Để đảm bảo tăng trưởng bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng cải cách giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đổi mới giáo dục đã trở thành yêu cầu cấp bách và xu thế có tính toàn cầu. Trong đó phải kể đến chương trình GDPT tổng thể. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đáp án tắc nghiệm tìm hiểu về GDPT tổng thể.
Mục lục bài viết
1. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là gì?
Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, định hướng những yêu cầu phải có đối với phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục để làm cơ sở quản lý chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là chính sách của Nhà nước để đảm bảo chất lượng của toàn chương trình và các cơ sở giáo dục phổ thông.
Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học qua nội dung giáo dục với các kiến thức, kĩ năng căn bản và tiên tiến, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mỹ; coi trọng phát triển và ứng dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt động trong học tập và cuộc sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới và đồng thời dần ở các lớp học trên; đồng thời đổi mới phương pháp, cách thức hoạt động giáo dục phát huy sự sáng tạo và năng lực của từng học sinh, đồng thời phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.
2. Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể:
Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết ứng dụng những kiến thức và kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có hướng chọn nghề nghiệp thích hợp, biết tạo dựng và phát triển hài hoà những mối quan hệ xã hội, có phẩm chất, nhân cách và đời sống tinh thần lành mạnh, từ đó có những cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp thiết thực cho sự phát triển của dân tộc và nhân loại.
Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh xây dựng và phát triển các phẩm chất cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính cho giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, xã hội và hình thành ý thức, nền nếp tốt trong học tập và rèn luyện.
3. Đáp án trắc nghiệm tìm hiểu về chương trình GDPT tổng thể:
Câu 1: Các văn kiện của Đảng và Nhà nước xác định định hướng chung về đổi mới chương trình GDPT là gì?
A. Đổi mới chương trình GDPT theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học
B. Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả GDPT, kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp.
C. Góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiền năng của mỗi học sinh
D. Truyền thụ tối đa các kiến thức, trí tuệ của nhân loại cho học sinh.
=> Đáp án đúng A; B;C
Câu 2: Chương trình GDPT có mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất gì?
A. Yêu nước, sáng tạo, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
B. Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
C. Yêu nước, nhân nghĩa, cần kiệm, trung thực, kỷ cương.
D. Yêu nước, nhân ái, trung thực, cần cù, cần kiệm.
=> Đáp án đúng: B
Câu 3: Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông là: Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh:
A. Làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời
B. Tìm được học bổng đi du học, thi đỗ vào đại học để tìm được việc làm có thu nhập cao trong tương lai
C. Định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội
D. Có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại
=> Đáp án A; C; D
Câu 4: Chọn một phương án SAI Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh:
A. Hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực;
B. Phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội;
C. Biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng;
D. Có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
=> Đáp án A
Câu 5: Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh:
A. Tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân;
B. Có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân
C. Tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
D. Hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực
=> Đáp án A; B;C
Câu 6: Trong Chương trình GDPT 2018, phẩm chất của người học được hình thành và phát triển bằng những con đường:
A. Thông qua hoạt động trải nghiệm;
B. Thông qua nội dung kiến thức của một số môn học; Thông qua phương pháp giáo dục
C. Thông qua sự phối hợp của nhà trường với gia đình
D. Thông qua thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường
=> Đáp án B
Câu 7: Chọn một phương án đúng nhất để điền các từ vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Dạy học tích hợp là định hướng dạy học huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có ____ ____ (1) với nhau của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học để giải quyết có hiệu quả các vấn đề ____ ____(2), trong đó mức độ cao nhất là hình thành các môn học tích hợp.
A. (1) quan hệ; (2) quan trọng
B. (1) gắn bó; (2) lí thuyết
C. (1) tính chất; (2) cơ bản
D. (1) liên quan; (2) thực tiễn
=> Đáp án D
Câu 8: Chọn một phương án đúng nhất Các môn học, hoạt động giáo dục tích hợp của CT GDPT 2018 ở cấp tiểu học là:
A. Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Hoạt đông trải nghiệm
B. Tin học, Khoa học, Lịch sử và địa lí, Khoa học tự nhiên
C. Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Hoạt đông trải nghiệm
D. Hoạt đông trải nghiệm, Lịch sử và Địa lí, Khoa học
=> Đáp án A
Câu 9: Chọn một phương án đúng nhất Các môn học, hoạt động giáo dục tích hợp của CT GDPT 2018 ở cấp THCS là
A. Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm
B. Khoa học tự nhiên, Lịch sử và địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
C. Hoạt đông trải nghiệm, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm
D. Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Hoạt động trải nghiệm
=> Đáp án B
Câu 10: Thời lượng giáo dục cấp tiểu học trong chương trình GDPT 2018 là
A. Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học.
B. Cơ sở giáo dục chỉ có điều kiện tổ chức dạy học 6 buổi/tuần không bố trí dạy học các môn học tự chọn.
C. Cơ sở giáo dục chỉ có điều kiện tổ chức dạy học 5 buổi/tuần thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
D. Thống nhất toàn quốc dạy 2 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết học
=> Đáp án D
Câu 11: Chọn các phương án đúng Các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình GDPT 2018 ở cấp THCS là:
A. Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm; Nội dung giáo dục của địa phương.
B. Các môn học tự chọn (dạy ở những nơi có đủ điều kiện dạy học và phụ huynh học sinh có nguyện vọng): Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1
C. Mỗi môn học Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần; Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
D. Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc đều tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp; ở lớp 8 và lớp 9, các môn học Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Hoạt động trải nghiệm và Nội dung giáo dục của địa phương có chủ đề về nội dung giáo dục hướng nghiệp.
=> Đáp án A; C; D
Câu 12: Chọn một phương án đúng nhất Thời lượng giáo dục cấp THCS trong chương trình GDPT 2018 là
A. Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học.
B. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
C. Mỗi ngày học 2 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Toàn quốc thống nhất học 2 buổi/ngày.
D. Thống nhất toàn quốc dạy 2 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết học
=> Đáp án B
Câu 13: Chọn phương án đúng nhất để điền từ vào chỗ trống ở đoạn văn sau: Các chuyên đề học tập trong chương trình GDPT 2018 ở cấp THPT được hiểu là: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số _____ __ học tập (1) tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu ____ _____ (2) nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập từ 10 đến 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn là 35 tiết. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường.
A. (1) chuyên đề; (2) định hướng;
B. (1) Môn học; (2) học tập;
C. (1) chương trình; (2) phát triển;
D. (1) yêu cầu); (2) giáo dục;
=> Đáp án A
Câu 14: Chọn một phương án đúng nhất để điền vào chỗ trống trong câu sau: Định hướng nội dung giáo dục của chương trình GDPT 2018 là Chương trình giáo dục phổ thông thực hiện mục tiêu giáo dục hình thành, phát triển ____ ____ (1) và ____ ___ (2) cho học sinh thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp. Mỗi nội dung giáo dục đều được thực hiện ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, trong đó có một số môn học và hoạt động giáo dục đảm nhiệm vai trò cốt lõi.
A. (1) phẩm chất, (2) năng lực
B. (1) kiến thức, (2) kĩ năng
C. (1) nhân cách, (2) giá trị
D. (1) thể chất, (2) tinh thần
=> Đáp án A
Câu 15: Chọn các phương án đúng Nội dung giáo dục gồm 2 giai đoạn và có đặc điểm sau:
A. Giai đoạn giáo dục cơ bản thực hiện phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp, bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở;
B. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp thực hiện phương châm giáo dục phân hoá, bảo đảm học sinh được tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.
C. Cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp đều có các môn học tự chọn; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có thêm các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi học sinh.
D. Cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp đều không có các môn học bắt buộc mà chỉ có các môn học các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi học sinh.
=> Đáp án A; B; C
Câu 16: Chọn phương án đúng nhất để điền từ vào chỗ trống ở đoạn văn sau: Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp ____ ___(1) hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy ____ ____(2) và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển.
