Môn Khoa Học Tự Nhiên là một trong những môn học được coi là cơ bản và quan trọng nhất trong giáo dục. Dưới đây là những mẫu đề thi cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 có đáp án, mời bạn đọc cùng đón xem
Mục lục bài viết
1. Đề thi cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 có đáp án mới nhất:
1.1. Đề thi:
Phần 1 Trắc nghiệm
Câu 1: Chất cách điện là những chất :
A. Chỉ cho phép các electron đi qua.
B. Không cho các điện tích chạy qua.
C. Không có khả năng nhiễm điện.
D. Có thể cho các dòng điện dịch chuyển.
Câu 2: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Chân không
B. Bức tường bê tông
C. Nước biển
D. Tầng khí quyển bao quanh Trái đất.
Câu 3: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề
B. Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng
C. Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn
D. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn
Câu 4: Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Vật đó mất bớt điện tích dương
B. Vật đó nhận thêm electron
C. Vật đó mất bớt electron
D. Vật đó nhận thêm điện tích dương
Câu 5: Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
A.Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng phát sáng
C. Tác dụng từ
D. Tác dụng hóa học
Câu 6: Có 40g Ca tác dụng hết với m g khí O2 thu được 72g CaO. Giá trị m là ?
A. 32g
B. 8g
C. 16g
D. 24g
Câu 7: Hiện tượng nào khác với các hiện tượng còn lại?
A. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi
B. Dây sắt được cắt nhỏ rồi tán thành đinh.
C. Rượu để lâu trong không khí thường bị chua
D. Hòa tan muối vào nước được dung dịch
Câu 8: Khi trong cơ thể thiếu hoocmon insulin sẽ bị bệnh nào?
A. Đái tháo đường.
B. Rối loạn tiết hoocmon.
C. Béo phì.
D. Bướu cổ .
Câu 9: Tỉ khối của khí X so với H2 bằng 17. Khối lượng mol phân tử của khí X bằng
A. 34 gam/mol
B. 34 gam
C. 17 gam/mol
D. 34 đvC
Câu 10: Ý nghĩa của một phương trình hóa học cho biết những ý nào ?
a. Tên chất tham gia phản ứng ,chất sản phẩm tạo thành và tỷ lệ các phân tử
b. Tên chất tham gia phản ứng ,chất sản phẩm tạo thành và tỷ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố
c. Tên chất sản phẩm tạo thành, chất tham gia phản ứng và tỷ lệ số nguyên tử hay phân tử các chất
d. Tên chất tham gia phản ứng ,chất sản phẩm tạo thành và tỷ lệ các nguyên tố có trong các chất
Câu 11: Tuyến nội tiết giữ vai trò chỉ đạo hoạt động các tuyến nội tiết khác là:
A. Tuyến trên thận.
B. Tuyến tụy.
C. Tuyến giáp.
D. Tuyến yên .
Câu 12: Đây là phần phát triển và lớn nhất của não bộ:
A. Hành tủy.
B. Não trung gian.
C. Đại não.
D. Tiểu não.
Câu 13: Sức khỏe của con người do yếu tố nào quy định
A. Di truyền
B. Môi trường
C. Lối sống
D. Cả A, B và C
Câu 14: Trong các phòng thu thanh, người ta treo các tấm nhung hoặc các tấm vải nỉ xung quanh phòng nhằm mục đích:
A. Chống ô nhiễm tiếng ồn, bảo vệ môi trường người hát.
B. Cách nhiệt để phòng thu mát mẻ hơn khi thu thanh.
C. Làm cho âm thu vào to hơn để băng đĩa phát tiếng to hơn.
D. Chống phản xạ âm, tăng chất lượng âm thanh thu được.
Phần 2 tự luận (6,5 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Em phải đứng cách xa núi ít nhất bao nhiêu để tại đó em nghe được tiếng vang, tiếng nói của mình? Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
Câu 2: (1,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn trong dung dịch có chứa 7,3 gam axit Clohidric HCl, thu được m g Kẽm Clorua ZnCl2 và 0,2 gam khí Hidro thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy:
a. Lập PTHH của phản ứng?
b. Viết biểu thức khối lượng áp dụng định luật bảo toàn khối lượng với phản ứng trên?
c. Tính m?
Câu 3: (1,0 điểm) Axit Axetic (C2H4O2) có trong thành phần của giấm ăn. Hãy tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong phân tử Axit Axetic.
Câu 4:(1,0 điểm)
So sánh tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết?
Câu 5: (1,5 điểm)
a. Cho biết vị trí, vai trò, cấu tạo của tuyến yên?
b. Phản xạ không điều kiện là gì? Phản xạ có điều kiện là gì? Lấy ví dụ về mỗi loại phản xạ?
Cho biết mối liên quan giữa hai loại phản xạ trên trong quá trình học tập?
(Cho: H=1; C=12; N=14;O=16;Na=23; P=31;Cl=35,5; S=32, Zn=65)
1.2. Đáp án:
Phần 1 Trắc nghiệm (3,5đ)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Ðáp án | B | A | D | B | C | A | C | A | A | C | D | C | D | A |
Phần 2 Tự luận (6,5đ)
Câu 1: (1,5 điểm) Để có tiếng vang trong không khí thì thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được âm phản xạ tối thiểu phải bằng . Trong khoảng thời gian đó âm đi được quãng đường là:
S = v.t = . Vậy để nghe được tiếng vang, tiếng nói của mình thì phải đứng cách núi ít nhất là 22,7:2 = 11,35m
Câu 2: (1,5 điểm)
a. PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
c. m= (6,5+7,3)-0,2 = 13,6 g
Câu 3: (1,0 điểm)
%C = 40%; %H= 6,67%; %O= 53,33%.
Câu 4: (1,0 điểm) So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết:
– Giống nhau: Các TB tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết
– Khác nhau: Tuyến nội tiết: Chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích.
Tuyến ngoại tiết: Chất tiết theo ống dẫn tới các cơ quan tác động
Câu 5: (1,5 điểm)
a. là tuyến nhỏ nằm trên nền sọ, liên quan với vùng dưới đồi. Tuyến yên đóng vai trò chỉ huy hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác. Cấu tạo tuyến yên gồm: thùy trước và thùy sau, thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ em, có tác dụng đến sự phân bố sắc tố da. (0,75 điểm)
b. – Phản xạ không điều kiện khi sinh ra đã có, trả lời các kích thích tương ứng (không điều kiện), có tính di truyền và mang tính chủng loại, số lượng hạn định, bền vững, cung phản xạ đơn giản, trung ương ở trụ não tủy sống.
– Phản xạ có điều kiện hình thành trong quá trình học tập, trả lời các kích thích bất kì, không di truyền và mang tính chủng loại, số lượng không hạn định, dễ mất khi ko củng cố, cung phản xạ phức tạp, trung ương nằm ở đường liên hệ tạm thời.
Tuy có điểm khác nhau nhưng chúng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau: Phản xạ ko điều kiện là cơ sở thành lập phản xạ có điều kiện. Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện, kích thích có điều kiện phải tác động trước một thời gian ngắn để hình thành phản xạ.
2. Đề thi cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 có đáp án chọn lọc:
2.1. Đề thi:
Phần 1: Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1. Loài nào không sinh sản bằng hình thức vô tính?
A. Trùng giày.
B. Trùng roi.
C. Trùng biến hình.
D. Cá chép.
Câu 2. Nơi nào sau đây không có từ trường?
A. Xung quanh dây dẫn.
B. Xung quanh nam châm hình chữ U.
C. Xung quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua.
D. Xung quanh Trái Đất.
Câu 3. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với
A. sự chuyển hoá của sinh vật.
B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sống của sinh vật.
Câu 4. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình
A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.
B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường.
C. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.
D. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.
Câu 5. Ở thực vật các chất nào dưới đây được vận chuyển từ rễ lên lá
A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
C. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.
Câu 6. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là
A. chất hữu cơ và chất khoáng.
B. nước và chất khoáng.
C. nước, chất hữu cơ và chất khoáng.
D. chất hữu cơ và nước.
Câu 7. Sản phẩm của quang hợp là?
A. Nước, carbon dioxide.
B. Glucose, nước.
C. Ánh sáng, diệp lục.
D. Oxygen, glucose.
Câu 8. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích
A. từ môi trường.
B. từ môi trường ngoài cơ thể.
C. từ môi trường trong cơ thể.
D. từ các sinh vật khác.
Câu 9. Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là
A. các nhận biết.
B. các kích thích.
C. các cảm ứng.
D. các phản ứng.
Câu 10. Tập tính động vật là
A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Câu 11. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây:
1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá.
2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây.
3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm.
4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.
Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 3, 1, 2, 4.
C. 4, 2, 3, 1.
D. 3, 2, 1, 4.
Câu 12. Sinh trưởng ở sinh vật là
A. sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
B. sự tăng lên về khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
C. sự tăng lên về kích thước cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
D. biến đổi diễn ra trong đời sống của cá thể.
Câu 13. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là
A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.
Cho sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch như sau;
Câu 14. Thứ tự các giai đoạn phát triển đúng là:
A. ếch trưởng thành, trứng, nòng nọc, ếch con.
B. nòng nọc, ếch trưởng thành, trứng, ếch con.
C. trứng, ếch con, nòng nọc, ếch trưởng thành.
D. trứng, nòng nọc, ếch con, ếch trưởng thành.
Câu 15. Có mấy hình thức sinh sản?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình
A. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
B. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thanh hợp tử, hợp tử phát triển tạo thành cơ thể mới.
D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
Phần 2: Tự luận: (6 điểm)
Câu 17. (0,5 đ) Mô tả cấu tạo của la bàn.
