Kinh doanh bất động sản là gì? Đầu tư xây dựng chợ có phải là kinh doanh bất động sản không? Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh? Điều kiện kinh doanh bất động sản? Các hành vi bị cấm khi kinh doanh bất động sản?
Kinh doanh bất động sản có thể được hiểu là việc đầu tư vốn để thực hiện các hoạt động xây dựng, mua sắm, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê, cho thuê lại hay cho thuê mua bất động sản. Vậy đầu tư xây dựng chợ có phải là kinh doanh bất động sản không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh bất động sản là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3
Kinh doanh bất động sản hiện nay phải đáp ứng các nguyên tắc như sau:
– Bình đẳng trước pháp luật; tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thông qua hợp đồng đã ký kết và không trái quy định của pháp luật.
– Bất động sản đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản.
– Kinh doanh bất động sản phải trung thực, công khai và minh bạch.
– Tổ chức, cá nhân có quyền kinh doanh bất động sản tại khu vực ngoài phạm vi bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đầu tư xây dựng chợ có phải là kinh doanh bất động sản không?
3. Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh
Các loại bất động sản hiện nay được đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản (sau đây gọi là bất động sản) bao gồm:
– Nhà và công trình xây dựng có sẵn của các tổ chức, cá nhân;
– Nhà và công trình xây dựng hình thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân;
– Nhà và công trình xây dựng là tài sản công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào kinh doanh;
– Các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được phép kinh doanh quyền sử dụng đất.
4. Điều kiện kinh doanh bất động sản
Điều kiện kinh doanh bất động sản được quy định tại Chương IV
– Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản là:
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (được gọi chung là doanh nghiệp) và doanh nghiệp đó phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp có quy định khác.
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện hoạt động bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì theo quy định không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
– Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản là:
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản theo quy định phải thành lập doanh nghiệp và trong doanh nghiệp đó phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trừ trường hợp quy định khác.
+ Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, tuy nhiên cá nhân đó phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế đúng theo quy định.
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản theo quy định hiện hành thì không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.
– Điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản là:
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản theo quy định phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; ngoài ra người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản của doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
+ Sàn giao dịch bất động sản của doanh nghiệp phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất và kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu hoạt động.
– Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản là tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản phải thành lập doanh nghiệp.
– Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản:
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản bắt buộc phải tiến hành thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp kinh doanh dịch vụ quản lý nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở thì tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở. Đó là điều kiện về đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có đủ điều kiện về chức năng và năng lực theo quy định sau đây:
+ Được thành lập và hoạt động theo quy định của
+ Phải có các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư trong đó bao gồm bộ phận kỹ thuật, dịch vụ, vệ sinh, môi trường, bảo vệ an ninh;
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên đáp ứng yêu cầu về quản lý vận hành nhà ở trong đó bao gồm các lĩnh vực như xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, kỹ thuật điện, nước, vận hành trang thiết bị gắn với nhà chung cư và có giấy chứng nhận đã được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
5. Các hành vi bị cấm khi kinh doanh bất động sản
– Hành vi kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản.
– Hành vi quyết định việc đầu tư dự án bất động sản không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Hành vi không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản.
– Hành vi gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản.
– Hành vi huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân và tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích theo cam kết.
– Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
– Hành vi cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định.
– Hành vi thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.
6. Tư vấn trường hợp cụ thể
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi đầu tư xây dựng chợ, đầu tư xây dựng chợ – khu phố chợ có phải là kinh doanh bất động sản hay không? Căn cứ vào đâu để xác định dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định: ‘‘Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.”
Đối với trường hợp của bạn, đầu tư xây dựng chợ, đầu tư xây dựng chợ – khu phố chợ, thì đây là kinh doanh bất động sản. Bởi bạn bỏ tiền ra đầu tư việc xây dựng khu chợ, sau đó bạn cho người khác thuê lại để làm nơi bán hàng nhằm mục đích sinh lợi. Nên đây là một loại hình thuộc kinh doanh bất động sản.
Căn cứ xác định lĩnh vực thuộc dự án kinh doanh bất động sản:
– Căn cứ theo khái niệm kinh doanh bất động sản được quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014
– Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Luật kinh doanh bất động sản 2014 về các loại kinh doanh bất động sản như sau:
– Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lại của các tổ chức, cá nhân;
– Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân;
– Nhà, công trình xây dựng là tài sản công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào kinh doanh;
– Các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được phép kinh doanh quyền sử dụng đất.
Như vậy từ đó có thể xác định dự án nào thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản.