinh cần dành thời gian đọc kỹ, nhận diện đầy đủ từng yêu cầu của bài thi xét về từng khía cạnh như dạng bài thi, cần xác định câu hỏi áp dụng kỹ năng nào của nghị luận xã hội hay nghị luận văn học, tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa hai dạng bài này.
2. Đề thi cuối kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án đề số 1:
2.1. Đáp án:
I. Phần đọc hiểu (5 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN
Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tôi nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.
Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)
Câu 1 (1 điểm) Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào? Được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể có trong câu chuyện không?
Câu 2 (0,5 điểm) Chim Én giúp Mèn đi chơi bằng cách nào?
Câu 3 (0,5 điểm) Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
Câu 4 (1,0 điểm) Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất tốt đẹp nào? Em suy nghĩ gì về hành động của Dế Mèn?
Phần 2. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy để nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác.
Câu 2 (5 điểm): Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
2.2. Đáp án:
Câu | Yêu cầu | Điểm | |||
I. Đọc hiểu | |||||
1
| – Các nhân vật: Chim Én, Dế Mèn – Ngôi thứ 3. – Người kể không có trong truyện. | 0,5đ 0,25 0,25 | |||
2
| – Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. | 0,5 | |||
3 | So sánh: nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành. | 0,5 | |||
4 | HS nêu được theo hướng: – Chim Én: Nhân ái, giúp đỡ người khác. – Dế Mèn: Ích kỉ, ngu ngốc. |
0,5 0,5 | |||
Phần II. Làm văn | |||||
Câu 1 (2 điểm): Nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác. HS bộc lộ suy nghĩ theo hướng: | |||||
Mỗi người đều có sự khác biệt, không ai giống ai, vì thế nên tôn trọng sự khác biệt. | 0,5 | ||||
Vì sao cần tôn trọng sự khác biệt hình thức: hình thức không quan trọng bằng tính cách, tâm hồn tài năng. | 0,75 | ||||
Nếu ai đó khiếm khuyết về mặt hình thức, cần cảm thông, chia sẻ với họ | 0,75 | ||||
Chế giễu sẽ làm tổn thương người khác dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. (Học sinh có thể diễn đạt bằng từ ngữ khác nhưng phải làm nổi bật lời khuyên không nên chế giễu người khác thì vẫn được tính điểm.) | 0,5 | ||||
Hình thức | Viết đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, dùng từ đặt câu, ngữ pháp, ngữ nghĩa đảm bảo chính xác | 0,5 | |||
Câu 2 (5 điểm): Kể lại một trải nghiệm. | |||||
– Mở bài: giới thiệu sơ lược về trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. – Thân bài: + Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hòa cảnh xảy ra câu chuyện. + Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. + Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng. + Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm. – Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. | 0.5 3.25
0.5 | ||||
Các tiêu chí về hình thức phần II viết bài văn: 0,75 điểm | |||||
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt. | 0,25 | ||||
Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc. | 0,25 | ||||
Bài làm cần kết hợp giữa – miêu tả – biểu cảm hợp lí. | 0,25 |
3. Đề thi cuối kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án đề số 2:
3.1. Đề bài:
I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng, thời Xuân Thu chiến quốc Tề Trang Công đi săn, giữa đường gặp một con bọ ngựa, nghểnh đầu giơ càng ra để chặn xe vua lại. Vua hỏi quần thần: “Con gì đấy?” một lính hộ giá thưa: “Một con bọ ngựa không tự lựa sức mình!”. Câu này về sau cho đến nay thành thành ngữ “Bọ ngựa không biết lượng sức”. Đúng là bọ ngựa cản xe, cũng hơi quá đáng, nhưng nó có đôi tay lợi hại, côn trùng thấy nó đều phải ngại.
Bọ ngựa có một đôi chân trước, co trước ngực, trên cái cổ dài là một cái đầu nhỏ hình tam giác bẹt. Trên chiếc miệng nhỏ xíu có một cặp hàm đen tía xấu xí, cổ nó rất mềm mại, có thể quay đầu đi mọi phía. Thần thái của nó rất nhu mì.
Lúc thường, bọ ngựa đậu trên cây, màu thân nó hòa vào với môi trường làm một, nên rất khó phát hiện. Nó thường nghênh đầu, giơ chân, quan sát tình địch. Khi phát hiện mục tiêu, như tên bắn, phóng đôi dao quắm ra vồ mồi, chẳng bao giờ vồ trượt.
Bọ ngựa là côn trùng ăn thịt. Nó ăn châu chấu, ruồi, nhặng, muỗi, bướm ngài, đa số là côn trùng có hại. Một con bọ ngựa trong 2- 3 tháng, ăn hết 700 con muỗi. Sở dĩ nó bắt mồi chính xác là vì cặp mắt kép của nó có hệ thống ngắm hoàn chỉnh. Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng….
(Trích Bách khoa toàn thư tuổi trẻ, thiên nhiên và môi trường, Nguyễn văn Thi – Nguyễn Kim Đô dịch, NXB Phụ nữ, lưu chiểu 2002, tr.511- 512)
Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1. Đoạn trích cung cấp cho người đọc thông tin chính nào?
A. Đặc điểm của con bọ ngựa.
B. Một truyền thuyết Trung Quốc thời Xuân Thu chiến quốc.
C. Bọ ngựa cản xe Tề Trang Công, hơi quá đáng.
D. Con trùng thấy bọ ngựa đều ngại.
Câu 2. Những từ nào sau đây là từ láy?
A. bọ ngựa
B. nhỏ xíu
C. truyền thuyết
D. mềm mại
Câu 3. Chức năng của trạng ngữ trong câu: “Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng.”?
