Không gian riêng tư trong nhà nghỉ luôn luôn là mối lo lắng cho rất nhiều người. Ở một số nhà nghỉ hiện nay đã bị kẻ xấu lợi dụng để gắn các camera quay lén. Vậy hành vi đặt camera quay lén trong nhà nghỉ sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đặt camera quay lén trong nhà nghỉ bị xử phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì hành vi đặt camera quay lén người khác sẽ được xem là một trong những hành vi vi phạm pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống riêng tư và đời sống cá nhân của người khác trong xã hội. Căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau:
– Đời sống riêng tư và bí mật cá nhân, bí mật gia đình của bất cứ chủ thể nào trong xã hội đều được xem là yếu tố bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ trên thực tế;
– Việc thu thập và sử dụng công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, thu thập và sử dụng thông tin liên quan đến bí mật cá nhân của người khác phải được sự đồng ý của họ, quá trình thu thập và lưu giữ sử dụng công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình sẽ phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy có thể nói, hành vi đặt camera quay lén trong nhà nghỉ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Và đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì có thể hiểu khi quyền dân sự của cá nhân bị xâm phạm, các chủ thể đó sẽ có quyền tự bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, hành vi đặt camera quay lén người khác trong nhà nghỉ là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo các điều luật tương ứng. Tùy vào từng trường hợp khác nhau và tùy vào mức độ hậu quả xảy ra trên thực tế, người có hành vi đặt camera quay lén người khác trong nhà nghỉ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và xâm phạm đến khách thể do pháp luật hình sự bảo vệ. Theo quy định hiện nay, nếu người nào có hành vi đặt camera quay lén người khác trong nhà nghỉ và phát tán hình ảnh đó lên mạng xã hội thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 102 của …, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong vấn đề thu thập thông tin cá nhân của người khác trái phép khi không được sự đồng ý của họ. Như vậy thì hành vi đặt camera quay lén trong nhà nghỉ cũng được coi là một dạng của vi phạm hành chính trong vấn đề thu thập thông tin cá nhân của người khác trái phép. Hành vi này sẽ bị xử phạt với mức cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Truy nhập hoặc sử dụng, có hành vi tiết lộ hoặc làm gián đoạn, có hành vi sửa đổi hoặc phá hoại trái phép thông tin và hệ thống thông tin;
– Không thực hiện các biện pháp cần thiết để tiến hành hoạt động ngăn chặn quá trình truy cập thông tin và loại bỏ thông tin trái quy định của pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
– Không thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định các danh sách đối với chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
– Không đảm bảo bí mật của các tổ chức và cá nhân trong xã hội khi họ thuê chỗ lưu trữ thông tin số trừ những trường hợp cần phải cung cấp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Không thực hiện các biện pháp quản lý và thực hiện các biện pháp kĩ thuật cần thiết để đảm bảo tối đa thông tin cá nhân không bị mất trộm, bảo đảm việc không tiết lộ và thay đổi hoặc có hành vi phá hủy khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng internet;
– Có hành vi thu thập/sử dụng thông tin của các tổ chức và cá nhân khác khi không được sự đồng ý của họ, hoặc sử dụng những thông tin này vào mục đích trái quy định pháp luật;
– Cung cấp và trao đổi, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa hoặc quấy rối, xuyên tạc hoặc vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm của các tổ chức và cá nhân khác trong xã hội;
– Cung cấp hoặc sử dụng thông tin số nhằm mục đích quảng cáo và tuyên truyền hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;
– Tiết lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước và đời sống riêng tư, tiết lộ thông tin thuộc bí mật gia đình và bí mật cá nhân nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Giả mạo các tổ chức và cá nhân hoặc có hành vi phát tán thông tin giả mạo và các thông tin sai sự thật dẫn đến hiện tượng xâm hại về quyền lợi hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
Như vậy có thể nói, hành vi đặt camera quay lén trong nhà nghỉ hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Đặt camera quay lén trong nhà nghỉ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người có hành vi đặt camera quay lén trong nhà nghỉ hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng. Tuy nhiên, theo nguyên lý thông thường, thì các đối tượng sẽ chuẩn bị các công cụ phạm tội và tìm tới các khách sạn nhà nghỉ gần đó, sau đó gắn camera giấu kín trong các phòng khách sạn để quay các khách vào thuê phòng sau khi họ quan hệ tình dục, tiếp đến là các đối tượng phạm tội đã thực hiện thông tin đó của nạn nhân để tống tiền. Hành vi này hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 170 của Bộ luật hình sự năm 2015. Tức là các đối tượng này sẽ sử dụng đoạn video quay lén trong nhà nghỉ là một phương tiện và công cụ để uy hiếp tinh thần của nạn nhân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Do đây là vấn đề nhạy cảm vì vậy hầu hết trong các vụ việc tương tự, các nạn nhân thường sợ các đối tượng phát tán đoạn video của mình lên mạng vì vậy đã nghe lời và đồng ý với các yêu cầu mà các đối tượng đưa ra. Các đối tượng có thể sử dụng hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của nạn nhân. Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là loại tội phạm có cấu thành hình thức vì thế tội phạm này sẽ được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong những hành vi được quy định trong điều luật chứ không phụ thuộc vào việc có chiếm đoạt được tài sản của nạn nhân hay không. Trong trường hợp này thì các đối tượng phạm tội có thể sẽ phải chịu mức án cao nhất lên đến 20 năm tù. Ngoài ra thì người phạm tội hoàn toàn còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Quyền của công dân khi bị camera quay lén trong nhà nghỉ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về các phương thức bảo vệ quyền dân sự. Theo đó, khi quyền dân sự của các cá nhân hoặc pháp nhân bị xâm phạm trên thực tế thì các chủ thể đó hoàn toàn có quyền tự bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật, có quyền yêu cầu các cơ quan tổ chức có thẩm quyền thực hiện các hoạt động sau:
– Công nhận và tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tối đa quyền dân sự của mình;
– Buộc chấm dứt hành vi vi phạm của các đối tượng vi phạm;
– Bắt buộc phải xin lỗi và cải chính công khai;
– Bắt buộc các đối tượng vi phạm thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật;
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu như có thiệt hại xảy ra trên thực tế;
– Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật đối với các cơ quan tổ chức và người có thẩm quyền;
– Yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, khi quyền dân sự của mình bị xâm phạm thì người bị quay lén trong nhà nghỉ hoàn toàn có quyền tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo như các hình thức nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dich điện tử.