Câu 18. (0,5 đ) (TH) Nêu các đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp?
(1,0 đ) Hoàn thành phương trình quang hợp dạng chữ:
Ánh sáng
………(1)………….+……..(2)……. ————->………(3)………….+……..(4)…….
Diệp lục
Câu 19. (1 đ) (VDC) : Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại?
Câu 20. (0,5đ). Nêu vai trò của tập tính đối với động vật.
Câu 21. (1,0đ)(TH): Cho sơ đồ vòng đời của muỗi:
Em hãy kể tên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi?
Câu 22. (1,5đ)(VD): Trình bày các ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn?
2.2. Đáp án:
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
1D | 2A | 3D | 4D | 5C | 6B | 7D | 8A |
9B | 10D | 11B | 12A | 13A | 14D | 15B | 16A |
Phần 2: Tự luận: (6 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 17. (0,5đ) | La bàn là dụng cụ dùng để xác định hướng, một la bàn thường có: – Kim nam châm đặt lên trụ xoay được thiết kế theo dạng hình lá dẹt,mỏng, nhẹ một đầu được sơn đỏ để chỉ hướng bắc và đầu còn lại được sơn xanh( hoặc trắng) để chỉ hướng nam được đặt trong vỏ kim loại thường bằng nhôm hoặc nhựa có gắn cố định 1 mặt chia độ. – Mặt kính của la bàn giúp bảo vệ kim nam châm. |
0,5 |
Câu 18. (1,0 đ)
(0,5 đ) | (1) Cacbondioxde/ nước (2) Nước/ Cacbondioxde (3) Glucoze/ Oxyzen (4) Oxyzen/ Glucoze | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
– Phiến lá có dạng bản mỏng, diện tích bề mặt lớn giúp lá nhận được nhiều ánh sáng, phiến lá có nhiều gân lá giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp – Biểu bì lá có nhiều khí khổng cho phép CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, và O2 từ tế bào lá khuếch tán ra môi trường. – Tế bào lá có nhiều lục lạp chứa diệp lục giúp hấp thụ ánh sáng đảm bảo cho quá trình quang hợp diễn ra liên tục. |
0,5 | |
Câu 19. (1 đ) | Nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại thì các tế bào thiếu oxygen và các chất dinh dưỡng, sự trao đổi chất trong tế bào dừng lại và tế bào có thể chết. Cơ thể sẽ bị nhiễm độc bởi các chất bài tiết trong tế bào do không được thải ra bên ngoài. Cơ thể sẽ có nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. | 1 |
Câu 20. (0,5) | Vai trò của tập tính đối với động vật: – Hình thành tập tính tốt cho vật nuôi: ăn, ngủ đúng giờ, đi vệ sinh đúng chỗ, nghe hiệu lệnh đến ăn – Giúp ứng dụng vào các công việc trong sản xuất của con người như: đánh bắt, huấn luyện động vật |
0,25 0,25 |
Câu 21. (1,0 đ) | Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi: Gồm 4 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1: Đẻ trứng Giai đoạn 2: Ấu trùng (lăng quăng) Giai đoạn 3: Nhộng (cung quăng) Giai đoạn 4: Muỗi trưởng thành
|
0,5
0,5
|
Câu 22. (1,5 đ) | Trình bày các ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn: – Nhân giống vô tính cây – Nuôi cấy mô Lấy ví dụ
| 1
0,5 |
3. Ma trận đề thi cuối kì 2 môn khoa học tự nhiên lớp 7:
STT | Nội dung | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | |||
1 | Chủ đề 6: Từ (9t đã kt) |
| 2 |
| 2 |
|
|
|
| 0 | 4 | 1đ |
2 | Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật: (13t đã kt) |
| 1 |
| 1 | 2 ý |
|
|
| 2 ý | 2 | 1,5đ |
3 | Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật: (14t chưa kt) | 2 ý | 3 |
| 4 |
|
| 1 ý |
| 3 ý | 7 | 3,25đ |
4 | Chủ đề 8: cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật (4t) |
| 2 |
| 1 |
|
|
|
| 0 | 3 | 0,75đ |
5 | Chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (7t) |
| 2 | 2 ý |
|
|
|
|
| 2 ý | 2 | 1,5đ |
6 | Chủ đề 10: Sinh sản ở sinh vật (8t) |
| 2 |
|
| 2 ý |
|
|
| 2 ý | 2 | 1,5đ |
7 | Chủ đề 11: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất (2t) |
|
|
|
|
|
| 1 ý |
| 1 ý |
| 0,5đ |
Tổng số câu TL/TN | 2 ý | 12 | 2 ý | 8 | 4 ý | 0 | 2 ý | 0 | 10 ý | 20 |
| |
Tổng số điểm TL/TN | 1đ | 3đ | 1đ | 2đ | 2đ | 0 | 1,0 | 0 | 5đ | 5đ | 10đ | |
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% | 50% | 50% | 100% |