Đầu tư vốn nhà nước mua lại một phần, toàn bộ doanh nghiệp? Nguyên tắc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
Việc Nhà nước đầu tư vốn vào doanh nghiệp hiện nay cũng rất được chú trọng, Việc đầu tư vốn của nhà nước nhằm mục đích khác nhau nhưng tuy nhiên mục đích chính vẫn là thúc đẩy phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Hiện nay nhà nước thực hiện đầu tư vốn nhà nước mua lại một phần, toàn bộ doanh nghiệp đối với nhung trường hợp cụ thể cần thực hiện như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Đầu tư vốn nhà nước mua lại một phần, toàn bộ doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại điều 19. Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư tại sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể:
1. Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế;
b) Trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.
2. Việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển ngành trong từng thời kỳ.
Như vậy có thể thấy việc Đầu tư vốn nhà nước mua lại một phần, toàn bộ doanh nghiệp được pháp luật quy định cụ thể trên 3 trường hợp chúng tôi đưa ra như trên.
Trường hợp thứ nhất đó là thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế đây được hiểu là quá trình sắp xếp, cơ cấu lại nền kinh tế với quy mô lớn hơn và tốc độ nhanh hơn để đạt mục tiêu nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đây là đòi hỏi khách quan của quá trình vận động và phát triển, trong đó tại một thời điểm nhất định, nền kinh tế cần phải có sự thay đổi để chuyển sang một trạng thái mới tốt hơn và ở trình độ cao hơn. Trong những năm qua, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, tuy nhiên, còn nhiều hạn chế và thách thức cần được giải quyết trong giai đoạn tới.
Trường hợp thứ hai chúng tôi nói tới đó là trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh. theo đó các dự án, công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh, thẩm quyền, trình tự thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng trong thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định nên việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp để phục vụ quốc phòng, an ninh cần thực hiện theo quy định đề ra và thẩm quyền tương ứng.
Trường hợp thứ ba đó là đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội. theo đó hình thức Nhà nước cung ứng vốn cung ứng hàng hóa dịch vụ. Đây là hình thức được nhiều người gọi là mô hình hợp đồng giữa Nhà nước và các tổ chức tư nhân trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội do Nhà nước tài trợ. Toàn bộ kinh phí đảm bảo phục vụ cho cung ứng đều được Nhà nước đảm nhận chi trả. Điều khác biệt ở đây là chủ thể trực tiếp tổ chức cung ứng cho xã hội không phải là doanh nghiệp nhà nước mà là doanh nghiệp thuộc khu vực tư. Chi phí của Nhà nước vừa đảm bảo cho việc hoàn thành sản phẩm sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi để bù đắp và phát triển hoạt động cung ứng. Ví dụ, để làm một con đường theo nhu cầu xã hội và chủ trương của Nhà nước, Nhà nước có thể kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức đấu thầu, đặt hàng và doanh nghiệp trúng thầu sẽ nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước và tiến hành xây dựng con đường đó
Như vậy những trường hợp đã phân tích như trên đều phải thực hiện quy định về nguyên tắc thực hiện đó chính là phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển ngành trong từng thời kỳ trong xã hội hiện nay.
2. Nguyên tắc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Căn cư theo quy định tại điều 5. Nguyên tắc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể:
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành.
3. Đầu tư vốn nhà nước để hình thành và duy trì doanh nghiệp ở những khâu, công đoạn then chốt trong một số ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp theo quy định tại Điều 10 và Điều 16 của Luật này.
4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp.
5. Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải thông qua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp hoặc người đại diện phần vốn nhà nước; bảo đảm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, bình, đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
6. Cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; phòng, chống dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp.
7. Công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
8. Phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Pháp luật đề ra 07 nguyên tắc về đầu tư vốn trong doanh nghiệp. Theo đó khi sử dụng vốn và thực hiện đầu tư vốn của nhà nước trong doanh nghiệp cần thực hiện đúng những nguyên tắc chung này.
Theo những nguyên tắc trên thì cần thay đổi theo hướng đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư vốn nhà nước phải thực hiện theo các nguyên tắc thị trường, theo đó, phải đánh giá dựa trên giá trị gia tăng của vốn đầu tư và cổ tức, lợi nhuận được chia hằng năm – hiệu quả đầu tư vốn của cổ đông nhà nước. Đẩy mạnh đổi mới, quản trị tại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng tăng cường công khai, minh bạch và tăng trách nhiệm giải trình của người đứng đầu; áp dụng quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế; tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước, thúc đẩy vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể tại doanh nghiệp.
Như vậy giải pháp để quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp có hiệu quả, hạn chế thất thoát, gia tăng nguồn thu cho ngân sách là tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý đảm bảo phù hợp với thực tiễn và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của nước ta trong thời gian tới. Trong đó, ưu tiên sửa đổi Luật QLSDVNN tại doanh nghiệp có nội dung điều chỉnh tiệm cận và tương thích với các đạo luật có liên quan, đặc biệt là
Hiện nay do do mô hình giám sát vốn nhà nước vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu về sự tách bạch giữa quyền sở hữu vốn và quyền quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh vừa có quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu, vừa có quyền quản lý nhà nước đối với, Theo đó nên vẫn chưa đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động giám sát của chủ sở hữu với giám sát trong vai trò quản lý nhà nước. Như vậy để có thể thực hiện có hiệu quả nguồn vốn cần thực hiện đảm bảo những nguyên tắc như chúng tôi đề ra như trên và nên tập trung vào quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và không nên quan tâm các vấn đề liên quan đến quản trị, vận hành của doanh nghiệp nhà nước đây là một trong những điều tương tự như cách quản lý doanh nghiệp nhà nước của các nước trên thế giới.
Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Đầu tư vốn nhà nước mua lại một phần, toàn bộ doanh nghiệp” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.