Lãnh thổ Việt Nam được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài do tác động của ngoại lực (gió, sông,…) sau đó lại được nâng lên của các kì vận động tạo núi nên địa hình nước ta có rất nhiều đồi núi nhưng lại chủ yếu là đồi núi thấp. Sau đây là bài viết về địa hình đồi núi Việt Nam, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm chung của địa hình:
– Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ, 85% là diện tích là đồi núi thấp
– Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: Địa hình được làm trẻ hoá và có sự phân bậc rõ rệt.
– Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
– Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, bồi tụ nhanh ở vùng hạ lưu sông, đồng bằng. Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
– Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
2. Các khu vực địa hình:
a. Khu vực đồi núi
Giới hạn | Hướng núi | Hướng nghiêng | Các dãy núi chính | |
---|---|---|---|---|
Đông Bắc | Nằm ở phía đông thung lung sông Hồng | Vòng cung: 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo | Thấp dần từ TB – ĐN. | – Núi thấp chiếm phần lớn. – Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều |
Tây Bắc | Nằm giữa sông Hồng và sông Cả | TB – ĐN | Đông – tây | – Địa hình cao nhất cả nước. – Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đem Đinh |
Trường Sơn Bắc | Nằm từ nam sông Cả đến dãy Bạch Mã | TB – ĐN | Tây – Đông | – Địa hình thấp và hẹp ngang, được nâng cao 2 đầu – Có các dãy núi lan ra biển |
Trường Sơn Nam | Phía nam dãy Bạch Mã | TB – ĐN | Tây – đông | – Gồm các khối núi và cao nguyên – Có sự bất đối xứng giữa sườn Đông và sườn Tây. |
b. Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du
– Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m.
– Địa hình đồi trung du phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
c. Khu vực đồng bằng
– Đồng bằng châu thổ sông:
Đặc điểm | Đồng bằng sông Hồng | Đồng bằng sông Cửu Long |
---|---|---|
Nguồn gốc | Được bồi tụ bởi: sông Hồng và HT sông Thái Bình. | Được bồi tụ bởi HT sông Mê Công |
Diện tích | 15 nghìn km2 | 40 nghìn km2 |
Địa hình | – Cao ở rìa tây và tây bắc, thấp dần ra biển. – Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô. -Có đê ngăn lũ | – Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. – Bề mặt có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. |
Đất | – Trong đê: bạc màu – Ngoài đê: bồi phù sa hàng năm | – 2/3 là đất mặn, đất phèn. |
– Đồng bằng ven biển:
+ Có tổng diện tích khoảng: 15 nghìn km2. Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
+ Phần lớn hẹp ngang, bị chia cắt, một số được mở rộng ở các cửa sông. Có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
3. Thuận lợi và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:
a. Khu vực đồi núi:
* Thuận lợi:
– Khoáng sản: tập trung nhiều loại khoáng sản → thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp.
– Thế mạnh phát triển nền nông – lâm nghiệp nhiệt đới:
+ Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp, ăn quả.
+ Thế mạnh chăn nuôi đại gia súc.
– Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thuỷ điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai…).
– Tiềm năng về phát triển du lịch
* Khó khăn
– Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, s¬ườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.
– Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ quét, xói mòn, xạt lở đất, tại các đứt gãy còn phát sinh động đất. các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương mù, rét hại…
b. Khu vực đồng bằng:
* Thuận lợi:
– Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là lúa gạo. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
– Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. .
* Khó khăn:
– Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán…
– Hạn chế của từng khu vực đồng bằng:
+ Đồng Bằng sông Hồng: đất trong đê bạc màu, nhiều ô trũng ngập nước.
+ Đồng Bằng sông Cửu Long: diện tích đất phèn và đất mặn lớn
+ Đồng Bằng ven biển miền Trung: diện tích nhỏ, bị chia cắt, nghèo dinh dưỡng
4. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là:
A. Đồng bằng
B. Đồi núi thấp
C. Núi trung bình
D. Núi cao
Đáp án: Địa hình đồi núi chiếm phần lớn tới diện tích lãnh thổ nước ta: ¾ diện tích.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở:
A. sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.
B. sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…
C. sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình
D. cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung
Đáp án: Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là biểu hiện đặc điểm nào của địa hình nước ta?
A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
C. Địa hình nước ta khá đa dạng
D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Đáp án: Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng. (xem Câu Thiên nhiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Tiết 2)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là:
A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.
B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc
C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn.
Đáp án: Khu vực đồi núi nước ta được chia làm 4 vùng:
– Tây Bắc
– Đông Bắc
– Trường Sơn Bắc
– Trường Sơn Nam
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là:
A. dãy Hoàng Liên Sơn
B. dãy Hoành Sơn
C. sông Cả
D. dãy Bạch Mã
Đáp án: Mạch núi cuối cùng của Trường Sơn Bắc là dãy Bạch Mã. Đây cũng chính là ranh giới tự nhiên giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:
A. Gồm các khối núi và cao nguyên
B. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
C. Có bốn cánh cung
D. Địa hình thấp và hẹp ngang.
Đáp án: Vùng núi Tây Bắc có địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn (với đỉnh Phanxipăng cao 3140m).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào:
A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
B. Hà Tĩnh và Quảng Bình.
C. Quảng Trị và Quảng Bình.
D. Thanh Hóa và Nghệ An
Đáp án: – B1. Xác định vị trí đèo Ngang trên bản đồ Atlat ĐLVN trang 13.
– B2. Xác định tên các tỉnh nơi phân bố đèo Ngang.
⇒ Chỉ ra được hai tỉnh là Hà Tĩnh và Quảng Bình
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là:
A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông
B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam
C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam
D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.
Đáp án: Sử dụng phương pháp loại trừ:
– A: các cánh cung lớn ⇒ đặc điểm vùng núi Đông Bắc → Sai
– B: địa hình cao nhất, hướng Tây Bắc – Đông Nam → đặc điểm vùng Tây Bắc → Sai
– C: các dãy núi song song, so le nhau…→ đặc điểm Trường Sơn Bắc → Đúng
– D: khối núi và cao nguyên xếp tầng → đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam → Sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là:
A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông
B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam
C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam
D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.
Đáp án: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan. Một số cao nguyên tiêu biểu như Cao Nguyên Lâm Viên, Mơ Nông, Kon Tum,…
Đáp án cần chọn là: D
THAM KHẢO THÊM: