Nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến sự phát triển xã hội và khu vực trong các lĩnh vực cơ bản như tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiểm soát tăng trưởng dân số và chăm sóc y tế, sức khỏe cho người dân, phòng chống tệ nạn xã hội. Bài viết dưới đây nhằm trả lời câu hỏi Đâu không phải là nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?
Mục lục bài viết
1. Đâu không phải là nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?
A. Chăm sóc sức khỏe, đời sống cho nhân dân
B. Giải quyết vấn đề việc làm
C. Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh.
D. Thực hiện xóa đói giảm nghèo
Đáp án: C
Giải thích: Nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến sự phát triển xã hội và khu vực trong các lĩnh vực cơ bản như tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiểm soát tăng trưởng dân số và chăm sóc y tế, sức khỏe cho người dân, phòng chống tệ nạn xã hội; Vì vậy, xây dựng đời sống văn hóa, đời sống văn minh không phải là nội dung cơ bản của quy luật phát triển các lĩnh vực xã hội.
2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển các lĩnh vực xã hội:
Trong các lĩnh vực phát triển xã hội: Pháp luật Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp tạo thêm việc làm cho người lao động. Pháp luật quy định các biện pháp xóa đói, giảm nghèo và mở rộng các hình thức hỗ trợ người nghèo. Các quy định của pháp luật nhằm hạn chế sự gia tăng dân số nhanh chóng. Pháp luật quy định việc đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự, kỷ luật xã hội, phòng ngừa và bài trừ các tệ nạn xã hội.
Song song với việc phát triển xã hội thì phát triển kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng để đất nước có thể phát triển bền vững. Theo đó, pháp luật quy định quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện hoạt động thương mại. Tự do kinh doanh có nghĩa là bất kỳ công dân nào có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được chấp nhận đăng ký kinh doanh đều có quyền tham gia vào các hoạt động thương mại. Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện hoạt động thương mại: nộp thuế, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tôn trọng các quy định về quốc phòng, an ninh,… trong đó có nghĩa vụ nộp thuế là rất quan trọng.
3. Bài tập vận dụng:
a. Về phát triển kinh tế:
Pháp luật nước ta đã quy định rõ về nghĩa vụ của công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh, đó là: Nộp thuế, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tuân thủ các quy định pháp luật về quốc phòng, an ninh, … trong đó, nghĩa vụ nộp thuế đối với mỗi cá nhân, tổ chức là rất quan trọng. Trên thực tế, pháp luật đã đưa ra quy định cụ thể về các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, chủ yếu sẽ được căn cứ vào các yêu tố khác như ngành, nghề, hay lĩnh vực và địa bàn hoạt động kinh doanh.
Câu 1: Trong những nghĩa vụ sau của người sản xuất, kinh doanh, nghĩa vụ nào quan trọng nhất?
A Tuân thủ các quy định về quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
B Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
C Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
D Bảo vệ môi trường.
Câu 2: Một trong những nghĩa vụ của người kinh doanh là
A lựa chọn hình thức sản xuất, kinh doanh. B lựa chọn quy mô kinh doanh.
C bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. D quyết định mặt hàng kinh doanh.
Câu 3: Trong quá trình sản xuất mì chính, Công ty B đã trộn nhiều hàn the quá mức cho phép. Hành vi này của cơ sở sản xuất đã xâm phạm tới
A. quy trình sản xuất kinh doanh. B. công thức sản xuát mì chính.
C. pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. D. pháp luật về cạnh tranh.
Câu 4: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào các yếu tố nào dưới đây
A. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
B. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
C. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
D. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 5: Cơ sở nước mắm T sản xuất nước mắm đóng chai có dán nhãn “ Nước mắm cá cơm”, nhưng thành phần không có một chút nào từ cá mà được sản xuất hoàn toàn bằng nước, muối và hóa chất mua ở chợ. Hoạt động kinh doanh của cơ sở nước mắm T đã vi phạm nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Nâng cao chất lượng sản phẩm. B. Quy trình sản xuất kinh doanh.
C. Công thức sản xuất nước mắm. D. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
b. Về phát triển xã hội:
Pháp luật quy định các biện pháp thực hiện xoá đói, giảm nghèo
Câu 6: Một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển lĩnh vực xã hội là
A. Thực hiện xóa đối giảm nghèo. B. Thúc đẩy hiện tượng độc quyền.
C. Triệt tiêu quan hệ cung – cầu. D. Nâng cao tỉ lệ lạm phát.
Luật Bảo vệ, Chăm sóc sứa khỏe nhân dân
Câu 7: Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là nội dung cơ bản của pháp luật
A. Quy trình bảo hiểm. B. Lĩnh vực xã hội.
C. Lựa chọn dịch vụ y tế. D. Áp dụng chính sách bảo trợ.
Kiềm chế sự gia tăng nhanh dân số.
Câu 8: Một trong những nội dung của chính sách dân số là:
A. Ngăn cấm sinh nhiều con.
B. Kết hôn đúng độ tuổi.
C. Xây dựng quy mô gia đình ít con.
D Khuyến khích sinh nhiều con để phát triển nguồn nhân lực.
Câu 9: Vấn đề xã hội nào dưới đây tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của đất nước?
A. Xóa đói giảm nghèo. B. Dân số.
C. Phòng, chống tệ nạn xã hội. D. Chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Pháp luật quy định về đấu tranh phòng chống tội phạm
Câu 10: C bị công an bắt vì hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Hành vi của C đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Phòng, chống tội phạm. B. Kinh doanh trái phép.
C. Phòng, chống ma túy. D. Tàng trữ ma túy.
3. Tầm quan trọng của việc phát triển các lĩnh vực xã hội:
Sự phát triển của các lĩnh vực xã hội có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến xã hội và đời sống con người. Dưới đây là một số lý do tại sao việc phát triển các lĩnh vực xã hội lại quan trọng:
– Nâng cao chất lượng cuộc sống: Phát triển các lĩnh vực xã hội giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Điều này liên quan đến việc tạo việc làm, giảm nghèo, đảm bảo khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục có chất lượng cũng như tạo ra môi trường sống tốt hơn.
– Tạo cơ hội và cân bằng xã hội: Sự phát triển của các lĩnh vực xã hội đặt nền tảng cho việc tạo cơ hội cho mọi người, không phân biệt hoàn cảnh kinh tế, xã hội của họ. Điều này giúp cân bằng xã hội và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
– An ninh và ổn định: Xã hội phát triển có thể làm giảm mức độ tội phạm và xung đột xã hội. Điều này giúp tạo ra môi trường an toàn, ổn định cho cộng đồng, thúc đẩy hòa bình và đồng thuận.
– Bảo vệ môi trường và quản lý biến đổi khí hậu: Phát triển xã hội cũng phải đi đôi với bảo vệ môi trường và quản lý biến đổi khí hậu. Bằng cách quản lý tài nguyên và thúc đẩy việc sử dụng bền vững, xã hội có thể đảm bảo sự sống còn của các thế hệ tương lai.
– Quảng bá văn hóa, nghệ thuật: Văn hóa, nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện bản sắc và sự đa dạng của xã hội. Sự phát triển của lĩnh vực này khuyến khích sự sáng tạo và thúc đẩy văn hóa, nghệ thuật.
– Tạo điều kiện phát triển kinh tế: các thành phần xã hội phát triển mạnh thúc đẩy kinh tế phát triển. Cung cấp nền giáo dục có chất lượng sẽ tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cao, đồng thời chăm sóc sức khỏe tốt giúp tăng năng suất và giảm tình trạng vắng mặt do bệnh tật.