Đất đứng tên mẹ, bên họ nội có quyền tranh chấp không? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Đất đứng tên mẹ, bên họ nội có quyền tranh chấp không? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà em có một mẫu đất sử dụng 28 năm, bây giờ xảy ra tranh chấp, bên họ nội nhà em muốn qua đòi đất lại, nhưng giấy tờ sử dụng đất là mẹ em đứng tên. Lý do xảy ra tranh chấp: lúc còn sống ông nội em nói cho 3 cô con gái mẫu đất đó nhưng mẫu đất đó là ba mẹ em mua bằng chính tiền mồ hôi nước mắt của ba mẹ em và người đứng tên là mẹ em, lúc ông nội nói cho lại không có mặt ba mẹ em ở đó, bây giờ ông nội mất thì 3 cô đó qua đòi đất. Em xin luật sư cho em lời tư vấn hợp lý.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Như bạn đã trình bày, mẫu đất này là ba mẹ bạn mua và người đứng tên là mẹ bạn. Như vậy, mẹ bạn được công nhận quyền quyền sử dụng đất đối với diện tích đất trên.
Việc ông nội bạn còn sống nói rằng để lại cho 03 cô con gái mẫu đất này là không có căn cứ, bởi tài sản là tài sản hợp pháp của bố mẹ bạn. Ông bạn không có quyền định đoạt đối với khối tài sản này.
Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
>>> Luật sư tư vấn pháp
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Như vậy, nếu ba người kia đến gia đình bạn gây rối, yêu cầu chia di sản thừa kế thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu xã hòa giải trước. Nếu sau khi xã hòa giải không đảm bảo được quyền lợi cho gia đình bạn thì gia đình có quyền khiếu nại lên Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết tranh chấp đất đai.