Một số lưu ý khi nuôi chó, mèo theo quy định của pháp luật? Quy định về trách nhiệm của chủ nuôi chó, mèo trong việc việc quản lý chó, mèo nuôi?
Từ ngày xưa, ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc nuôi chó đã trở nên rất được ưa chuộng. Chó là một trong số những loại động vật thông minh nhất, trung thành, gần gũi và biết giữ nhà nên được nhiều gia đình chọn làm vật nuôi. Ngày nay, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà không chỉ ở nông thôn, ngay cả ở khu vực thành thị cũng có rất nhiều gia đình nuôi chó làm thú cưng. Tuy nhiên, trên thực tế đã có trường hợp những chú chó bởi nhiều lý do sẽ bất ngờ tấn công con người, cắn bị thương, thậm chí dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, pháp luật nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật quy định để hạn chế xảy ra vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu một số quy định về nuôi chó mèo và mức xử phạt khi dắt chó ra đường không xích hoặc rọ mõm.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Một số lưu ý khi nuôi chó, mèo theo quy định của pháp luật:
Các chủ thể khi nhận nuôi chó cần đăng ký với ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình sinh sống:
Theo Quyết định 193/QĐ-TTg 2017 phê duyệt ” Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 – 2020″ do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã có quy định: Chủ nuôi chó phải thông báo về việc nuôi chó với cấp trưởng thôn hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đồng thời chủ nuôi chó phải thực hiện việc cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình.
Các chủ thể nhận nuôi chó cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi của mình:
Theo quy định của pháp luật thì chó, mèo là những vật nuôi thuộc đối tượng bắt buộc phải tiêm phòng vắc xin Dại. Chủ nuôi phải tự chi trả việc tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó, mèo.
Tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định: Áp dụng hình phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng nếu các chủ thể không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.
Ngoài ra, tại Điều 66 của Luật Chăn nuôi 2018 cũng đưa ra yêu cầu chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật thú y. Đặc biệt là khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại thì phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ thú y ở cơ sở để thực hiện việc kiểm tra, giám sát kịp thời.
Chủ vật nuôi phải cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chó, mèo:
Bất cứ một loại sinh vật nào cũng cần cung cấp đủ nguồn thức ăn, nước uống để có thể sinh tổn.
Chính vì thế, theo quy định của Luật Chăn nuôi 2018 đã ban hành nội dung sau đây:
Cụ thể, quy định đối với người nuôi chó, mèo cũng như bất cứ vật nuôi nào khác đều phải thực hiện cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh với vật nuôi; không được bỏ đói vật nuôi.
Ngoài ra, chủ vật nuôi đó cũng phải có không gian nuôi chó, mèo phù hợp; có biện pháp phòng bệnh và trị bệnh cho chó, mèo.
Chủ vật nuôi không được đánh đập, hành hạ chó, mèo:
Đây cũng là một trong số những nội dung liên quan đến việc đối xử nhân đạo với vật nuôi.
Như vậy, Luật Chăn nuôi 2018 quy định, mọi hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi, trong đó có chó, mèo, dù là ở cơ sở giết mổ hay ở các hộ gia đình nhỏ lẻ cũng đều bị coi là vi phạm pháp luật.
Quy định này lần đầu tiên được ghi nhận trong một văn bản luật, sau rất nhiều sự việc hành hạ, đánh đập vật nuôi và coi đó như một thú vui tiêu khiển, một chiến tích khoe trên mạng xã hội… Tuy nhiên, hiện nay chưa có chế tài cụ thể quy định về hành vi này, để quy định này thật sự đi vào đời sống xã hội và phát huy vai trò của mình, Nhà nước ta cần nhanh chóng có chế tài xử phạt kèm theo.
Nuôi chó, mèo cần phải có biện pháp bảo đảm an toàn:
Theo Khoản 3 Điều 66 của Luật Chăn nuôi 2018 quy định, chủ nuôi chó, mèo cần phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, đồng thời chủ vật nuôi cùng phải giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y.
Các biện pháp bảo đảm an toàn hiện nay bao gồm:
– Đeo rọ mõm cho chó.
– Xích giữ chó khi ra đường.
– Một số biện pháp khác.
Theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ , chủ nuôi không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn này sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng – 800.000 đồng.
Cũng theo Luật Chăn nuôi 2018, trong trường hợp chó hay mèo tấn công, gây thiệt hại thì chủ vật nuôi sẽ phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về trách nhiệm của chủ nuôi chó, mèo trong việc việc quản lý chó, mèo nuôi:
2.1. Trách nhiệm của chủ nuôi chó, mèo trong việc việc quản lý chó, mèo nuôi:
Theo quy định của pháp luật, việc quản lý chó, mèo nuôi để phòng bệnh dại thì chủ nuôi chó, mèo phải có trách nhiệm thực hiện những công việc như sau:
– Chủ nuôi chó, mèo phải có trách nhiệm phải thực hiện đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư.
– Chủ nuôi chó, mèo phải có trách nhiệm xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt.
– Khi nuôi chó thì chủ nuôi chó, mèo phải có trách nhiệm bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.
– Chủ nuôi chó, mèo phải có trách nhiệm phải chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định.
– Chủ nuôi chó, mèo phải có trách nhiệm chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.
2.2. Mức xử phạt khi dắt chó ra đường không xích hoặc rọ mõm:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã có quy định:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
Như vậy khi đưa chó ra nơi công cộng thì chủ chó có thể lựa chọn đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó mà không buộc phải thực hiện cả hai hình thức là rọ mõm cho chó và xích giữ chó nhưng phải đảm bảo luôn có người dắt đi nếu không thực hiện thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
2.3. Các biện pháp xử lý khác đối với chủ nuôi chó, mèo trong việc việc quản lý chó, mèo nuôi:
Quy định của pháp luật Dân sự:
Với những trường hợp chó dữ tấn công gây tổn hại sức khỏe, tài sản cho người khác thì tùy theo mức độ thiệt hại mà chủ nuôi chó sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 603
“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
Như vậy, theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã ban hành quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.
Theo đó, chủ sở hữu súc vật sẽ phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác.
Theo quy định của pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu. Đây là trách nhiệm bồi thường dân sự cho những thiệt hại về vật chất hoặc sức khỏe do súc vật gây ra.
Ngoài ra, nếu chó cắn chết người, chủ sở hữu chó có thể chịu trách nhiệm hình sự với nội dung như sau:
Còn trong trường hợp súc vật gây ra những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cho người khác thì chủ sở hữu súc vật có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ thiệt hại mà động vật gây ra cho người xung quanh.
– Đầu tiên, nếu người chủ sở hữu chó nhận thức rõ về sự nguy hiểm của chó nuôi, mong muốn hậu quả chết người xảy ra và thực tế hậu quả chết người đã xảy ra thì người này có thể chịu trách nhiệm hình sự về : Tội giết người theo quy định của
– Thứ hai, người chủ sở hữu chó cần phải nhận thức rõ về sự nguy hiểm của chó nuôi, mong muốn hậu quả gây thương tích cho người bị cắn xảy ra; dù không mong muốn hậu quả chết người nhưng thực tế gây hậu quả chết người đã xảy ra thì phải chịu trách nhiệm hình sự về: Tội cố ý gây thương tích.
Nếu súc vật gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31-60% thì sẽ áp dụng Điều 138
– Thứ ba, người chủ sở hữu nếu không mong muốn có hậu quả xảy ra nhưng do sơ suất trong việc quản lý, nuôi thả chó mà gây ra hậu quả làm chết người thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về: Tội vô ý làm chết người.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm; phạm tội làm chết 2 người trở lên, thì bị phạt tù từ 3 đến 10 năm tù giam đối với chủ vật nuôi.