Đặt cọc tiền khi bên bán đất đang ở nước ngoài. Có được ủy quyền cho người khác nhận tiền đặt cọc khi người bán ở nước ngoài.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có mua một miếng đất, có sổ đỏ chính chủ nhưng chính chủ hiện ở tại nước ngoài. Vậy tôi muốn đặt cọc tiền cho người thân trong gia đình người đó thì phải làm thế nào để hợp pháp? Xin tư vấn giúp – xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Mua bán chuyển nhượng bất động sản là một loại giao dịch dân sự phổ biến, tính chất quan trọng bới giá trị hợp đồng lớn, thủ tục phức tạp và rất dễ phát sinh tranh chấp. Cách an toàn nhất để mua đất là bạn thực hiện hợp đồng đặt cọc tiền trực tiếp với chủ sở hữu. Nhưng trong trường hợp không có điều kiện thực hiện trực tiếp thì bạn phải giao dịch với người đại diện theo ủy quyền là người thân của chủ sở hữu thông qua
Trước hết, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề pháp luật quy định về hợp đồng ủy quyền.
Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 581 Bộ luật dân sự).
– Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền (Điều 581 Bộ luật dân sự 2005)
Người được ủy quyền phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt trong những trường hợp sau:
+ Hợp đồng uỷ quyền hết hạn.
+ Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành.
+ Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy dịnh tại điều 420 và điều 593 của Bộ Luật Dân sự.
+ Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Theo điều 594 Bộ Luật Dân sự).
– Việc uỷ quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc để chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng.
Trong trường hợp này là chuyển nhượng đất nên nhất thiết các bê phải làm hợp đồng ủy quyền.
Như vậy, trường hợp bạn muốn mua lại mảnh đất của người thứ nhất thì bạn cần xem xét kí lưỡng hợp đồng ủy quyền giữa chủ sở hữu mảnh đất đó-bên ủy quyền và người thân của chủ sở hữu- bên được ủy quyền có hợp pháp về cả nội dung và hình thức hay không. Bên cạnh đó, hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng bất động sản là một trong các trường hợp pháp luật có quy định về việc yêu cầu công chứng, chứng thực. Hợp đồng này sẽ được công chứng, chứng thực tại văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân.
>>> Luật sư
Theo quy định tại Khoản 9, điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì “Người thực hiện chứng thực” là Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.