Dấu hiệu đặc trưng, cấu thành tội phạm riêng biệt của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Từ những lý luận về các dấu hiệu tội phạm nói chung, tác giả đi sẽ phân tích cụ thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
Mục lục bài viết
1. Khách thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:
Là sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội trực tiếp xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và gây thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác. Để đấu tranh phòng chống vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ bằng pháp luật hình sự, Nhà nước quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi này. Theo đó, chỉ những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có tính chất nguy hiểm cao, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác và hành vi có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời mới bị coi là phạm tội hình sự.
Do đó khách thể của tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được pháp luật hình sự bảo vệ gồm: Đảm bảo an toàn giao thông vận tải, bảo đảm cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ được thông suốt, được bình thường và bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ của công dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và của cá nhân.
2. Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:
Được hiểu là mặt bên ngoài của tội phạm, sẽ là những biểu hiện của tội phạm được diễn ra trong thế giới khách quan. Bao gồm các yếu tố: hành vi khách quan; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu khác, không bắt buộc gắn liền với hành vi phạm tội như phương tiện, công cụ, phương pháp, địa điểm, thủ đoạn hoặc hoàn cảnh phạm tội.
– Hành vi khách quan
Đó là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. Quy định về tham gia giao thông đường bộ là quy định của
+ Không có giấy phép lái xe theo quy định.
+ Say do dùng các chất kích thích mạnh khác hoặc trong khi say rượu, bia.
+ Cố ý không cứu giúp người bị nạn hoặc gây tai nạn rồi bỏ chạy nhằm trốn tránh trách nhiệm.
+ Không chấp hành báo hiệu đường bộ; Không chấp hành hiệu lệnh của người hướng dẫn giao thông hoặc người đang làm nhiệm vụ điều khiển giao thông; Vượt quá tốc độ cho phép và không bảo đảm khoảng cách giữa các phương tiện tham gia giao thông; Đi không đúng tuyến đường, làn đường; Vượt xe, chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng, đỗ xe trên đường (trong và ngoài đô thị) không đúng quy định. vv…;
+ Tham gia giao thông đường bộ qua cầu, phà, trong hầm đường bộ và tại các nơi đường giao cắt; tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ; xe kéo xe và xe kéo rơ moóc. vv..
– Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ.
– Phương tiện giao thông đường bộ gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Trong đó:
+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (gọi tắt xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
+ Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (gọi tắt là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ, khi tham gia giao thông đường bộ cũng phải chấp hành các quy định về tham gia giao thông đường bộ. Vì vậy, xe máy chuyên dùng cũng được coi như phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông đường bộ.
– Hậu quả
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại chưa nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật. Đây là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, tức là vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với hành vi phạm tội khi có hậu quả xảy ra. Khoản 1 Điều 260 quy định cấu thành tội phạm cơ bản xác định hậu quả của hành vi phạm tội có thể là:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Như vậy, chỉ khi có hậu quả xảy ra và hậu quả đó phải là gây thiệt hại cho tính mạng cho người khác, gây thương tích hoặc sức khỏe cho người khác với một tỷ lệ nhất định hoặc gây thiệt hại về tài sản ở mức độ nhất định thì người phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Khoản 2, 3 của điều luật quy định các tình tiết định khung tăng nặng.
Bên cạnh đó,
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm [Điều 260, Khoản 4].
Như vậy, khoản 4 của điều luật quy định hậu quả của tội phạm cũng như khung hình phạt nhẹ hơn nhiều so với cấu thành cơ bản của tội này. Quy định này có sự kế thừa quy định tại khoản 4 Điều 202
– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:
Dựa vào cơ sở lý luận của cặp phạm trù nhân quả trong phép biện chứng có thể xác định được các điều kiện của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm như sau:
Hành vi phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian.Trong bản thân hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế, mầm mống nội tại, nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả. Nếu hậu quả xảy ra phải là thực hiện hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi. Một hậu quả của tội phạm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân (một hoặc nhiều hành vi) trực tiếp gây ra. Do đó mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của tội phạm được chia thành 2 dạng:
+ Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: Là mối quan hệ nhân quả chỉ có một hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả
+ Mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp: Là mối quan hệ có nhiều hành vi trái pháp luật làm nguyên nhân trong đó mỗi hành vi trái pháp luật đều đã chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả.
3. Mặt chủ quan của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được thực hiện do lỗi vô ý do tự tin hoặc do cẩu thả. Lỗi vô ý do tự tin là trong trường hợp người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Một vấn đề khá phức tạp trong vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ về lỗi là trường hợp lỗi hỗn hợp, thực tiễn xét xử cho thấy người bị hại và người phạm tội đều có lỗi hoặc có thêm lỗi của người thứ ba dẫn đến tai nạn giao thông được quy định của Luật giao thông đường bộ. Hiện nay chưa có quy định nào quy định về lỗi hỗn hợp. Thông thường trong các vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ cần xem xét chú ý đến vấn đề đâu là lỗi, nguyên nhân chính và trực tiếp dẫn đến hậu quả xảy ra.
Về phương diện động cơ, mục đích phạm tội thì trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông cố ý sử dụng phương tiện để giết người, gây thương tích hoặc huỷ hoại tài sản của người khác thì bị truy cứu trách nhiệm về loại tội phạm tương ứng.
4. Về chủ thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS là tội phạm nghiêm trọng; quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 260 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng; quy định tại khoản 4, 5 Điều 260 BLHS là tội phạm ít nghiêm trọng.
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng (theo quy định tại điều 12 của BLHS).
Do vậy, chủ thể của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 260 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
So với BLHS 1999, chủ thể của tội phạm đã được mở rộng hơn, bao gồm tất cả những người tham gia giao thông đường bộ. Trước đây, theo quy định tại Điều 202