Đề bạt cán bộ có thể hiểu là đề cử, giao cho một người nào đó nắm giữ một chức vụ to lớn, cụ thể ở đây là cán bộ. Theo đó, để được đề bạt cán bộ nguồn cần đáp ứng được những điều kiện nhất định mà pháp luật đã quy định.
Mục lục bài viết
1. Đề bạt cán bộ là gì?
Đề bạt cán bộ có thể hiểu là đề cử, giao cho một người nào đó nắm giữ một chức vụ to lớn, cụ thể ở đây là cán bộ.
2. Điều kiện được đề bạt cán bộ nguồn?
2.1. Cán bộ nguồn là gì?
Trong các văn bản pháp luật hiện hành thì chưa có văn bản nào định nghĩa cán bộ nguồn là gì. Tuy nhiên ta có thể cán bộ nguồn chính là những công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, các thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, nằm trong biên chế và được hưởng lương hàng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước
Theo đó thì cán bộ ở cấp xã, phường, thị trấn chính là đội ngũ được bầu cử và giữ chức vụ theo nhiệm kỳ, làm việc tại Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy hay là những người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương. Cán bộ cấp xã cũng nằm trong đội ngũ biên chế nhà nước và sẽ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo cấp bậc lương tương ứng với vị trí đang phụ trách.
Để được xác định là cán bộ nguồn thì những người này phải là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo những tiêu chuẩn mà pháp luật quy định để giữ một chức danh nhất định.
Tại Việt Nam khi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thì sẽ tiến hành xem xét các vấn đề về tiêu chuẩn, chức danh, chức vụ, cũng như các yêu cầu nhiệm vụ được giao sao cho phù hợp với quy hoạch cán bộ theo nhu cầu thực tế ở từng địa phương.
Cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng như Chính phủ cũng sẽ có những quy định chi tiết về các chế độ trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Có thể nhận thấy cán bộ có vai trò vô cùng quan trọn đối với sự phát triển của bộ máy nhà nước, đây là những người sẽ góp phần thực hiện được những mục tiêu xây dựng đất nước, được nhân dân gửi gắm niềm tin, hi vọng vào những người cán bộ ưu tú nhất, có đủ khả năng và trình độ và trách nhiệm để gánh vác sự nghiệp to lớn này.
Tóm lại, có thể hiểu rằng muốn xây dựng được một bộ máy nhà nước vững mạnh thì chúng ta cần phải xây dựng được một nền móng vững chắc, chính là việc lựa chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn, hay còn được gọi là công tác cán bộ.
2.2. Điều kiện được đề bạt cán bộ nguồn?
Để được đề bạt cán bộ nguồn thì cũng cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Cụ thể ta có thể hiểu rằng người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Theo đó người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể để thực hiện việc đánh giá hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định về trình tự đánh giá đối với viên chức không làm công tác quản lý như sau:
Thứ nhát, viên chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao;
Thứ hai, tập thể đơn vị sử dụng viên chức tổ chức họp và đóng góp ý kiến. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
Thứ ba, người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của viên chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của viên chức trong công tác và quyết định phân loại viên chức.
Tóm lại, căn cứ vào kết quả đánh giá đối với quá trình hoạt động và công tác trong thời gian làm việc thì thủ trưởng cơ quan sẽ ra quyết định đề bạt một người nào đó có được tham gia đội ngũ cán bộ dự nguồn hay không. Tùy thuộc vào từng ngành nghề khác nhau mà sẽ có các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng cán bộ thuộc các khối ngành khác nhau. Việc đánh giá được xem xét theo các nội dung như là : kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
Có thể hiểu để đánh giá một cá nhân có đạt tiên chuẩn dự nguồn hay không sẽ phụ thuộc vào kết quả đánh giá của cơ quan – nơi cá nhân đó đang công tác và làm việc.
2.3. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ nguồn?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cán bộ nguồn sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định. Theo đó, cán bộ nguồn sẽ có các quyền lợi và nghĩa vụ sau đây:
Thứ nhất, về quyền lợi. Là một người cán bộ thì sẽ được hưởng các quyền lợi như là:
– Được giao quyền tương ứng với nhiệm vụ được giao; được đảm bảo về các trang thiết bị cũng như các điều kiện khác theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao; được cung cấp những thông tin cần thiết có liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ được giao; được tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ về chính trị, nghiệp vụ và chuyên môn; được pháp luật bảo vệ trong quá trình thực hiện công vụ trông quá trình thi hành công vụ.
– Được Nhà nước đảm bảo về mức tiền lương tương xứng với nhiệm vụ , quyền hạn được giao nhưng vẫn trong khuôn khổ của điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước
– Được hưởng các khoản tiền làm ban đêm, làm thêm giờ, công tác phí và những chế độ khác theo luật định ngoài tiền lương
– Cán bộ cũng sẽ được hưởng những chế độ về nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng năm…như những người lao động khác.
Thứ hai là về nghĩa vụ. Cán bộ nguồn sẽ có các nghĩa vụ như là:
– Cán bộ nguồn nói riêng và cán bộ, công chức nói chung phải tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước, bằng mọi giá phải bảo vệ được danh dự quốc gia và lợi ích của toàn dân tộc, đồng thời luôn giữ vững thái độ tôn trọn nhân dân, tận tâm phục vụ;
– Tiến hành chỉ đạo tổ chức để thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ được giao, đồng thời phải đứng ra chịu trách nhiệm đối với những kết quả từ quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị mình;
– Tổ chức thực hiện những biện pháp nhằm phóng, chống tham nhũng, quan liêu, đồng thời tiến hành xây dựng chính sách tiết kiệm, chống lãng phí;
Trường hợp xảy ra những tình trạng tham nhũng, lãng phí hay quan liêu tại đơn vị mình thì cán bộ nguồn sẽ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm.
3. Làm thế nào để có đội ngũ cán bộ nguồn vững mạnh?
Để xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn vững mạnh thì cần có những giải pháp cụ thể như là:
Một là, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, thu hút, trọng dụng nhân tài.
Hai là, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, thường xuyên đổi mới công tác cán bộ phù hợp với tình hình thực tiễn.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới; thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân.
Bốn là, thực hiện nghiêm, nhất quán Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Năm là, xây dựng quy hoạch cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ theo hướng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, có tính đến nhu cầu và khả năng phát triển.
Sáu là, cần coi trọng việc đánh giá đạo đức, lối sống và quan hệ với nhân dân của cán bộ, nhất là tinh thần đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Bảy là, Kết hợp chặt chẽ việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng những cán bộ đủ tiêu chuẩn với việc kiên quyết đưa ra khỏi cương vị lãnh đạo, quản lý những cán bộ thiếu về phẩm chất và năng lực ở những nơi trì trệ, yếu kém, mất đoàn kết kéo dài.
Tám là, thực hiện việc phân công cán bộ trong quy hoạch các chức danh cấp chiến lược đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở các địa bàn, lĩnh vực quan trọng, vùng đồng bào dân tộc, vùng có nhiều khó khăn để đào tạo, thử thách, tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý.
Chín là, đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn. Đây là giải pháp quan trọng trong công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ, cần chú trọng bảo đảm sự liên thông, gắn kết.
Mười là, thực hiện tốt chế độ quản lý cán bộ, nhất là quản lý chất lượng chính trị; bảo vệ vững chắc chính trị nội bộ.
Mười một,Kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong từng khâu của công tác cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu ban cán sự đảng, cấp ủy đồng thời là thủ trưởng cơ quan trung ương, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Mười hai, phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu gương, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức.
Mười ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật cán bộ, công chức 2019