Đề luyện thi học sinh giỏi lớp 1 môn Tiếng Việt nhằm giúp các em ôn luyện, hệ thống lại các kiến thúc và kĩ năng làm bài tập môn Tiếng Việt lớp 1 ở mức nâng cao. Từ đó, giúp các em làm chủ môn học và chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi sắp đến.
Mục lục bài viết
1. Đề luyện thi học sinh giỏi lớp 1 môn Tiếng Việt có đáp án hay:
Bài 1: Nối các ô chữ sau thành câu theo 2 cách khác nhau
Có nhiều học sinh giỏi | Lớp em | Trong một học kỳ vừa qua |
Bài 2: Điền vào chỗ chấm cho phù hợp:
– k,c hay tr:
chương …ình ca múa nhạc | …ông viên |
…iên quyết | tiết …iệm |
– ng hay ngh, g, gh:
…ày hội | ngả …iêng | cái …áo |
…ánh thóc | …e hát | nghề …iệp |
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
dương mắt | cá diếc | cá giếc | cái cuốc | ||||
tổ cuốc | gan dạ | cái cuốc | quán hàng | ||||
níu no | tấp lập | lau chùi | nàng xóm | ||||
nàng tiên | cuốn truyện | đọc truyện | nói chuyện |
Bài 4: Nối thành tiếng đúng rồi viết lại:
Cột A | Cột B |
c | ia |
gh | â |
tr | ay |
ngh | ay |
k | ang |
g | eng |
qu | em |
Bài 5: Điền âm ,vần thích hợp vào chỗ chấm:
n hay l:
…o …ê …ò sưởi con …ươn …ạc đường …oay hoay …âng niu áo …en | quả …ê xe …u …o …ắng yên …ặng …ườm nượp ngọn …ửa khoai …ang |
Đáp án:
Bài 1:
Lớp em có nhiều học sinh giỏi trong học kì 1 vừa qua.
Trong học kì 1 vừa qua, lớp em có nhiều học sinh giỏi.
Bài 2:
– k,c hay tr:
chương trình ca múa nhạc. | công viên |
kiên quyết | tiết kiệm |
– ng hay ngh, g, gh:
ngày hội | ngả nghiêng | cái gáo |
gánh thóc | nghe hát | nghề nghiệp |
Bài 3:
S | dương mắt | Đ | cá diếc | S | cá giếc | Đ | cái cuốc |
S | tổ cuốc | Đ | gan dạ | Đ | cái cuốc | S | quán hàng |
S | níu no | S | tấp lập | Đ | lau chùi | S | nàng xóm |
Đ | nàng tiên | Đ | cuốn truyện | Đ | đọc truyện | Đ | nói chuyện |
Bài 4:
Cay, trang, kem, quay.
Bài 5:
no nê | quả lê |
lò sưởi | xe lu |
con lươn | lo lắng |
lạc đường | yên lặng |
loay hoay | nườm nượp |
nâng niu | ngọn lửa |
áo len | khoai lang |
2. Đề luyện thi học sinh giỏi lớp 1 môn Tiếng Việt có đáp án chi tiết:
Bài 1:
a. Tìm 2 tiếng có vần oong: …
Tìm hai tiếng có vần ooc: …
b. Viết 1 câu chứa tiếng có vần oong: ….
Viết 1 câu chứa tiếng có vần ooc: …
Bài 2: Nhớ và viết lại 1 khổ thơ mà em thích trong bài “Ngưỡng cửa.”
Bài 3:
a. Điền chữ ng hay ngh.
Bãi ô | Bé ủ trưa |
é ọ | Suy ĩ |
b. Điền vần uyêt hay iêt.
Trăng kh | Thanh kh |
Băng t | Luyện v |
Bài 4:
Hãy nhớ lại câu chuyện “ Trí khôn của ta đây” và trả lời các câu hỏi sau:
a. Câu chuyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
b. Trong các nhân vật đó em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
( Chữ viết và trình bày sạch đẹp 1 điểm)
ĐÁP ÁN:
Bài 1:
Tìm đúng mỗi tiếng có vần oong; ooc cho 1 điểm
Viết đúng mỗi câu cho 1 điểm.
Bài 2:
Nhớ viết đúng, đẹp, sạch sẽ 1 khổ thơ mà em thích cho điểm tối đa.( 5 điểm)
Bài 3: Điền đúng mỗi chữ cho 0,5 điểm.
a.
Bãi ngô | Bé ngủ trưa |
Nghé ọ | Suy nghĩ |
b.
Trăng khuyết | Thanh khiết |
Băng tuyết | Luyện viết |
Bài 4:
– Trả lời đúng câu a cho 2 điểm
Câu chuyện có 3 nhân vật( 1 điểm)
Nêu được: Bác nông dân, con trâu, con hổ. ( 1 điểm)
– Trả lời đúng câu b cho 2 điểm:
Nêu được nhân vật mà em thích. ( 1 điểm)
Nêu được lý do vì sao lại thích? ( 1 điểm)
( Chữ viết và trình bày sạch đẹp 1 điểm)
3. Đề luyện thi học sinh giỏi lớp 1 môn Tiếng Việt có đáp án đầy đủ:
Bài 1:
a. Điền vào chỗ trống c hay k :
…á chép | …iến vàng | …ẻ hàng | lá …ọ | …éo |
b. Điền vào chỗ trống ươc hay ươt và dấu thanh thích hợp:
M… mà | ng… xuôi | cây th… | th… tha | v… lên | tr… ngã |
Bài 2: Điền vào chữ in nghiêng dấu hỏi hay dấu ngã?
Chị ca | luy tre | Hoa kiêng | go keng | Cái vong |
Bài 3: Viết câu chứa tiếng:
– Có vần oăt:
– Có vần oeo:
– Có vần ươu:
– Có vần yêng:
Bài 4:
a. Điền r, d, gi vào chỗ trống:
…ỗ em | thú …ữ | làn …a | …ung …inh |
…ỗ ông | …ữ nhà | đi …a đi vào | …ập …ờn |
b. Viết 2 từ chứa tiếng có vần uynh: …
Viết 2 từ chứa tiếng có vần uych: …
c. Viết hoàn chỉnh câu ca dao sau:
Khôn ngoan ….
Gà cùng …
d. Điền dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng vào câu sau:
Môi net chư la môt bông hoa đep.
e. Nối ô chữ cho phù hợp:
Con gà | Trong xanh |
Bác Hồ | Báo thức |
Bầu trời | Kính yêu |
Đồng hồ | Gáy sáng |
Bài 5:
a. Hãy điền vần, tiếng thích hợp để hoàn chỉnh bài thơ sau: (2 điểm)
Tặng cháu.
Vở này ta tặng cháu yêu …
Tỏ chút lòng … cháu gọi là
M. cháu ra công mà học tập
Mai sau cháu giúp nước non …
– Hồ Chí Minh –
b. Hãy chép lại bài thơ trên:
Đáp án:
Bài 1:
a. Điền vào chỗ trống c hay k :
Cá chép | kiến vàng | Kẻ hàng | lá cọ | kéo |
b. Điền vào chỗ trống ươc hay ươt và dấu thanh thích hợp:
Mượt mà | ngược xuôi | cây thước | thướt tha | vượt lên | trượt ngã |
Bài 2: Điền vào chữ in nghiêng dấu hỏi hay dấu ngã?
Chị cả | luỹ tre | Hoa kiểng | gõ kẻng | Cái võng |
Bài 3: Viết câu chứa tiếng:
– Có vần oăt: Chú bé chạy loắt choắt.
– Có vần oeo: Con đường dài ngoằn ngoèo.
– Có vần ươu: Con hươu chạy trong rừng.
– Có vần yêng: Em rất thích ăn sầu riêng.
Bài 4:
a. Điền r, d, gi vào chỗ trống:
giỗ em | thú dữ | làn da | rung rinh |
giỗ ông | giữ nhà | đi ra đi vào | rập rờn |
b. Viết 2 từ chứa tiếng có vần uynh:
Viết 2 từ chứa tiếng có vần uych: huých tay, huynh đệ
c. Viết hoàn chỉnh câu ca dao sau:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
d. Điền dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng vào câu sau:
Mỗi nét chữ là một bông hoa đẹp.
e. Nối ô chữ cho phù hợp:
Con gà → gáy sáng
Bác Hồ → kính yêu
Bầu trời → trong xanh
Đồng Hồ → báo thức
Bài 5:
Tặng cháu.
Vở này ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là
Mong cháu ra công mà học tập
Mai sau cháu giúp nước non nhà
– Hồ Chí Minh –
4. Hướng dẫn cách học môn Tiếng Việt lớp 1 học sinh giỏi:
Để ôn tập môn Tiếng Việt lớp 1 học sinh giỏi, các em cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:
– Bảng chữ cái Tiếng Việt gồm 29 chữ cái, trong đó có 12 nguyên âm và 17 phụ âm. Các em cần nhớ tên, cách viết và cách phát âm của từng chữ cái.
– Các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, nguyên âm ba và nguyên âm dài. Các em cần biết cách ghép các nguyên âm với nhau để tạo thành các âm tiết khác nhau.
– Các vần đơn, vần kép và vần ba. Các em cần biết cách ghép các phụ âm với các nguyên âm để tạo thành các vần khác nhau.
– Các dấu thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Các em cần biết cách đặt dấu thanh cho các vần để thay đổi ý nghĩa của từ.
– Các loại từ: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ, liên từ, phó từ. Các em cần biết cách phân loại và sử dụng các loại từ trong câu.
– Cấu tạo của câu: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ. Các em cần biết cách xác định và bố trí các thành phần của câu một cách hợp lý.
– Các loại câu: câu kể, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán. Các em cần biết cách viết và sử dụng các loại câu trong giao tiếp và viết văn.
– Các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép. Các em cần biết cách đặt và sử dụng các dấu câu để làm rõ ý nghĩa và tạo điểm nhấn cho câu.
Ngoài ra, các em cũng nên đọc nhiều sách báo, truyện tranh, thơ ca để mở rộng vốn từ vựng và kiến thức và luyện viết nhiều bài văn theo các chủ đề khác nhau để rèn luyện kỹ năng viết và biểu đạt. Chúc các em ôn tập tốt!
* Để học tốt môn Tiếng Việt lớp 1 và đạt được kết quả học sinh giỏi, các em học sinh cần thực hiện những bước sau:
– Bước 1: Làm quen với các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, bao gồm 29 chữ cái và 12 thanh điệu. Các em nên nhớ tên, cách viết và cách phát âm của từng chữ cái và thanh điệu. Bạn có thể dùng các bài hát, trò chơi hay flashcard để học nhớ chúng một cách dễ dàng và vui vẻ.
– Bước 2: Học cách ghép âm để tạo thành các tiếng và từ. Biết được quy tắc ghép âm của Tiếng Việt, như vần đơn, vần kép, vần ba, phụ âm đầu, phụ âm cuối và nguyên âm; bbiết được cách đặt dấu thanh cho các tiếng và từ. Các em có thể dùng các bài tập, câu đố hay bảng ghép âm để luyện tập kỹ năng này.
– Bước 3: Học cách đọc và hiểu các câu và đoạn văn ngắn. Nên tập trung vào nội dung, ý nghĩa và cấu trúc của các câu và đoạn văn; biết được cách phân biệt các loại từ, như danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ và liên từ. Có thể dùng các sách giáo khoa, sách tham khảo hay truyện tranh để học đọc hiểu.
– Bước 4: Học cách viết đúng chính tả và rõ ràng. Nên ôn lại các kiến thức về chữ cái, ghép âm và dấu thanh để viết đúng các tiếng và từ. Các em cũng nên biết được cách viết hoa, viết thường, viết dấu câu và viết đoạn văn. Các em dùng các bài kiểm tra, bài viết hay bài sửa lỗi để rèn luyện kỹ năng này.
– Bước 5: Học cách diễn đạt ý kiến bằng lời nói và văn viết. Biết được cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với mục đích, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp; biết được cách sắp xếp ý kiến một cách logic, rõ ràng và thuyết phục. Có thể dùng các bài thuyết trình, bài luận hay bài phỏng vấn để phát triển kỹ năng này.