NaOH là tên gọi hóa học của Natri Hydroxit hay Hydroxit Natri. Chất này còn được gọi là xút hoặc xút ăn da. Đây là một hợp chất vô cơ của natri. Natri hydroxit khi tác dụng với nước sẽ tạo thành dung dịch có tính bazơ mạnh, có khả năng làm bục vải, giấy và ăn mòn da. Sau đây là kiến thức và các dạng bài tập về NaOH, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là:
A. metyl axetat, alanin, axit axetic
B. metyl axetat, glucozơ, etanol
C. glixerol, glyxin, anilin
D. etanol, fructozơ, metylamin
Chọn đáp án A
Đáp án B glucozo và etanol không phản ứng với NaOH, đáp án C có glixerol và anilin, còn đáp án D thì cả 3 chất đều không phản ứng
2. Tìm hiểu khái quát về NaOH:
Khái niệm
NaOH là công thức hóa học của hợp chất Natri hidroxit, hay chúng còn được biết đến với những cái tên như Sodium Hydroxide, Xút, Xút ăn da. Đây là một hợp chất vô cơ của Natri, ở điều kiện thường chúng tồn tại ở dạng chất rắn dạng viên, vảy hoặc hạt. NaOH được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp sản xuất cũng như trong các phòng thí nghiệm. Ngày nay để điều chế NaOH ta thường dùng phương pháp điện phân NaCl.
Tính chất vật lý
Trạng thái tồn tại | Chất rắn màu trắng dạng viên, vảy hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50% có đặc điểm hút ẩm mạnh, dễ chảy rữa |
Mùi vị | Không mùi |
Phân tử lượng | 40 g/mol |
Điểm nóng chảy | 318 °C |
Điểm sôi | 1390 °C |
Tỷ trọng | 2.13 (tỷ trọng của nước = 1) |
Độ hòa tan | Dễ tan trong nước lạnh |
Độ pH | 13.5 |
Tính chất hóa học
– NaOH phản ứng với các axit và oxit axit để tạo thành muối và nước:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
2NaOH + SO3→Na2SO4 + H2O
– Tham gia phản ứng với cacbon dioxit:
2 NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
– Phản ứng với các axít hữu cơ tạo thành muối của nó và nước.
– Phản ứng với kim loại mạnh tạo thành bazơ mới và kim loại mới:
NaOH + K → KOH + Na
– Phản ứng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới với điều kiện muối tạo thành hoặc bazơ tạo thành phải là các chất không tan.
2 NaOH + CuCl2 → 2 NaCl + Cu(OH)2
Ngoài ra NaOH còn tác dụng được với những phi kim như Si, C, P, S, Halogen và có khả năng hòa tan một số hợp chất của kim loại lưỡng tính như Al, Zn,…
Ứng dụng
Natri hidroxit là chất được sử dụng phổ biến hiện nay bởi những ứng dụng quan trọng trong sản xuất và đời sống
– Ứng dụng của NaOH trong dược phẩm và hóa chất
Gốc Sodium của NaOH (Sodium phenolate) là thành phần quan trọng trong thuốc Aspirin được sử dụng phổ biến hiện nay với tác giảm đau, hạ sốt. Bên cạnh đó, NaOH còn được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất tẩy trắng, khử trùng để tạo ra các chất tẩy rửa quen thuộc như: Nước Javen, các hóa chất xử lý nước bể bơi,…
– Ứng dụng Natri hydroxit trong công nghiệp sản xuất giấy. Sử dụng NaOH để xử lý thô các loại gỗ, tre, nứa,… trong quy trình sản xuất giấy theo phương pháp Sulphate và Soda.
– Sử dụng Natri hydroxit trong sản xuất tơ nhân tạo. Trong sản xuất tơ sợi, người ta dùng NaOH để loại trừ và phân hủy Ligin, Celluluse – hai loại chất có hại và gây ảnh hưởng tới quy trình sản xuất.
– Natri hydroxit trong sản xuất chất tẩy giặt. Trong sản xuất xà phòng và các chất tẩy rửa, người ta sửa dụng NaOH để phân hủy các chất béo có trong dầu mỡ của động vật.
– Được dùng trong chế biến thực phẩm. Trong chế biến thực phẩm, NaOH được ứng dụng vào việc loại bỏ các axit béo để tinh chế mỡ động vật, dầu thực vật trước khi dùng để sản xuất. Ngoài ta, hợp chất này còn được sử dụng để xử lý các thiết bị, chai lọ.
– Ứng dụng Natri hydroxit trong công nghiệp dầu khí. Trong khai thác dầu mỏ, NaOH được sử dụng để điều chỉnh độ pH cho dung dịch khoan như: loai bỏ acid, sulphur có trong tinh chế dầu mỏ.
– Ứng dụng Natri hydroxit trong công nghiệp dệt và nhuộm màu. Natri hidroxit được sử dụng để giúp tăng độ bóng cho vải, nhanh hấp thụ màu sắc bằng cách phân hủy Pectins (một loại sáp khô hình thành trong khâu xử lý vải thô)/
– Natri hydroxit sử dụng trong công nghiệp xử lý nước. Xút có khả năng giúp làm tăng nồng độ pH của nước, đây là vai trò vô cùng quan trọng để giúp xử lý nước trong hồ bơi hiệu quả.
Lưu ý
NaOH là một hóa chất khá nguy hiểm, chúng sẽ ăn mòn và gây phỏng rộp da. Vì thế, nếu để tiếp xúc với một trong các đường sau sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, nên đặc biệt cần lưu ý như sau:
– Đường mắt: Gây dị ứng có thể gây bỏng hay làm mù lòa.
– Đường thở: Gây dị ứng nghiêm trọng. Nếu như hít phải bụi có thể gây dị ứng nhẹ hoặc ảnh hưởng đến đường hô hấp, điều này còn phụ thuộc theo mức độ hít phải.
– Đường da: Gây dị ứng, bỏng hoặc tạo thành sẹo.
– Đường tiêu hóa: Nếu như nuốt phải chúng, có thể gây cháy miệng, họng, dạ dày. Những triệu chứng thường gặp bao gồm: Chảy máu, nôn, tiêu chảy hay hạ huyết áp.
3. Bài tập vận dụng liên quan kèm lời giải:
Bài 1: Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch CrCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,3 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
Trả lời:
nCr(OH)3 = 0,1 mol; nCrCl3 = 0,2 mol → V max khi mà NaOH phản ứng tạo kết tủa tối đa rồi tan một phần
3NaOH + CrCl3 → 3NaCl + Cr(OH)3
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
Bài 2: Este C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra ancol etylic. Công thức cấu tạo của este đó là:
Trả lời:
Este đơn chức có dạng RCOOR’ được tạo từ ancol C2H5OH.
⇒ R’ chính là –C2H5. Bảo toàn nguyên tố ⇒ R là –CH3
⇒ Este đó có CTCT thu gọn là CH3COOC2H5
Bài 3: Dung dịch a là al2(so4)3 ,b là dung dịch NaOH trộn 100ml dung dịch a với 100ml b thu được 3,12gam kết tủa .trọn 100ml a với 200ml b cũng thu được 3,12 gam kết tủa nồng độ mol/l tương ứng a và b là
Trả lời:
Khi cho 100 ml dd Al2(SO4)3 a M vào 100ml dd NaOH b M thì kết tủa đạt cực đại và chưa tan
=> n OH – = 3 n(kết tủa) => 0,1b = 3.0,04 => b = 1,2 M
khi cho 100 ml Al2(SO4)3 vào 200 ml NaOH thì kết tủa tan một phần
=> n OH- = 4.Al 3+ – n(kết tủa) => 0,2b = 4.0,2a – 0,04 => a = 0,35 M
Bài 4: Đun nóng etyl axetat trong dung dịch NaOH, thu được muối là
Trả lời:
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH.
Bài 5: Một dung dịch A chứa AlCl3 và FeCl3. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào 100 ml dung dịch A cho đến dư. Sau đó lọc lấy kết tủa, rửa sạch, sấy khô và nung ở nhiệt độ cao(đến khối lượng không đổi) cân được 2,00g. Mặc khác, người ta phải dùng hết 40ml dung dịch AgNO3 2M để tác dụng hết với 50ml dung dịch A ? tính nồng độ mol của AlCl3 và FeCl3 có trong dung dịch A
Trả lời:
CM (FeCl3) = 0,25M
CM (AlCl3) = 17/60(M)
Giải thích các bước giải:
+) 100 ml A tác dụng với NaOH đến dư:
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
Kết tủa: Fe(OH)3
2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O
nFe2O3 = 2 : 160 = 0,0125 mol
Bảo toàn nguyên tố Fe: nFeCl3 = 2nFe2O3 = 0,025 mol
Để tác dụng hết với 50ml A cần 40ml AgNO3 2M
→ Để tác dụng hết với 100ml dung dịch A cân 40 . 2 = 80ml dd AgNO3 2M
Ag+ + Cl- → AgCl↓
nAg+ = nAgNO3 = 0,08 . 2 = 0,16 mol
nCl- = nAg+ = 0,16 mol
Bảo toàn Cl-: nCl- = 3nFeCl3 + 3nAlCl3
→ nAlCl3 = (0,16 – 3 . 0,025) : 3 = 17/600mol
Bài 6: Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: Cr2(SO4)3, FeCl3, NH4NO3, AlCl3, FeSO4, Mg(NO3)2. Sau khi các phản ứng sảy ra hoang toàn, số trường hợp kết tủa thu được là:
Trả lời:
Cr2(SO4)3 + NaOH dư -> NaCrO2 + Na2SO4 + H20
FeCl3 + NaOH -> Fe(OH)3 + NaCl
NH4NO3 + NaOH – > NaNO3 + NH3 + H20
AlCl3 + NaOH dư – > NaAlO2 + NaCl + H2O
FeSO4 + NaOH -> Fe(OH)2 + Na2SO4
Mg(NO3)2 + NaOH -> Mg(OH)2 + NaNO3
THAM KHẢO THÊM: