Một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết Đây là một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
Mục lục bài viết
1. Đây là một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A. Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
B. Tăng nhanh tỉ trọng các ngành công nghiệp nhóm A.
C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
D. Cân đối tỉ trọng giữa nhóm A và nhóm B.
Đáp án: Chọn A
Hướng dẫn lời giải: Một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.
2. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta:
– Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.
– Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trương trong và ngoài nước.
– Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
– Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và lợi thế thương mại để tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, giá trị gia tăng nội địa của sản phẩm công nghiệp.
– Chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp từ các ngành thâm dụng tài nguyên, lao động sang các ngành thâm dụng vốn và công nghệ, các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp các bon thấp; từ các công đoạn có giá trị gia tăng thấp lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.
– Phát triển các ngành công nghiệp nền tảng nhằm xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, hiện đại, đảm bảo năng lực tự chủ, đáp ứng cơ bản nhu cầu về tư liệu sản xuất của nền kinh tế và nâng cao vị thế của một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp toàn cầu. Trong đó:
– Phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo có lợi thế xuất khẩu, nâng cấp lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như dệt may, da giày, điện tử, thực phẩm… gắn với tăng cường cải tiến quy trình và công nghệ sản xuất thông minh, tự động hóa.
– Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá nhằm hình thành năng lực sản xuất mới gắn liền với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để đi tắt, đón đầu trong phát triển một số ngành, sản phẩm, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm công nghệ cao.
– Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm phục vụ các ngành công nghiệp xuất khẩu lớn như: điện tử, ô tô, dệt may, da giày, cơ khí, công nghệ cao… và tăng cường khả năng đáp ứng các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do (FTA).
– Phát triển đồng bộ, hiện đại phù hợp với tiềm năng khoáng sản có quy mô lớn gắn với mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và làm chủ chuỗi cung ứng ngành công nghiệp khai thác khoáng sản từ khâu thăm dò, khai thác, chế biến, tồn trữ, phân phối, xuất nhập khẩu và các dịch vụ hỗ trợ phát triển ngành, đặc biệt các khoáng sản Việt Nam có tiềm năng như: bô-xít, titan, đất hiếm…
– Phát triển mạnh ngành công nghiệp môi trường hiện đại, có năng lực cạnh tranh cao và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu trên cơ sở tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, phát triển công nghệ môi trường, đặc biệt là công nghệ xử lý và tái chế chất thải, công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong nước.
3. Bài tập vận dụng liên quan có đáp án:
Câu 1. Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta không chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp.
B. Tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp.
C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
D. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
Đáp án đúng là B
Câu 2. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?
A. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ngày càng sâu.
B. Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.
C. Nguồn nguyên, nhiên liệu nhiều loại và phong phú.
D. Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất.
Đáp án đúng là C
Câu 3. Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu là để
A. Khai thác tốt hơn thế mạnh về khoáng sản.
B. Tận dụng tối đa nguồn vốn từ nước ngoài.
C. Phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường.
D. Sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động.
Đáp án là C
Câu 4. Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm mục tiêu chủ yếu nào sau đây?
A. Tạo điều kiện để hội nhập vào thị trường thế giới.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
C. Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động.
Đáp án đùng là A
Câu 5. Nước ta cần phải xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt chủ yếu nhằm
A. Khai thác lợi thế về tài nguyên.
B. Khai thác thế mạnh về lao động.
C. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
D. Thích nghi với cơ chế thị trường.
Đáp án đúng là A
Câu 6. Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta?
A. Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm.
B. Đang ưu tiên cho các ngành công nghiệp truyền thống.
C. Tập trung phát triển công nghiệp nặng đòi hỏi vốn lớn.
D. Phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Đáp án đúng là A
Câu 7. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước được thể hiện ở điều nào sau đây?
A. Có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng.
B. Có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất nước.
C. Tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất nước.
D. Có những trung tâm công nghiệp nằm rất gần nhau.
Đáp án đúng là C
Câu 8. Ở nước ta, vùng có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất là
A. Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án đúng là A
Câu 9. Vùng nào ở nước ta có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại thấp nhất?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án đúng là C
Câu 10. Hướng Hà Nội – Hạ Long – Cẩm Phả tập trung các cụm công nghiệp có sự chuyên môn hóa sản xuất các nhóm hàng
A. Phân hóa học, giấy.
B. Hóa chất, giấy.
C. Dệt, thủy điện, phân hóa học.
D. Cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.
Đáp án đúng là D
Câu 11. Đâu là sản phẩm chuyên môn hóa của trung tâm công nghiệp Hà Nội – Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ?
A. Khai thác than, cơ khí.
B. Hóa chất, giấy.
C. Phân hóa học, vật liệu xây dựng.
D. Dệt, xi măng, điện.
Đáp án đúng là B
Câu 12. Yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất tới quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta?
A. Tài nguyên khoáng sản.
B. Chủ trương, đường lối.
C. Nguồn vốn.
D. Thị trường.
Đáp án đúng là A
Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay?
A. Có các ngành trọng điểm.
B. Tập trung một số nơi.
C. Tương đối đa dạng.
D. Có sự chuyển dịch rõ rệt.
Đáp án đúng là B
THAM KHẢO THÊM: