Đầu tư công-một dự án đầu tư đã được diễn ra ở nước ta từ nhiều năm. Tuy, hiện nay với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng mạnh, hoạt động đầu tư đã có nhiều hình thức hơn so với trước đây nhưng hoạt động đầu tư công luôn có một vai trò rất quan trọng. Vậy, đầu tư công là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đầu tư công là gì?
- 2 2. Nguyên tắc quản lý đầu tư công:
- 3 3. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công:
- 4 4. Công khai, minh bạch trong đầu tư công:
- 5 5. Các hành vi bị cấm trong đầu tư công:
- 6 6. Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam:
- 7 7. Một số giải pháp giúp hoạt động đầu tư công hiệu quả:
1. Đầu tư công là gì?
Khái niệm đầu tư công được quy định tại khoản 15 Điều 4
Như vậy, đầu tư công là một hoạt động đầu tư của Nhà nước, sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách Nhà nước để thực hiện thiết kế, xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
2. Nguyên tắc quản lý đầu tư công:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
3. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công:
– Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công.
– Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công.
– Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
– Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ kế hoạch đầu tư công.
– Xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.
– Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công.
– Hợp tác quốc tế về đầu tư công.
4. Công khai, minh bạch trong đầu tư công:
Nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công bao gồm:
- Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
- Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công;
- Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
- Kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công;
- Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư;
- Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án;
- Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công;
- Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án;
- Tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án;
- Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án;
- Quyết toán vốn đầu tư công.
Lưu ý: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật.
5. Các hành vi bị cấm trong đầu tư công:
– Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
– Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
– Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà thầu dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân và của cộng đồng.
– Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.
– Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.
– Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu, liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
– Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
– Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
– Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.
6. Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam:
Từ lâu, người ta đã mặc định rằng thúc đẩy đầu tư công chính là động lực vô cùng to lớn để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt Nam, giúp cho nền kinh tế có được sự tăng trưởng tốt bảo đảm cuộc sống của người dân và cộng đồng sinh sống tại Việt Nam. Qua các khảo sát cũng như nghiên cứu qua lý thuyết và thực tế từ năm 1995 cho đến nay đã khẳng định rằng đầu tư công có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự phát triển của Việt Nam.
Đầu tư được coi là động lực chính thức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bản chất của mối quan hệ này đã được nghiên cứu trong nhiều nghiên cứu mang tính lý thuyết và thực nghiệm. Nhiều nghiên cứu ngoài nước phân biệt giữa đầu tư tư nhân và đầu tư công, theo đó đầu tư công thường được cho là đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Việc phân biệt như vậy rất có ý nghĩa vì đầu tư cho kết cấu hạ tầng có những điểm khác biệt với nguồn vốn được sử dụng trong các doanh nghiệp.
Kết cấu hạ tầng là vốn tồn tại bên ngoài doanh nghiệp và hỗ trợ hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp cũng như các hoạt động của các cá nhân. Do vậy, nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong một khu vực có hưởng lợi từ kết cấu hạ tầng đó mà không mất thêm chi phí hoặc ít nhất với chi phí thấp hơn nếu kết cấu hạ tầng đó phải được cung cấp cho người sử dụng thêm đó, nên kết cấu hạ tầng có thể coi như cung cấp những lợi ích ngoại lai cho những người sử dụng đó.
Tại Việt Nam, Luật Đầu tư công được ban hành vào năm 2014, trong đó có định nghĩa đầu tư công không bao gồm nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư và đóng vai trò quan trọng, quyết định tốc độ tăng trưởng của đầu tư nói chung. Trong giai đoạn 1995-2013, đầu tư công chiếm 40% tổng đầu tư, cao gấp đôi tỷ trọng FDI và đầu tư tư nhân. Sau khi giảm nhẹ trong năm 2010, năm 2011 tỷ trọng đầu tư công đã phục hồi đạt mức cao của năm 2009 (40,4% tổng vốn đầu tư). Tốc độ tăng trưởng 7,5% trong năm 2013 cũng tương quan mạnh mẽ với mức tăng trưởng đầu tư 7,3% của năm đó. Bất chấp sự tăng trưởng nhanh chóng này, cơ cấu đầu tư công vẫn được coi là có vấn đề ở chỗ là nó quá tập trung vào doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, có hiện tượng chèn ép đầu tư tư nhân và ít thu hút được các loại hình đầu tư khác.
7. Một số giải pháp giúp hoạt động đầu tư công hiệu quả:
Chính phủ chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các DNNN, nhất là đối với việc đầu tư. Vốn đầu tư của các DNNN được coi là “tự chủ” của doanh nghiệp, nên quá trình kiểm tra, kiểm soát chưa cao. Các Bộ cũng không thể can thiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các DNNN. Quá trình cổ phần hóa cũng tiến triển chậm, nên sự giám sát các DNNN cũng chưa chặt chẽ. Nhiều DNNN vay nợ lớn để mở rộng quy mô, đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, phát triển các hoạt động ngoài ngành nghề chính, độc quyền và có khả năng lũng đoạn thị trường, quản lý kém gây thất thoát vốn, kinh doanh thua lỗ, sử dụng chưa hiệu quả vốn đầu tư.
Trong đó, tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp trong xã hội. Vấn đề tái cấu trúc đầu tư công luôn gắn với việc nâng cao hiệu quả đầu tư là việc làm cần thiết không chỉ nhằm kiềm chế lạm phát mà vấn đề quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân.
Do đó, việc đánh giá vai trò của đầu tư công tại Việt Nam là cần thiết.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật đầu tư công 2019.