Đấu giá không phải là một khái niệm xa lạ trong thương mại, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được bản chất cũng như nắm được hết các loại đấu giá đang thịnh hành. Cùng tìm hiểu về đấu giá tài sản công là gì? Giá khởi điểm của tài sản công qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về đấu giá tài sản:
Đấu giá tài sản được hiểu cơ bản là hình thức bán tài sản thông qua thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua và người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản bán. Đấu giá tài sản trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam có thể là bắt buộc dựa theo quyết định của
Thông thường, để các chủ thể thực hiện đấu giá tài sản, các chủ thể là người bán đấu giá phải đưa ra giá khởi điểm của tài sản muốn bán và phải trưng bày tài sản để những người muốn mua xem trước. Những người muốn mua sẽ tham gia trả giá theo thủ tục nhất định. Người trả giá cao nhất là người dành được quyền mua tài sản.
Đấu giá tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự,
Như vậy, từ những phân tích được nêu trên thì ta nhận thấy rằng đấu giá tài sản là một hình thức bán tài sản thông qua các thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua, cũng như người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản bán.
Thông thường, để có thể đấu giá tài sản, người bán đấu giá sẽ có trách nhiệm cần đưa ra giá khởi điểm của tài sản muốn bán, cũng như phải trưng bày tài sản để những người muốn mua xem trước. Những người muốn mua tài sản đấu giá thì sẽ tham gia trả giá theo đúng thủ tục nhất định. Chủ thể nào trả giá cao nhất là người sẽ dành được quyền mua tài sản.
Chủ thể là người có tài sản đấu giá sẽ tiến hành ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá. Các bên sẽ tiến hành bàn bạc, định ra mức giá khởi điểm bán đấu giá và mức giá khởi điểm bán đấu giá do người bán tài sản quyết định. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của người bán đấu giá nhằm mục đích để định giá tài sản phù hợp với thị trường. Những trường hợp bán đấu giá để nhằm mục đích thi hành bản án dân sự thì cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi hành án sẽ là những người có tài sản bán đấu giá, ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá. Trong trường hợp này người cần phải thi hành án dân sự không tự nguyện thực hiện quyết định, bản án quyết định của
2. Tài sản công là gì?
2.1. Khái quát về tài sản công:
Tài sản luôn đóng một vai trò quan trọng trong Bộ luật dân sự, là vấn đề trung tâm của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Theo quy định tại Điều 105
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Ta nhận thấy, tài sản công về bản chất được hiểu là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm các loại sau đây: tài sản công sẽ phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.
2.2. Tài sản công ở cấp chính quyền địa phương:
Tài sản công theo quy định của pháp luật Việt Nam được giao cho các cấp chính quyền địa phương trực tiếp quản lý, sử dụng bao gồm tài sản được sử dụng với tư cách là nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao và các tài sản công khác mà chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý để nhằm mục đích bảo vệ và đưa vào khai thác nhằm phát huy giá trị, phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Điều này cũng có nghĩa là việc thực hiện quyền quản lý, sử dụng tài sản công ở cấp chính quyền địa phương chính là một phần quan trọng của việc thực thi chế độ sở hữu toàn dân.
3. Đấu giá tài sản công:
3.1. Khái niệm đấu giá tài sản công:
Đấu giá tài sản công được hiểu cơ bản là hình thức bán tài sản công theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo qui định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Như đã phân tích nêu trên thì tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí, bao gồm các loại tài sản cụ thể theo đúng quy định cụ thể của pháp luật.
3.2. Giá khởi điểm của tài sản công:
– Tài sản là trụ sở làm việc:
Các cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản thuê tổ chức sẽ cần có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định giá tài sản, gửi Sở Tài chính (nơi có tài sản), Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá khởi điểm.
Đối với trường hợp không thuê được tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá thì Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thành lập Hội đồng để xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá khởi điểm.
Giá khởi điểm của tài sản trên đất theo quy định của pháp luật sẽ cần phải bảo đảm phù hợp với giá trị thực tế còn lại theo kết quả đánh giá lại; giá khởi điểm của quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc được xác định phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất phổ biến trên thị trường theo mục đích sử dụng mới của khu đất tại thời điểm có quyết định bán của cơ quan, người có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê, không thấp hơn giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tương ứng với mục đích sử dụng mới nhân với hệ số điều chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.
– Các tài sản công không khác:
Các chủ thể là người đứng đầu cơ quan khi được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản thành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định để làm căn cứ quyết định giá khởi điểm.
Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá sẽ cần phải bảo đảm phù hợp với giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng, xuất xứ tại thời điểm xác định giá.
Giá xác định của các tài sản nói trên không bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).