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ mục đích
C. Chỉ phương tiện
D. Chỉ địa điểm
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong câu văn: “Thần thái của nó rất nhu mì.”?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 5. Dòng nào nêu không đúng tác dụng của biện pháp tu từ được xác định ở câu hỏi 4?
A. Gợi tả hình ảnh một con bọ ngựa hiền lành, nết na như người con gái.
B. Con bọ ngựa trở nên vô cùng sinh động, gần gũi và dễ thương.
C. Tạo ấn tượng sâu sắc, lôi cuốn cho người đọc.
D. Lý giải sự lợi hại của con bọ ngựa.
Câu 6. Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học.
Câu 7. Đoạn trích đã đem đến cho em những hiểu biết và bài học gì? (Trình bày 1 đoạn văn từ 5-> 7 câu).
II. Viết (6,0 điểm)
Trường học là ngôi nhà thứ hai với biết bao điều đáng để các em quan tâm: tình thầy trò, quan hệ bạn bè, bạo lực học đường, rác thải, gian lận trong kiểm tra,… Em hãy viết một bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm nhất trong nhà trường hiện nay.
3.2. Đáp án:
I. Đọc hiểu
– Câu 1 đến câu 5 mỗi đáp án đúng được tối đa 0.5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | D | C | B | D |
– Câu 6: Tối đa được 0.5 điểm.
Điểm | Tiêu chí | Ghi chú |
0.5 | – Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ. (0,25) – Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa. (0,25) | – Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học.
|
0.25 | – Đạt ½ yêu cầu: + Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ . + Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa. | |
0 | – HS chưa đặt được hoặc đặt câu không đúng yêu cầu. |
– Câu 7: Tối đa được 1 điểm.
Điểm | Tiêu chí | Ghi chú |
1 | – HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25) – Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25) – Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết sâu sắc và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,…(0,5) | – Nội dung: HS trình bày những hiểu biết và bài học của bản thân sau khi đọc đoạn trích. – Hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.
|
0.75 | – HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25) – Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25) – Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết mới và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,…(0,5) | |
0.5 | – HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu nhưng còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. (0,25) – Qua đoạn trích, trình bày hiểu biết và bài học của bản thân về con bọ ngựa. (0,25) | |
0.25 | – HS viết 1 đoạn văn nhưng còn chưa đúng thể thức, chưa đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu, nhưng còn mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp. – Trình bày được hiểu biết, bài học của mình nhưng còn lộn xộn. | |
0 | – HS chưa viết 1 đoạn văn đúng thể thức hoặc không viết. – Chưa trình bày được những hiểu biết, bài học của bản thân. |
II. Viết
Tiêu chí | Nội dung/Mức độ | Điểm |
1 | Đảm bảo cấu trúc bài văn (theo kiểu bài yêu cầu trong đề) | 0,5 |
2 | Xác định đúng vấn đề (cần giải quyết theo yêu cầu của đề) | 0,5 |
3 | Triển khai vấn đề (theo yêu cầu của đề) (Cần chi tiết hóa điểm cho mỗi ý cụ thể khi triển khai vấn đề và thống nhất trong Hội đồng chấm kiểm tra nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt khuyến khích tư duy sáng tạo của HS) | 3,5 |
4 | Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 |
5 | Sáng tạo | 1 |
4. Vai trò của môn ngữ văn trong chương trình giáo dục:
Văn học là môn học mang tính công cụ và thẩm mĩ – nhân văn; giúp học sinh có phương tiện thông tin, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao quý của văn hóa, văn học và chữ Quốc ngữ.
5. Ma trận đề thi môn văn lớp 6 kì 2:
Mức độ Tên Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao |
| |||
1. Văn học Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh). | – Nhận biết được lời kể chuyện của nhân vật và sự việc trong đoạn văn. – Nêu được ý nghĩa của truyện.
| – Hiểu và lí giải được tâm trạng của nhân vật thông qua đoạn văn. |
|
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 3/4 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1/4 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% |
|
| Số câu: 1 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30 % |
2.Tiếng Việt – Biện pháp tu từ. – Các thành phần chính của câu. | – Nhận biết được chủ ngữ, vị ngữ trong câu đã cho. | – Học sinh hiểu và phân tích được dụng ý của tác giả khi sử dụng phép tu từ trong văn cảnh cụ thể. |
|
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 1/2 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10 % | Số câu: 1/2 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10 % |
|
| Số câu: 1 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20 % |
3. Tập làm văn – Tả người | – Nhận biết được những yêu cầu của kiểu bài văn miêu tả. Xác định được các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu sẽ tả trong bài làm. Biết sử dụng đúng phương pháp tả người. | – Hiểu và viết đúng thể loại văn miêu tả. Tuân thủ theo đúng yêu cầu về bố cục ba phần của một bài tập làm văn. Có những hiểu biết về đối tượng để miêu tả một cách chân thực và hiệu quả nhất. | – Biết vận dụng những kiến thức đã học về đặc điểm nội dung, hình thức… của kiểu bài tập làm văn miêu tả để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh. Vận dụng linh hoạt giữa miêu tả với tự sự hoặc biểu cảm để nội dung của bài được hay, sinh động, nổi bật đối tượng miêu tả trong bài. | – Bài tả sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn, hiệu quả các phương pháp, các phép tu từ, các phương thức biểu đạt…trong quá trình miêu tả. Hành văn trong sáng, lôi cuốn, thuyết phục được người đọc, người nghe |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% |
Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 1,0% | Số câu: 1 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% |
Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 1 Số điểm: 5,0 Tỉ lệ: 50% |
Tổng số câu Tổng điểm Tỉ lệ % | Số câu: 1 Số điểm: 4,0 Tỉ lệ: 40% | Số câu: 1 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30 % | Số câu: 1 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20 % |
Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10 % | Số câu: 3 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % |