Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 11 học kì 2 là tài liệu ôn tập môn Lịch sử được tổng hợp giúp các bạn tự hệ thống kiến thức đã học trong môn Lịch sử lớp 11 học kì 2 khi bước vào các kì thì cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 11. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
- 1 1. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945):
- 2 2. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945):
- 3 3. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến năm 1884):
- 4 4. Chiến sự lan rộng ra toàn quốc cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1873-1884, nhà Nguyễn đầu hàng:
- 5 5. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX (tiếp):
- 6 6. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp:
- 7 8. Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam:
- 8 9. Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất:
1. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945):
I. Nguyên nhân gây ra chiến tranh thế giới thứ hai:
Mâu thuẫn giữa các nước phát xít với các nước tư bản:
– Các nước Đức, Ý, Nhật hình thành khối liên minh phát xít -> Phe trục (Béclin – Rôma – Tôkiô), khối phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược nhiều nơi trên thế giới.
– Thái độ của các nước lớn:
+ Liên Xô kiên quyết chống Chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
+ Anh, Pháp không liên kết với Liên Xô, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô.
+ Mĩ : Thực hiện đạo luật trung lập.
Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình.
II. Diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai:
Thời gian | Kết quả |
01/09/1939 | Ba Lan bị Đức thôn tính. |
07/12/1942 | Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng |
91/01/1942
| – Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập. – Tính chất của CTTG thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại. |
Đầu năm 1943 đến 08/1945 | – Tháng 02/1943, chiến thắng Xtalingrát đã tạo ra bước ngoặt của CTTG, Hồng quân Liên Xô và Đồng minh chuyển sang phản công khắp các mặt trận. – Ngày 9/5/1945, chính phủ mới của Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu. – Ở Châu Á – Thái Bình Dương: Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông bắc Trung Quốc và bắc Triều Tiên. Ngày 6 và ngày 8/8/1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. – Ngày 15/8/1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. CTTG thứ hai kết thúc. |
III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:
– CNPX Đức, Italia, Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống CNPX. Trong đó Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt CNPX.
– Gây hậu quả và tổn thất nặng nề: Hàng chục triệu người chết, hàng chục triệu người người bị thương, thiệt hại về vật chất 4000 tỷ đô la.
– CTTG thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
2. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945):
I. Những kiến sự kiện lớn của Lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945):
Thời gian | Sự kiện | Kết quả, ý nghĩa |
10/1917 | Cách mạng XHCN tháng Mười Nga thắng lợi. | – Thành lập chính quyền Xô Viết – Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, xóa bỏ chế độ bóc lột, mở đầu thời kì xây dựng chế độ XHCN. – Tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới. |
1939-1945 | Chiến tranh thế giới thứ 2 | – CNPX thất bại hoàn toàn. Đồng minh thắng lợi. – Chiến tranh làm thay đổi căn bản cục diện thế giới. |
II. Nội dung chính của Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945:
– Những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại.
– Chủ nghĩa xã hội xác lập ở một nước nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản.
– Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kì phát triển mới từ sau cách mạng tháng Mười Nga và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
– Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước phát triển thăng trầm đầy biến động.
– Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.
3. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến năm 1884):
I. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược:
Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
II. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam:
Thời gian | Địa bàn | Kết quả |
01/09/1858 | TD Pháp đánh bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) | Pháp bị giam chân ở Đà Nẵng, “Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh” bước đầu bị phá sản. |
02/1859 | TD Pháp đánh đánh Gia Định | “Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh” thất bại, Pháp chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”. |
02/1861 | TD Pháp đánh 3 tỉnh miền Đông (Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long). | – Chiếm 3 tỉnh miền Đông – 05/06/1862, triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất |
06/1867 | TD Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).
| Chiếm được 3 tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn |
* Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873
– Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê mang quân ra Bắc.
– 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội sau đó mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình).
– Nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất 1874 chấp nhận cho Pháp 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
* Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883)
– Pháp vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
– 25/4/1882: Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội. Pháp chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định….
* Hai bản hiệp ước 1883 và 1884, nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng
Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
III. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
a. Kháng chiến ở Đà Nẵng
– 1/9/1858, Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà
– Quân dân ta đẩy lùi các đợt tấn công của địch.
– Thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn.
– Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại Pháp bị cầm chân 5 tháng ở Đà Nẵng.
b. Kháng chiến ở Gia Định và các tỉnh Nam Kì
– 17/02/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định.
– Nhân dân kháng chiến làm thất bại “Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, thực dân Pháp phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
– Triều đình thiếu kiên quyết, chỉ phòng thủ, xuất hiện tư tưởng chủ hòa.
– Nhân dân Nam Kì anh dũng chống Pháp: Trận đánh Quý Sơn (Gò Công), vụ đốt cháy tàu giặc trên sông Nhật Tảo của Nguyễn Trung Trực…
– Khởi nghĩa Trương Định “Bình Tây đại nguyên soái” tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nhân dân Nam Kì…
– Thực hiện nhiệm vụ chống Pháp và chống phong kiến đầu hàng.
c. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 và 1882
*Quân, dân ở Bắc Kì kháng chiến chống Pháp lần 1 (1873)
– Dưới sự chỉ huy của viên Trưởng cơ, 100 binh lính đã chiến đấu và hy sinh anh dũng tại Ô Thanh Hà (sau gọi là Ô Quan Chưởng).
– Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm.
– 21/12/1873, trận Cầu Giấy Gác-ni-e tử trận, thực dân Pháp hoang mang, chủ động thương lượng với triều đình.
* Quân, dân ở Bắc Kì kháng chiến chống Pháp lần 2 (1883)
– Tổng đốc Hoàng Diệu đã chỉ huy quân sĩ chiến đấu anh dũng tới cùng, Hoàng Diệu tự vẫn. Thành Hà Nội rơi vào tay Pháp.
– Chiến thắng Cầu Giấy lần 2 (19/5/1883), tướng Ri-vi-e tử trận.
→ Nhân dân phấn khích, triều đình chủ trương cầu hòa.
IV. Các bản Hiệp ước nhà Nguyễn kí với Pháp:
– 05/06/1862, triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất, chấp nhận cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
– Năm 1874, triều đình kí với thực dân Pháp điều ước Giáp Tuất: dâng toàn bộ 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.
– Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Phong trào kháng chiến kết hợp chống thực dân với chống phong kiến đầu hàng diễn ra khắp cả nước.
– Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều đình Huế vội xin đình chiến.
– 25/08/1883, triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Hác-măng: Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
– 06/06/1884: Pháp kí tiếp với triều đình Huế bản hiệp ước Pa-tơ-nốt, nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc bọn phong kiến. Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.
4. Chiến sự lan rộng ra toàn quốc cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1873-1884, nhà Nguyễn đầu hàng:
I. Khi Pháp đánh ra Bắc Kì lần I (1873-1874):
a. Phong trào kháng chiến của triều đình:
– Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính triều đình chiến đấu & hy sinh ở thành Ô Quan Chưởng.
– Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu (Ông hy sinh, thành Hà Nội thất thủ).
b. Phong trào kháng chiến của nhân dân:
– Nhân dân chủ động chống Pháp việc không hợp tác.
– 21/12/1873 trận Cầu Giấy giết chết Gacniê (Pháp hoang mang).
– Năm 1874 triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Pháp (Gây ra làn sóng bất bình trong nhân dân (PT kháng chiến chống Thực dân Pháp & phong kiến)).
II. Vì sao đến năm 1883 Pháp mới đánh ra Thuận An? Chiến sự ở đây đã diễn ra như thế nào? Kết quả?
– Lợi dụng tình hình triều đình rối ren 1883: Vua Tự Đức qua đời (17-7-1883), triều đình còn đang chọn người kế vị (vì vua Tự Đức không có con) (Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế).
– Ngày 18/8/1883 Pháp tấn công Thuận An.
– Chiều 20/8/1883 Pháp đổ bộ lên bờ & làm chủ được Thuận An.
III. Hoàn cảnh kí kết và nội dung của Hiệp ước 1883-1884 (Hác-măng và Pa-tơ-nốt):
a. Hoàn cảnh lịch sử:
– Nghe tin Pháp đánh Thuận An, triều đình Huế xin đình chiến.
– 25/08/1883 Bản hiệp ước mới được đưa ra buộc ta phải kí (gọi là Hiệp ước Hác-măng).
b. Nội dung hiệp ước:
– Nhà Nguyễn thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Trong đó:
+ Nam Kì là thuộc địa.
+ Bắc Kì là đất bảo hộ.
+ Trung Kì triều đình quản lí.
+ Đại diện Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.
+ Ngoại giao VN là do Pháp nắm giữ.
*Quân sự: Pháp tự do đóng quân ở Bắc Kỳ & toàn quyền xử lí quân Cờ Đen. Triều đình nhận các huấn luyện viên & sĩ quan chỉ huy của Pháp, triệt hồi binh lính từ Bắc Kỳ về Huế.
*Kinh tế: Pháp nắm & kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
(VN trở thành một nước thuộc địa nửa Phong Kiến).
*6/6/1884 Pháp kí Hiệp ước Patơnốt nhằm xoa dịu dư luận & mua chuộc bọn Phong kiến.
(Đến năm 1884, với 2 bản Hiệp ước trên, TD Pháp căn bản hoàn thành công cuộc chinh phục VN).
5. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX (tiếp):
I. Phong trào Cần vương bùng nổ:
* Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần vương (1885-1896):
– Do mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp phát triển gay gắt
– Do mâu thuẫn giữa phe chủ chiến với thực dân Pháp
+ Sau thất bại của cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế → Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi cùng triều đình rút đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
+ 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua thảo chiếu Cần vương, bùng nổ phong trào yêu nước gọi là Phong trào Cần Vương.
II. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương:
| 1885 – 1888 | 1888 – 1896 |
Lãnh đạo | Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi. | Các văn thân, sĩ phu yêu nước. |
Địa bàn | Chủ yếu ở Bắc Kì và Trung Kì | Chủ yếu ở miền núi và trung du |
Lực lượng | Đông đảo quần chúng nhân dân | Đông đảo quần chúng nhân dân |
Khởi nghĩa tiêu biểu | Ba Đình và Bãi Sậy | Hương Khê |
Kết quả | Năm 1888 vua Hàm Nghi bị bắt. | 1896 Phong trào Cần Vương chấm dứt. |
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
Tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Người lãnh đạo | Địa điểm | Hoạt động nổi bật | Ý nghĩa
|
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy
| 1883 – 1892
| Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Đức Hiệu (Đốc Tít)
| Căn cứ chính: Bãi Sậy (Hưng Yên). | 1888 – 1889: Tổ chức nhiều trận đánh gây tổn thất lớn cho quân Pháp | Để lại những kinh nghiệm trong tác chiến ở đồng bằng
|
2. Khởi nghĩa Ba Đình
| 1886 – 1887 | Trần Xuân Soạn, Phạm Bành, Đinh Công Tráng | Căn cứ chính: Ba Đình
| Tổ chức nhiều trận đánh các đoàn xe của địch và tập kích địch trên đường hành quân | Tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân |
3. Khởi nghĩa Hương khê
| 1885 – 1896
| Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
| Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh)
| 17/10/1894 phục kích địch ở núi Vụ Quang. | Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
|
4. Khởi nghĩa Yên Thế
| 1884 – 1913
| Đề Nắm, Đề Thám | Căn cứ chính: Hố Chuối (Bắc Giang) | Kết hợp giảng hòa và đánh Pháp | Thể hiện tiềm năng, ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc |
6. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp:
I. Những chuyển biến về kinh tế:
– Nông nghiệp: Ruộng đất trở thành đồn điền của địa chủ người Pháp.
– Công nghiệp: Khai thác mỏ than, sắt, kẽm…xây dựng cơ sở công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước…
– Giao thông đường bộ, đường sắt, cầu cảng được xây dựng.
– Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa.
→ Tác động: Phương thức sản xuất TBCN du nhập vào nước ta, nhưng về cơ bản nền kinh tế nước ta vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu và phụ thuộc vào Pháp.
II. Những chuyển biến về xã hội:
* Giai cấp cũ:
– Giai cấp địa chủ phong kiến: Kinh doanh ruộng đất, bóc lột địa tô. Đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
– Giai cấp nông dân: Mất ruộng đất, đóng mọi thứ thuế, bị bần cùng hóa. Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng tham gia các cuộc đấu tranh. Là lực lượng cách mạng đông đảo.
* Tầng lớp mới:
– Công nhân: Bán sức lao động, làm thuê. Kiên quyết chống đế quốc giành độc lập, xóa bỏ chế độ phong kiến. Là lực lượng lãnh đạo cách mạng.
– Tư sản dân tộc: Kinh doanh công, thương nghiệp. Chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc nhưng cơ bản thỏa hiệp với đế quốc.
– Tiểu tư sản: người trí thức, buôn bán nhỏ. Có ý thức dân tộc, dễ tiếp thu trào lưu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài.
8. Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam:
Từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất 1914:
| Phan Bội Châu | Phan Châu Trinh |
Mục tiêu | Lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ chính trị mới | Nâng cao dân trí, dân quyền, tiến tới cứu nước. |
Phương pháp | Bạo động | Cải cách |
Hoạt động | – 1904, sáng lập hội Duy tân, tổ chức phong trào Đông du. – 1908, chính phủ Nhật trục xuất du học sinh Việt Nam. Phong trào Đông du tan rã. – 06/1912, thành lập tổ chức Việt Nam quang phục hội ở Quảng Châu (Trung Quốc). | – Năm 1906, mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì. (Mở trường, diễn thuyết các vấn đề xã hội, cổ vũ theo cái mới, cổ động mở mang công thương nghiệp) – Do ảnh hưởng của cuộc vận động Duy Tân, năm 1908 bùng nổ phong trào chống thuế ở Trung Kì. |
9. Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất:
* Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911 – 1918)
– Ngày 05/06/1911, Nguyễn Ái Quốc rời cảng Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước.
+ 07/1911: Nguyễn Ái Quốc đến cảng Mác-xây, sau đi nhiều nước châu Phi, châu Mĩ, châu Âu và trở về Pháp vào 12/1917.
+ Thời gian ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Lập Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri, viết báo, tranh thủ các buổi diễn đàn để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tiếp nhận ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga.
→ Là cơ sở để người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.