Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục Địa lý

Dầu mỏ là gì? Thành phần, khai thác, ứng dụng của dầu mỏ?

  • 17/11/202417/11/2024
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    17/11/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Chúng ta thường nghe nhắc đến khái niệm dầu mỏ mỗi ngày nhưng thực sự chúng ta đã hiểu gì về dầu mỏ? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi: Dầu mỏ là gì? Thành phần, khai thác, ứng dụng của dầu mỏ? Cùng tham khảo nhé.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Dầu mỏ là gì?
      • 2 2. Thành phần dầu mỏ:
      • 3 3. Tình trạng khai thác dầu mỏ tại Việt Nam:
      • 4 4. Những ứng dụng của dầu mỏ:
      • 5 5. Tác động của dầu mỏ đến môi trường sống:
      • 6 6. Bài tập vận dụng về dầu mỏ:

      1. Dầu mỏ là gì?

      Dầu mỏ hay còn gọi là dầu thô, là một chất lỏng sánh, đặc có màu nâu hoặc màu ngả sang đục. Dầu mỏ tồn tại trong các lớp đá ở một số nơi trong lớp vỏ Trái đất, chủ yếu là các hợp chất hidrocacbon có thành phần cực kỳ đa dạng.

      Dầu mỏ là một nguyên liệu thô quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp hóa chất, vận tải và nhiều ứng dụng khác. Nguyên liệu thô này được hình thành từ các hợp chất hữu cơ, chủ yếu là các chất diệp lục và các chất hữu cơ khác, đã bị phân hủy chậm dưới nhiệt độ và áp suất cao dưới lòng đất trong hàng triệu năm.

      2. Thành phần dầu mỏ:

      Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành những vùng rộng lớn nằm sâu dưới lòng đất, gọi là mỏ dầu. Một mỏ dầu thường có ba lớp:

      Lớp khí: Lớp khí trên cùng, gọi là khí dầu mỏ hoặc khí đồng hành. Lớp khí chủ yếu có thành phần chính là khí metan.

      Lớp dầu lỏng: Lớp dầu mỏ có khí hòa tan ở giữa, tạo thành hỗn hợp phức tạp gồm nhiều loại hiđrocacbon và một lượng nhỏ các hợp chất khác.

      Lớp nước mặn: Ở dưới cùng của mỏ dầu.

      Dầu mỏ là một thành phần hóa học phức tạp bao gồm hàng trăm hydrocarbon thuộc các loại ankan, xicloankan, aren (hidrocacbon thơm). Ngoài ra, dầu mỏ còn chứa một lượng nhỏ các chất hữu cơ chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh và một lượng nhỏ các chất vô cơ.

      3. Tình trạng khai thác dầu mỏ tại Việt Nam:

      Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở nước ta chủ yếu tập trung ở vùng thềm lục địa phía Nam. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở nước ta ước tính khoảng 3-4 tỷ tấn quy đổi thành dầu.

      Dầu mỏ của nước ta có hàm lượng lưu huỳnh thấp (dưới 0,5%). Tuy nhiên, chúng chứa nhiều parafin (hydrocacbon có khối lượng phân tử lớn) nên dầu mỏ của nước ta dễ đông đặc.

      Việt Nam bắt đầu khai thác dầu mỏ tại mỏ Bạch Hổ vào năm 1986. Từ đó đến nay, hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt tự nhiên không ngừng được mở rộng. Hiện nay, ngoài mỏ Bạch Hổ, nước ta còn có các mỏ dầu khí khác như Đại Hùng, Rạng Đông, Rồng, Lan Tây,…

      Dầu thường được tìm thấy dưới các lớp đá trầm tích. Để tìm và khai thác các mỏ dầu này, các nhà địa chất có thể sử dụng các thiết bị đo trọng lực hoặc thiết bị đo từ trường để xác định.

      Khi phát hiện ra mỏ dầu, người ta sẽ dùng thiết bị khoan đến điểm chứa dầu. Sau đó tạo một giếng dầu để khống chế dầu chảy lên theo đường ống. Khi dầu bắt đầu chảy vào giếng, thiết bị khoan sẽ được đưa lên cao, một hệ thống bơm sẽ được đặt lên trên phía miệng giếng.

      Trong một số trường hợp, dầu có thể quá đặc và không chảy được. Người ta sẽ đào một bể chứa thứ hai xuống dưới mỏ dầu và phun hơi nước áp suất cao vào đó. Hơi nước nóng khiến dầu trong mỏ loãng ra và áp suất có thể đẩy dầu lên giếng.

      4. Những ứng dụng của dầu mỏ:

      Kể từ lần khai thác dầu mỏ lần đầu tiên, mặt hàng này đã trở thành một phần cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó được sử dụng làm nhiên liệu trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống:

      Giao thông vận tải: Gần ⅔ nhiên liệu giao thông có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ bao gồm xăng, dầu diesel và khí dầu mỏ hóa lỏng, nhiên liệu máy bay và nhiên liệu hàng hải. Xăng được sử dụng cho ô tô, xe máy, xe tải nhẹ và tàu thuyền. Dầu diesel được sử dụng làm nhiên liệu cho xe tải, xe buýt, tàu hỏa, thuyền và tàu thủy. Máy bay phản lực và một số máy bay trực thăng sử dụng dầu thơm làm nhiên liệu.

      Sản xuất điện: Các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch thường sử dụng dầu mỏ hoặc khí đốt tự nhiên để tạo ra điện. Sản xuất điện từ dầu mỏ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu năng lượng quốc gia.

      Dầu nhớt: Dầu nhớt có nguồn gốc từ dầu mỏ, được sử dụng trong hầu hết các loại máy móc. Công dụng của nó là giảm ma sát trong xe cộ và máy móc công nghiệp…

      Nông nghiệp: Dầu mỏ được sử dụng trong sản xuất amoniac, được sử dụng làm nguồn nitơ trong phân bón. Thuốc trừ sâu cũng được sản xuất từ ​​dầu mỏ.

      Công nghiệp hóa chất: Các sản phẩm phụ của dầu mỏ được sử dụng trong phân bón hóa học, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, nylon, nhựa, thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu, nước hoa, sơn, v.v. Các sản phẩm phụ chính từ dầu mỏ bao gồm nhựa, chất tẩy rửa, dầu mỡ, sáp, v.v.

      5. Tác động của dầu mỏ đến môi trường sống:

      Dầu mỏ là nguyên liệu thô không thể thiếu trong đời sống con người. Tuy nhiên, tác động của dầu mỏ đến môi trường rất nghiêm trọng:

      Trước hết là vấn đề ô nhiễm đất, nước: Nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất, nước chủ yếu là do sự cố tràn dầu. Sự cố tràn dầu xuất phát từ các vụ nổ, nứt mối hàn ống dẫn dầu hoặc chìm tàu ​​chở dầu.

      Sự cố tràn dầu: Khi dầu tràn, dầu sẽ thấm vào bờ biển và bờ sông. Nếu không được xử lý nhanh chóng, dầu sẽ ngấm sâu hơn, không thể tự phân hủy, gây nhiễm độc lâu dài cho môi trường đất và nước ngầm. Điều này có thể giết chết các loài chim biển, động vật có vỏ và bất kỳ sinh vật nào khác bị dầu bao phủ.

      Không chỉ vậy, việc đem đốt dầu mỏ còn gây ô nhiễm không khí vì nó tạo ra nhiều khí như CO2, SO2,… Các phương tiện giao thông, máy móc vận hành cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

      Vì vậy, để giảm thiểu tác hại của dầu mỏ đối với môi trường, con người cần đưa ra nhiều giải pháp thiết thực:

      Sử dụng xe điện thay cho xăng dầu để giảm thiểu khí thải ra môi trường.

      Dầu mỏ sẽ cạn kiệt và rất khó tái tạo. Do đó, con người cần hạn chế khai thác ở mức thấp nhất có thể. Thay vào đó, hãy sử dụng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời,…

      Trồng nhiều cây xanh để “phủ kín đồi trọc”, tránh xa thiên tai.

      Sử dụng phao dầu để ngăn dầu tràn, các thiết bị thu hồi dầu, chất phân tán dầu trên mặt nước khi dầu tràn trên biển…

      6. Bài tập vận dụng về dầu mỏ:

      Bài 1: Cho các nhận định sau:

      a) Dầu mỏ là một đơn chất.

      b) Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp.

      c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại Hiđrocacbon.

      d) Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định.

      e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

      Số nhận định đúng là

      A. 1                B. 2

      C. 3                D. 4

      Đáp án đúng là C và E

      Bài 2: Ở vùng nông thôn, phân gia súc, gia cầm và chất thải hữu cơ có thể ủ trong hố Bio-gas. Dưới tác động của vi sinh vật yếm khí, chất hữu cơ sẽ phân hủy tạo ra phân bón chất lượng cao. Bio-gas được sử dụng để đun nấu trong các hộ gia đình. Hãy cho biết vì sao nên phát triển các hầm Bio-gas

      A. Vốn đầu tư không lớn.

      B. Đảm bảo vệ sinh môi trường và mầm các bệnh bị tiêu diệt

      C. Có nguồn năng lượng sạch và thuận tiện.

      D. Tất cả các lý do trên.

      Đáp án:

      Chúng ta nên phát triển các hầm Bio-gas vì

      – Vốn đầu tư không lớn

      – Đảm bảo vệ sinh môi trường và tiêu diệt mầm bệnh

      – Có nguồn năng lượng sạch và tiện lợi

      Đáp án đúng là đáp án D

      Bài 3: Hãy cho biết, để dập tắt xăng dầu cháy người ta dùng biện pháp nào sau đây:

      A. Phun nước vào ngọn lửa.

      B. Dùng chăn ướt chùm lên ngọn lửa.

      C. Phủ cát lên ngọn lửa.

      D. Cả B và C đều đúng.

      Đáp án:

      Đáp án đúng là đáp án D

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Cây công nghiệp lâu năm được phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long là?
      • Vùng lãnh thổ là gì? Phân biệt Quốc gia và Vùng lãnh thổ?
      • Đông Nam Á gồm mấy bộ phận? Đông Nam Á có mấy nước?
      • Tài nguyên biển là gì? Đặc điểm tài nguyên biển Việt Nam?
      • Toàn cầu hóa là gì? Bản chất và biểu hiện của toàn cầu hóa?
      • Vấn đề già hóa dân số trên thế giới: Nguyên nhân, giải pháp?
      • Tìm hiểu về chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời
      • Vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta là?
      • Công nghiệp là gì? Các vai trò chủ đạo của công nghiệp?
      • Đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới? Nhân tố ảnh hưởng?
      • Chủng tộc là gì? Phân loại? Phân biệt chủng tộc với sắc tộc?
      • Việt nam ở đới khí hậu nào? Đặc điểm khí hậu Việt Nam?
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa trong các vụ án cho vay nặng lãi
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự nơi công cộng
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội trốn thuế, mua bán hóa đơn
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội dâm ô, hiếp dâm, cưỡng dâm
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tân Hiệp (Kiên Giang)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