Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Hình sự » Đầu cơ hàng hóa là gì? Mức xử phạt hành vi đầu cơ hàng hóa?

Luật Hình sự

Đầu cơ hàng hóa là gì? Mức xử phạt hành vi đầu cơ hàng hóa?

  • 17/01/202317/01/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    17/01/2023
    Luật Hình sự
    0

    Hiện nay có nhiều cá nhân, thậm chí là tổ chức kinh doanh thực hiện việc tích trữ hàng hoá để đến khi có tác động khách quan từ bên ngoài, hàng hoá khan hiếm sẽ lợi dụng tình trạng đó để bán hàng hoá ra ngoài môi trường với giá cao. Vậy đầu cơ hàng hoá được hiểu là gì? Mức xử phạt hành vi đầu cơ hàng hoá được quy định như thế nào?

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Đầu cơ hàng hoá là gì?
    • 2 2. Đặc điểm của hoạt động đầu cơ hàng hoá:
    • 3 3. Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về mức xử phạt hành vi đầu cơ hàng hoá?
      • 3.1 3.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đầu cơ hàng hoá trái phép:
        • 3.1.1 3.1.1. Phạt tiền vi phạm hành chính đối với hành vi đầu cơ hàng hoá:
        • 3.1.2 3.1.2. Áp dụng hình phạt bổ sung đối với hành vi đầu cơ hàng hoá bị xử phạt vi phạm hành chính:
      • 3.2 3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đầu cơ hàng hoá:
        • 3.2.1 3.2.1. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân thực hiện hành vi:
        • 3.2.2 3.2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thực hiện hành vi đầu cơ:

    1. Đầu cơ hàng hoá là gì?

    Đầu cơ hàng hoá được hiểu là hành vi mua vào số lượng lớn sản phẩm, hàng hoá để lợi dụng khi thị trường mất ổn định, khan hiếm về sản phẩm, hàng hoá đó để bán ra và thu lời cao hơn từ việc mất ổn định của thị trường về giá cả của sản phẩm, hàng hoá đó. Hành vi đầu cơ hàng hoá thường diễn ra và thực hiện thu lợi trong thời gian ngắn hạn khi thị trường có sự bất ổn, chênh lệch về giá cả hàng hoá.

    Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì đầu cơ cũng được định nghĩa là hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong thị trường tại thời điểm dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh hoặc trong tình hình khó khăn về kinh tế để mua vét hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hoá được Nhà nước định giá để bán ra nhằm thu lợi bất chính.

    Việc đầu cơ hàng hoá được biểu hiện rõ nhất tại thời điểm dịch Covid-19 diễn ra căng thẳng vào năm 2020 và 2021. Tại thời điểm dịch bệnh diễn ra, khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn và kit test Covid là những sản phẩm hàng hoá cần thiết và tại thời điểm này mức độ cầu lớn hơn cung nên diễn ra tình trạng khan hiếm khẩu trang và kit test Covid. Đặc biệt là mặt hàng khẩu trang tại thời điểm này nhiều người đã đầu cơ và bán ra thị trường với mức giá gấp 5 đến 7 lần mức giá thông thường của thị trường. Dù giá hàng hoá được đẩy lên cao nhưng mặt hàng này vẫn luôn trong tình trạng cháy hàng. Theo thống kê của Bộ Công thương, tính đến hết ngày 7/2/2020 (kể từ ngày dịch bệnh bùng phát) đã có đến 3000 vụ việc bị kiểm tra và xử phạt với hành vi mang tính vụ lời, đầu cơ hàng hoá trong thời kì dịch Covid-19 bùng nổ.

    2. Đặc điểm của hoạt động đầu cơ hàng hoá:

    Căn cứ vào khái niệm đầu cơ và thực tế đầu cơ diễn ra thì có thể thấy hoạt động đầu cơ có một số đặc điểm cụ thể như:

    – Mục đích của đầu cơ là thu lợi bất chính dựa trên sự bất bình ổn giá cả, chênh lệch giá cả hàng hoá trong thị trường. Đầu cơ được diễn ra với mục đích lợi dụng tình huống thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn của nền kinh tế hoặc tạo hiện tượng khan hiếm giả để mua tích trữ và bán ra thị trường với giá cao nhằm thu lợi bất chính.

    – Đầu cơ hàng hoá là hành vi vi phạm pháp luật;

    – Thời điểm diễn ra hoạt động đầu cơ: thời điểm có sự khan hiếm hàng hoá trên thị trường.

    3. Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về mức xử phạt hành vi đầu cơ hàng hoá?

    Hành vi đầu cơ hàng hoá là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm và hậu quả của hành vi để lại trong thị trường và trật tự xã hội thì cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi đầu cơ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ hoặc nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đầu cơ theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể mức xử phạt đối với hành vi đầu cơ được quy định như sau:

    3.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đầu cơ hàng hoá trái phép:

    Hiện nay mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đầu cơ được pháp luật quy định tại Điều 31 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP. Cụ thể các hình thức xử phạt vi phạm hành chính như sau:

    3.1.1. Phạt tiền vi phạm hành chính đối với hành vi đầu cơ hàng hoá:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành thì hành vi đầu cơ hàng hoá sẽ bị phạt tiền với mức cụ thể như sau:

    – Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính mức tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng tình trạng khan hiếm của hàng hoá hoặc tạo ra sự khan hiếm giả của hàng hoá trên thị trường để mua gom, mua vét hàng hoá với giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng với mục đích bán ra và thu lợi bất chính mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp sau:

    + Đầu cơ hàng hoá khi thị trường có biến động về cung- cầu, giá cả hàng hoá có sự biến động do tác động khách quan như: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, hoả hoạn hoặc do những diễn biến bất thường khác;

    + Đầu cơ hàng hoá thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục hàng hoá được Nhà nước quy định cụ thể về mức giá.

    – Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi được phân tích ở trên (quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP) với giá trị hàng hoá từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng;

    – Thứ ba, xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành vi được phân tích ở trên (quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP) với giá trị hàng hoá từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng;

    – Thứ tư, xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 50 triệu đến 80 triệu đồng đối với hành vi được phân tích ở trên (quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP) với giá trị hàng hoá từ 500 triệu đồng đến 01 tỷ đồng;

    – Thứ năm, xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng đối với hành vi được phân tích ở trên (quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP) với giá trị hàng hoá từ 01 tỷ đồng trở lên.

    3.1.2. Áp dụng hình phạt bổ sung đối với hành vi đầu cơ hàng hoá bị xử phạt vi phạm hành chính:

    Hình phạt bổ sung đối với hành vi đầu cơ hàng hoá đươc quy định tại khoản 6 Điều 31 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại khoản 22 Điều 3 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP. Cụ thể hình phạt bổ sung được áp dụng như sau:

    – Tịch thu tang vật (hàng hoá đầu cơ) đối với hành vi vi phạm;

    – Người kinh doanh hàng hoá đầu cơ bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Giấy phép kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hoá vi phạm với thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng.

    Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm buộc phải nộp lại số tiền thu lời bất chính do thực hiện hành vi kinh doanh hàng hoá đầu cơ tích trữ.

    3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đầu cơ hàng hoá:

    Trong trường hợp người thực hiện hành vi đầu cơ hàng hoá gây ra mức độ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự thị trường, ổn định của xã hội thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đầu cơ được quy định tại Điều 196 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể các khung hình phạt đối với tội đầu cơ được quy định như sau:

    3.2.1. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân thực hiện hành vi:

    – Thứ nhất, Khung hình phạt 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

    Cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đầu cơ theo mức phạt tại khung 1 sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc bị phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi đầu cơ trong các trường hợp sau:

    + Hàng hoá đầu cơ có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng;

    + Thu lợi bất chính từ việc bán hàng hoá đầu cơ từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

