Đề hình thành một hợp đồng, các bên sẽ thể hiện mong muốn xác lập quan hệ hợp đồng. Mong muốn giao kết hợp đồng có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi. Dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về đề nghị giao kết hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Đề nghị giao kết hợp đồng là gì?
Tại Khoản 1 Điều 386 quy định :”Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)”. Đề nghị giao kết hợp đồng được hiểu là một bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng với các bên còn lại, với mong muốn xác lập một hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng là một phần của quá trình ký kết hợp đồng.
Ví dụ về đề nghị giao kết hợp đồng:
– Khi A đi ra siêu thị mua đồ dùng cá nhân, khi đã chọn xong sản phẩm và đi thanh toán. Việc đi thanh toán chính là hành vi thể hiện đề nghị giao kết
– Công ty A gửi email đề nghị giao kết hợp đồng thuê dịch vụ lắp ráp thiết bị, vật tư cho công ty B. Việc này đã thể hiện rõ ý định của công ty A muốn giao kết hợp đồng với công ty B.
Đề nghị giao kết hợp đồng tiếng Anh là: “offer“
2. Đặc điểm của đề nghị giao kết hợp đồng:
Đề nghị giao kết hợp đồng phải được đưa ra bởi người có tư các giao kết, xác lập hợp đồng. Đối với bất kì quan hệ dân sự nào, để trở thành chủ thể của quan hệ dân sự đó, các chủ thể phải có tư cách chủ thể để tham gia quan hệ pháp luật dân sự đó. Chủ thể đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng phải có năng lực chủ thể và tư cách chủ thể để tham gia vào quan hệ pháp luật hợp đồng.
Đề nghị giao kết hợp đồng phải có nội dung rõ ràng, cụ thể. Đặc điểm này có thể hiểu rằng, mỗi đề nghị giao kết hợp đồng cần có những nội dung tối thiểu, nó thể hiện được bản chất và chủ đích của hợp đồng. Một đề nghị giao kết hợp đồng khó có thể có đầy đủ được những nội dung cơ bản của hợp đồng. Từ đó, có thể thấy mỗi đề nghị giao kết hợp đồng cần thể hiện rõ ràng mong muốn và sự thiện chí giao kết hợp đồng của bên đề nghị giao kết.
Đề nghị phải được gửi đến bên đã được xác định hoặc tới công chúng. Đề nghị giao kết hợp đồng có thể được gửi tới thể nhân, pháp nhân hoặc cá nhân. Pháp luật không giới hạn về số lượng các bên được gửi đề nghị giao kết hợp đồng. Tính “được xác định” ở đây thể hiện qua việc xác định được rõ tên của cá nhân, thể nhân, pháp nhân được gửi để nghị giao kết hợp đồng, cũng như xác định được địa chỉ cư trú( đối với cá nhân), trụ sở ( đối với pháp nhân), xác định được quốc tịch,… của chủ thể được gửi đề nghị giao kết hợp đồng.
Bên đề nghị thực sự có mong muốn tạo lập hợp đồng và chịu sự ràng buộc với đề nghị này. Đề nghị phải nghiêm túc, thể hiện ý chí, nguyện vọng thực sự của bên đề nghị về muốn cùng bên kia giao kết, xác lập hợp đồng và khi bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng tin tưởng rằng chỉ cần chấn nhận đề nghị giao kết hợp đồng đó thì hợp đồng sẽ dược ký kết. Chính sự chắc chắn đó tạo ra những ràng buộc pháp lý đối với bên đưa ra đề nghị.
3. Nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng:
Như trên phần đặc điểm, mỗi đề nghị giao kết hợp đồng cần phải thể hiện những nội dung tối thiểu của hợp đồng. Những nội dung đó bao gồm:
– Về các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng. Đây là nội dung cơ bản và bắt buộc trong một hợp đồng thông thường. Chủ thể của hợp đồng không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề phát sinh, xác lập hợp đồng mà còn liên quan đến tư cách của chủ thể ký hợp đồng, từ đó ảnh hưởng đến quyết định có thể tuyên hợp đồng vô hiệu. Tại đề nghị giao kết hợp đồng, cần cung cấp các thông tin như về tên, số điện thoại, số CMND/ CCCD( đối với các nhân), địa chỉ( đối với cá nhân) và trụ sở công ty ( đối với pháp nhân), email, fax,…
– Về đối tượng của hợp đồng: hợp đồng mà bên đề nghị đề nghị giao kết hướng tới là gì? Đối tượng là hàng hóa, dịch vụ, hay thực hiện công việc,… Bên cạnh đó, thông thường đề nghị giao kết hợp đồng thường có các thông tin về loại đối tượng, số lượng, chất lương… đối tượng của hợp đồng. Ví dụ trong đề nghị giao kết
– Về Nội dung hợp đồng: đây là những điều khoản khái quát về những gì bên đề nghị giao kết đưa ra, thể hiện mong muốn, ý chí của bên đề nghị giao kết hợp đồng…
– Về giá và phương thức thanh toán: Giá được hiểu là giá trị đối với đối tượng của hợp đồng hay còn được hiểu là giá trị của hợp đồng. Bên đề nghị sẽ đưa ra mức giá mong muốn của mình. Thường đi kèm với điều khoản về giá là điều khoản về phương thức thanh toán. Các bên sẽ thanh toán cho cho ai, thanh toán bằng tiền mặt, qua ngân hàng,… chia thành bao nhiêu đợt thanh toán, mỗi lần thanh toán bao nhiêu;….
– Về địa điểm, phương thức và thời gian thực hiện: bên đưa đề nghị giao cần cần xác định về địa điểm thực hiện hợp đồng tại đâu? ( Ví dụ như hợp đồng mua bán gạo ở trên thì gạo sẽ được giao tại đâu, địa điểm nào?); về thời gian thực hiện vào thời điểm nào, mỗi thời điểm thực hiện bao nhiêu ( Ví dụ: lần 1 giao hàng vào ngày…., giao với khối lượng….; lần 2 giao vào ngày… giao với khối lượng….)
– Về quyền và nghĩa vụ của các bên: Căn cứ vào các điều khoản về nội dung và giá trị hợp đồng, đồng thời dựa trên những quyền lợi chính đáng bên đề nghị sẽ đưa ra đề nghị của mình về điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Thông thường, đối với từng loại hợp đồng cụ thể thì pháp luật có quy định cơ bản nhất đối với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng đó.
– Thời hạn hợp đồng: Đây là điều khoản quan trọng đối với quá trình thực hiện hợp đồng trên thực tế. Các bên đề nghị đưa ra thời hạn bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng; Thời hạn thực hiện hợp đồng (thời gian giao hàng, thời gian thực hiện dịch vụ,…); Thời điểm kết thúc hợp đồng.
– Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại: Tương tự như trên, bên đề nghị cũng đưa ra các nội dung về việc phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trên cơ sở pháp luật và mong muốn của mình
– Chấm dứt hợp đồng: Cần phải có nội dung về các trường hợp chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng và hệ quả pháp lý của nó;…
– Giải quyết tranh chấp: Về cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, chọn con đường Tòa án hoặc Trọng tài để giải quyết nếu tranh chấp xảy ra.
Ngoài những nội dung trên, đề nghị giao kết hợp đồng còn có thể có các thông tin khác như về:
– Thời điểm giao kết hợp đồng có hiệu lực
– Thời hạn trả lời đề nghị giao kết
– Điều kiện rút, thay đổi đề nghị giao kết hợp đồng
– Điều kiện hủy bỏ giao kết hợp đồng.
– Thời điểm giao kết hợp đồng
4. Thay đổi, rút, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng dân sự:
Thay đổi, rút đề nghị giao kết hợp đồng
Trong trường hợp mong muốn của bên đề nghị giao kết hợp đồng có sự thay đổi, thì bên đề nghị có quyền được thay đổi rút đề nghị giao kết hợp đồng
Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong các trường hợp:
– Bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị. Chưa nhận được đề nghị có thể là đề nghị giao kết hợp đồng chưa gửi đến người được đề nghị hoặc cùng với thời điểm bên đề được nghị nhận được đề nghị.
– Bên đề nghị có nêu rõ điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị và điều kiện đó phát sinh thì được rút lại đề nghị
Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
Việc chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng.
– Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;
– Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;
– Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
– Khi
– Khi
– Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời
(Điều 391 Bộ luật dân sự 2015)
Tại Bộ luật dân sự 2015 đã bổ sung trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng là: “Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng”. Có thể hiểu, trong trường hợp bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì hợp đồng được hình thành. Đã xuất hiện quan hệ hợp đồng giữa bên đề nghị và bên được đề nghị. Do đó, sự tồn tại của đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt.
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt khi “Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.” (Điều 390 Bộ luật dân sự 2015).
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật dân sự 2015.