Vận chuyển hàng hóa? Vận tải hàng hóa bằng ô tô?
Ngày nay, hoạt động vận tải đã gắn liền với nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, lao động hàng ngày của con người và không thể thiếu trong một xã hội có phân công lao động. Tất cả chúng ta đều từng là chủ thể tham gia vào vận tải, nhất là đối với vận tải hàng hóa. Vơi sự phát triển của internet và công nghệ, việc vận tải hàng hóa, vật liệu trở nên thiết yếu và luôn diễn ra hằng ngày ở khắp mọi miền của Tổ quốc. Vận chuyển là nhu cầu quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nhằm mục đích thay đổi vị trí của hàng hóa và con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau. Trong quá trình tham gia vào vận tải, các phương tiện cũng phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật Việt Nam. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về vấn đề ô tô chở vật liệu làm rơi vãi ra đường bị xử phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Vận chuyển hàng hóa:
1.1. Vận chuyển hàng hóa là gì?
Ta có thể hiểu đơn giản, vận chuyển hàng hóa là việc giao nhận hàng hóa di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Thông thường vận chuyển hàng hóa sẽ gắn với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và có sự thỏa thuận và kí kết hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng và người nhận hàng.
Khi nền kinh tế hàng hóa đã ra đời thì công việc vận chuyển hàng hóa luôn đi đôi và có vai trò cực kỳ quan trọng với cuộc sống con người. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa ra đời là nhu cầu thiết yếu giúp cho việc vận chuyển hàng hóa được dễ dàng hơn. Hơn nữa, hàng ngày chúng ta đều phải di chuyển bằng xe máy, ô tô, hay máy bay. Còn đối với các hàng hóa tiêu dùng tại các trung tâm mua bán được vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt,…. Nguyên vật liệu sản xuất được khai thác và vận chuyển từ vùng nguyên liệu đến nơi địa điểm sản xuất bằng ô tô, tàu hỏa, tàu biển,…
Qua đó, ta nhận thấy việc vận chuyển hàng hóa đóng một vai trò trọng yếu của các khâu phân phối và lưu thông hàng hóa, hoạt động vận chuyển hàng hóa là không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Sự ra đời của các dịch vụ vận chuyển hàng hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn.
1.2. Các hình thức vận chuyển hàng hóa:
Tùy vào khoảng cách địa lý và số lượng hàng hóa khác nhau mà sẽ dẫn đến vận tải bằng các phương tiện khác nhau. Hiện nay dịch vụ vận tải cũng được tiến hành thông qua các hình thức sau đây:
+ Thứ nhất, đường bộ.
+ Thứ hai, đường sắt.
+ Thứ ba, đường thủy.
+ Thứ tư, đường hàng không.
+ Cuối cùng là đường ống.
Trong đó, vận tải đường bộ bao gồm ô tô và hệ thống đường xá. Do có một số đặc thù riêng nên đôi khi được xem là một phương thức riêng biệt với vận tải đường bộ. Vận tải thủy gồm vận tải đường biển và vận tải đường sông. Vận tải đường không sử dụng máy bay là phương tiện duy nhất.
1.3. Đối tượng tham gia dịch vụ vận chuyển hàng hóa:
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa sẽ có nhiều đối tượng tham gia, phổ biến bao gồm các đối tượng sau đây:
– Người mua hàng: người mua hàng sẽ đứng tên trong hợp đồng thương mại và trả tiền mua hàng.
– Người bán hàng: người bán hàng cũng sẽ được ghi tên trong hợp đồng thương mại.
– Người gửi hàng: người gửi hàng sẽ gửi hàng và ký hợp đồng vận tải với người giao nhận vận tải.
– Người nhận hàng: người có quyền nhận hàng hóa và sẽ được một khoản tiền công sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
– Người gửi hàng: người gửi hàng sẽ gửi hàng và trực tiếp ký hợp đồng với bên vận tải.
– Người vận tải, hay người chuyên chở: là bên thực hiện vận chuyển hàng từ điểm giao đến điểm nhận theo hợp đồng vận chuyển.
– Người giao nhận vận tải: đây là người trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển, nhưng đứng tên người gửi hàng được quy định trong hợp đồng với người vận tải.
1.4. Đặc điểm của vận chuyển hàng hóa:
Vận chuyển hàng hóa có những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Đặc điểm thứ nhất: Vận chuyển hàng hóa là sản phẩm dịch vụ nên không thể nhìn thấy, nghe thấy, cầm nắm hay cảm nhận được bằng xúc giác. Người mua không thể biết trước hàng hóa có được vận chuyển đúng lịch trình hay có đảm bảo an toàn hay không cho đến khi họ nhận được hàng hóa.
– Đặc điểm thứ hai: Nhu cầu vận chuyển không ổn định và thường dao động do nhu cầu thời kỳ cao điểm vào các dịp lễ tết và thời kỳ thấp điểm sẽ khiến cho hoạt động của vận chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng.
– Một đặc điểm rất quan trọng nữa là chất lượng của dịch vụ vận chuyển hàng hóa thường không ổn định do nhiều yếu tố khách quan, ví dụ như điều kiện thời tiết, hạ tầng giao thông,… và cả những yếu tố chủ quan ví dụ như: chất lượng của phương tiện vận chuyển, bến bãi, tai nạn,… Đặc điểm này làm tác động không nhỏ đến tính ổn định của vận chuyển hàng hóa.
2. Vận tải hàng hóa bằng ô tô:
2.1. Quy định của pháp luật về vận tải hàng hóa bằng ô tô:
Theo Điều 72
“1. Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn;
b) Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi.
2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe;
b) Chở người trong thùng xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi các cá nhân, tổ chức thực hiện vận chuyển hàng hóa rời bằng xe ô tô tải thì cần phải che đậy, không để rơi vãi.
Nếu trong trường hợp xe ô tô vận tải đã có bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi thì vẫn được coi là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Việc vận chuyển nguyên vật liệu đi trên đường phải bảo đảm tuân thủ các quy tắc của luật giao thông đường bộ trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt đối với hàng hóa, vật liệu dễ rơi vãi thì phải bảo đảm không quá tải, không để rơi vãi, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2.2. Ô tô chở vật liệu làm rơi vãi ra đường bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 20
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để dầu nhờn, hóa chất rơi vãi xuống đường bộ;
b) Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;
c) Lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải ra đường phố.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên, người điều khiển xe phương tiện ô tô chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường có thể bị phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định pháp luật nêu trên.
Theo đó, mức phạt đối với người điều khiển xe tải để hàng rơi vãi sẽ là từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Ngoài ra, theo khoản 6 Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“Điều 20. Xử phạt người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông:
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi vi phạm lỗi chở hàng rơi vãi thì các chủ thể tham gia giao thông không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Tuy nhiên, đối tượng đó sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
– Thứ nhất, buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
– Thứ hai, chở hàng rơi vãi nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù lỗi chở hàng rơi vãi không bị tước bằng lái xe của người điều khiển phương tiện giao thông nhưng để bảo đảm thi hành