    – Thứ hai, Khung hình phạt 2 theo quy định tại khoản 2 Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

    Cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đầu cơ theo mức phạt tại khung 2 sẽ bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng hoặc bị phạt từ từ 03 năm đến 07 năm đối với hành vi đầu cơ trong các trường hợp sau:

    + Phạm tội có tổ chức;

    + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi;

    + Lợi dụng danh nghĩa cơ quan hoặc tổ chức để thực hiện hành vi;

    + Hàng hóa đầu cơ có trị giá từ 1.5 tỷ đồng đến dưới 03 tỷ đồng;

    + Thu lợi bất chính từ việc kinh doanh hàng hoá đầu cơ từ 500 triệu  đồng đến dưới 01 tỷ đồng;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    – Thứ ba, Khung hình phạt 3 theo quy định tại khoản 3 Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

    Cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đầu cơ theo mức phạt tại khung 2 sẽ bị phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc bị phạt từ từ 07 năm đến 15 năm đối với hành vi đầu cơ trong các trường hợp sau:

    + Hàng hóa đầu cơ có trị giá 03 tỷ đồng trở lên;

    + Thu lợi bất chính từ việc kinh doanh hàng hoá đầu cơ từ  01 tỷ đồng trở lên;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    Ngoài ra khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cá nhân phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như:

    – Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng;

    – Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc bị cấm làm việc theo một công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    3.2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thực hiện hành vi đầu cơ:

    Pháp nhân thương mại phạm tội Đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì bị xử phạt như sau:

    – Nếu pháp nhân phạm tội thuộc Khung 1 nêu trên thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng;

    – Nếu pháp nhận thương mại phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (khung 2) thì bị phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 04 tỷ đồng;

    – Nếu pháp nhân phạm tội thuộc trường hợp tại khung 3 thì bị phạt tiền từ 04 tỷ đồng đến 09 tỷ đồng;

    Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như:

    – Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng;

    – Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

    Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

    – Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

    – Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

    – Nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Đầu cơ

    Tội đầu cơ theo luật hình sự


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị

    Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị? Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị theo quy định của các văn bản pháp luật khác? Địa vị pháp lý của người đứng đầu?

    Nghỉ hưởng chế độ ốm đau có ảnh hưởng đến việc xét thi đua cuối năm

    Nghỉ hưởng chế độ ốm đau có ảnh hưởng đến việc xét thi đua cuối năm. Quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau? Việc nghỉ ốm đau có ảnh hưởng đến thành tích thi đua không?

    Thay phanh xe máy khác thiết kế ban đầu có bị phạt không?

    Thay phanh xe máy khác thiết kế ban đầu có bị phạt không? Xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý thay đổi kết cấu, chế tạo của xe.

    Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra, người đứng đầu cơ quan thanh tra theo luật thanh tra

    Luật thanh tra 2010 đã tập trung tăng cường các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra cũng như người đứng đầu các cơ quan này.

    Quan hệ giữa người đứng đầu cơ quan với các cấp

    Mối quan hệ giữa người đứng đầu cơ quan với cấp trên thể hiện mức độ trách nhiệm, thái độ làm việc và khả năng chịu trách nhiệm.

    Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân

    Quy định của pháp luật về tiếp công dân? Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân? Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh? Trách nhiệm của người tiếp công dân theo quy định?

    Bị hủy kết nạp Đảng lần đầu có phải học lại cảm tình Đảng không?

    Quy định về việc học cảm tình Đảng? Bị hủy kết nạp Đảng lần đầu có phải học lại cảm tình Đảng không?

    Bị hủy thầu lần đầu có được mời thầu lần 2 hay không?

    Bị hủy thầu lần đầu có được mời thầu lần 2 hay không? Quy định về điều kiện mời thầu, tổ chức mời thầu. Hậu quả của hủy thầu.

    Tội đầu cơ theo luật hình sự

    Tội đầu cơ được quy định tại điều 160, "Bộ luật hình sự năm 2015", với nội dung cụ thể như sau:

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