Đấu thầu là một thuật ngữ rất quen thuộc. Đây chính là một phương thức thực hiện việc lựa chọn những chủ thể nhà thầu phù hợp để nhằm mục đích có thể thực hiện một công việc nhất định đem đến lợi ích cho các bên tham gia. Có nhiều hình thức đấu thầu khác nhau. Vậy đấu thầu khối lượng là gì?
Mục lục bài viết
1. Đấu thầu khối lượng là gì?
Định nghĩa về đấu thầu khối lượng như sau:
Chúng ta đều không quá xa lạ đối với thuật ngữ đấu thầu. Hiểu cơ bản nhất thì đấu thầu chính là quá trình mà các chủ thể là những chủ đầu tư lựa chọn ra một nhà thầu mà nhà thầu đó cần phải đáp ứng các yêu cầu của những chủ đầu tư. Trong đó, chủ thể là bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để những chủ thể là bên bán (các nhà thầu) thực hiện việc cạnh tranh đối với nhau. Mục đích cơ bản nhất của bên chủ đầu tư đó là nhằm để có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ thuật, chất lượng cùng với một mức chi phí thấp nhất, đem đến lợi ích cao nhất. Mục đích của các chủ thể là những nhà thầu tham gia vào đấu thầu đó là để có thể trúng thầu.
Đấu thầu khối lượng được hiểu cơ bản chính là việc các chủ thể là những chủ đầu tư thực hiện việc xét thầu trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng, khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc cần phải thực hiện bán và lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo.
Hành vi đấu thầu trong giai đoạn hiện nay cũng được đánh giá là một hình thức cạnh tranh văn minh và lành mạnh khi nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển nhanh chóng và để nhằm mục đích từ đó có thể lựa chọn ra các chủ thể là những nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật của các chủ thể là chủ đầu tư. Như vậy, ta nhận thấy, hiện nay, đấu thầu ra đời và tồn tại với mục tiêu chính để nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và để các chủ đầu tư lựa chọn ra nhà thầu phù hợp nhất và bảo đảm hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư.
Ví dụ về đấu thầu khối lượng:
Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện mời thầu và sơ tuyển nhà thầu. Các bên nhà thầu khi quan tâm đến gói thầu hoặc đã ở trong danh sách sơ tuyển sẽ làm thủ tục tham gia đấu thầu, các chủ thể nhà thầu chính là những thương nhân có đủ khả năng cung cấp mặt hàng, dịch vụ cho gói thầu. Ngân hàng Nhà nước công bố cho tổ chức tín dụng trước mỗi phiên đấu thầu về lãi suất dự thầu. Nội dung dự thầu chính là khối lượng các loại giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng muốn mua hoặc các tổ chức tín dụng muốn được bán đi tại mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước công bố. Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ thực hiện việc xét thầu dựa trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng.
Đấu thầu khối lượng trong tiếng Anh là: Bidding volume.
2. Tìm hiểu về những đặc điểm chung của hoạt động đấu thầu:
Hoạt động đấu thầu có những đặc điểm cơ bản như sau:
– Thứ nhất: Đấu thầu có đặc điểm là một tập hợp được đan xen giữa các quan hệ kinh tế và quan hệ pháp lý phức tạp.
Căn cứ vào góc độ kinh tế thì đấu thầu được biết đến là nhu cầu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Khi bất cứ một chủ thể nào có nhu cầu mua sắm hàng hóa sử dụng dịch vụ nhưng trên thực tế thì lại có nhiều chủ thể có khả năng cung cấp nhu cầu đó.
Dưới góc độ pháp lý ta nhận thấy việc đấu thầu hàng hóa dịch vụ là một hoạt động thương mại; mang các đặc điểm của một hoạt động thương mại điển hình như sau:
+ Chủ thể là bên dự thầu khi tham gia đầu thấu phải là các thương nhân có đủ điều kiện được quy định cụ thể.
+ Mục tiêu của chủ thể là bên dự thầu là hướng tới mục tiêu lợi nhuận.
+ Còn mục tiêu của chủ thể là bên mời thầu là xác lập được
– Thứ hai: Đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng:
Hoạt động đấu thầu trong thực tế vẫn luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa cũng như là hoạt động cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế như hiện nay, thực tế thì đấu thầu không diễn ra như một hoạt động độc lập, đấu thầu sẽ chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa và sử dụng đối với các dịch vụ.
Mục đích cơ bản của đấu thầu đó chính là giúp chủ thể là bên mời thầu có thể thông qua đótìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa; dịch vụ có chất lượng tốt nhất với giá cả hợp lý nhất. Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tất thì chủ thể là người trúng thầu sẽ có trách nhiệm cùng với chủ thể là người tổ chức đấu thầu thực hiện việc đàm phán để nhằm có thể ký hợp đồng mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.
– Thứ ba: Về chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Theo
– Thứ tư: Hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu:
Hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ chính là hồ sơ mời thầu và hồ sơ tham gia dự thầu. Hồ sơ mời thầu được hiểu cơ bản chính là văn bản pháp lý do chủ thể là bên mời thầu lập, trong hồ sơ mời thầu đó sẽ có đầy đủ những yêu cầu về kỹ thuật, tài chính và thương mại của hàng hóa cần thực hiện việc mua sắm, dịch vụ cần phải được sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu sẽ thể hiện năng lực, mức độ đáp ứng của chủ thể là bên dự thầu trước các yêu cầu trong một hồ sơ mời thầu.
– Thứ năm: Đối với giá của gói thầu:
Hoạt động đấu thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá hay chúng ta gọi là giá gói thầu hoặc dự toán và nó sẽ được đưa ra bởi chủ thể là bên mời thầu theo khả năng tài chính của chủ thể là bên mời thầu.
3. Các đặc trưng của đấu thầu khối lượng:
Ta nhận thấy, đấu thầu khối lượng có những đặc trung cơ bản như sau:
– Lãi suất đấu thầu của đấu thầu khối lượng: Ngân hàng Nhà nước sẽ có trách nhiệm phải công bố lãi suất đấu thầu của đấu thầu khối lượng cho tổ chức tín dụng trước mỗi phiên đấu thầu.
– Khối lượng giấy tờ có giá cần mua hay kối lượng giấy tờ có giá cần bán: Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định thông báo hoặc không thông báo trước mỗi phiên đấu thầu.
– Nội dung dự thầu của đấu thầu khối lượng: khối lượng giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng muốn mua hay khối lượng giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng muốn bán tại mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước công bố.
– Xét thầu:
Đối với trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các chủ thể là những thành viên tham gia dự thầu bằng hoặc thấp hơn khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước thì khối lượng trúng thầu trên thực tế sẽ bằng tổng khối lượng dự thầu của các chủ thể là những thành viên và khối lượng trúng thầu của từng thành viên là khối lượng dự thầu của chính các thành viên đó.
Đối với trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các chủ thể là những thành viên tham gia dự thầu lại vượt quá khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc khối lượng giấy tờ có giá cần bán của Ngân hàng Nhà nước, thì khối lượng trúng thầu của từng thành viên sẽ cần phải được phân bổ theo đúng tỉ lệ thuận với khối lượng dự thầu của từng thành viên và nó cũng sẽ cần phải tương ứng với khối lượng giấy tờ có giá tính theo mệnh giá được làm tròn xuống theo bội số của mệnh giá giấy tờ có giá; khối lượng trúng thầu sẽ bằng tổng khối lượng trúng thầu của các thành viên và khối lượng trúng thầu sẽ không được vượt khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc khối lượng giấy tờ có giá cần bán của Ngân hàng Nhà nước.
– Trong trường hợp tại đơn dự thầu của chủ thể là thành viên trúng thầu đăng kí nhiều loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán:
+ Trong trường hợp tại đơn dự thầu của chủ thể là thành viên trúng thầu đăng kí nhiều loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán nếu như nó không bao gồm các loại giấy tờ có giá mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quy định tỉ lệ giao dịch tại mỗi phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện xét thầu xác định thứ tự ưu tiên đối với từng loại giấy tờ có giá như sau: Thời hạn còn lại của các giấy tờ có giá ngắn hơn; Giấy tờ có giá đăng kí bán hoặc mua có khối lượng lớn hơn.
+ Nếu bao gồm các loại giấy tờ có giá có quy định tỉ lệ giao dịch và các loại giấy tờ có giá không qui định tỉ lệ giao dịch, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện việc xét thầu theo nguyên tắc tỉ lệ các loại giấy tờ có giá trúng thầu tương ứng với tỉ lệ giao dịch của các giấy tờ có giá đã được đăng kí một cách cụ thể tại đơn dự thầu theo đúng như quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà nước.