A. (1) tích cực; (2) tiềm năng
B. (1) sư phạm; (2) sở trường
C. (1) giáo dục; (2) thế mạnh
D. (1) sư phạm; (2) sở thích
=> Đáp án A
Câu 17: Chọn các phương án đúng CT GDPT 2018 xác định mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là:
A. Phát hiện học sinh giỏi để thi đội tuyển của trường, huyện, tỉnh, quốc gia
B. Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh
C. Để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình
D. Bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
=> Đáp án B; C;D
Câu 18: Chọn các phương án đúng Một số điểm kế thừa của Chương trình GDPT 2018 so với Chương trình GDPT 2006 được thể hiện như sau:
A. Về mục tiêu giáo dục, Chương trình GDPT 2018 tiếp tục được xây dựng trên quan điểm coi mục tiêu GDPT là giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ.
B. Về phương châm giáo dục, Chương trình GDPT 2018 kế thừa các nguyên lí giáo dục nền tảng như “Học đi đôi với hành”, “Lí luận gắn liền với thực tiễn”, “Giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội”.
C. Không kế thừa điểm nào, tất cả đều mới, từ mục tiêu, nội dung, kế hoạch dạy học, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục
D. Về nội dung giáo dục, những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của nhân loại, được kế thừa từ Chương trình GDPT hiện hành, nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn.
=> Đáp án A; B; D
Câu 19: Chọn một phương án SAI Những thách thức từ đội ngũ thực hiện chương trình về:
A. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình
B. Động lực đổi mới của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục
C. Động cơ và phương pháp học tập của học sinh
D. Chưa thực hiện giao quyền tự chủ cho trường phổ thông
=> Đáp án D
Câu 20: Chọn một phương án đúng nhất Những thách thức từ đội ngũ thực hiện chương trình về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình:
A. Thực hiện yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh; Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa; Dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học; Thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa
B. Thực hiện yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh; Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa; Thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa
C. Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa; Dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học; Thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa
D. Thực hiện yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh; Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa; Dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học;
=> Đáp án A
Câu 21: Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:
A. Yêu nước, nhân ái, trung thực, cần cù, cần kiệm.
B. Ngôn ngữ; tính toán; khoa học; công nghệ; tin học, thẩm mĩ, thể chất;
C. Năng khiếu;
D. Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo;
=> Đáp án B; C;D
Câu 22: Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh:
A. Hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực;
B. Định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
C. Có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
D. Có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân
=> Đáp án A; B
Câu 23: Dạy học hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh có đặc trưng nổi bật nhất là : Chú trọng hình thành và phát triển các ____ ___ (1) và ____ ____(2) cốt lõi của con người hiện đại thông qua tổ chức dạy học nội dung kiến thức cơ bản , thiết thực , hiện đại , hài hòa đức- trí- thể-mĩ, chú trọng thực hành vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề học tập và đời sống bằng các phương pháp , hình thức tổ chức giáo dục tích cực, phát huy tự học, sáng tạo ; các phương pháp kiểm tra – đánh giá phù hợp với mục tiêu và phương pháp giáo dục để đạt mục tiêu đó.
A. (1) năng lực; (2) phẩm chất
B. (1) khả năng; (2) giá trị
C. (1) năng khiếu; (2) tài năng
D. (1) giá trị; (2) kĩ năng
Đáp án: A
Câu 24: Các môn học, hoạt động giáo dục tích hợp của CT GDPT 2018 ở cấp THPT là
A. Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí
B. Lịch sử và địa lí, Hoạt động trải nghiệm
C. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
D. Lịch sử và Địa lí, Khoa học
=> Đáp án C
Câu 25: Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình GDPT 2018 ở cấp Tiểu học là
A. Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1; Tự nhiên và xã hội;
B. Lịch sử và Địa lí; Khoa học ; Tin học và Công nghệ ;
C. Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm
D. Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên
=> Đáp án A; B; C
Câu 26: Thời lượng giáo dục cấp THPT trong chương trình GDPT 2018 là
A. Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. Tất cả các địa phương thực hiện dạy 2 buổi/ngày ở cấp THPT
B. Thống nhất toàn quốc dạy 1 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết học; Các trường có đủ điều kiện được khuyến khích dạy 2 buổi/ngày.
C. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
D. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 7 tiết học. Nghiêm cấm dạy 2 buổi/ngày ở trường THPT
=> Đáp án C
Câu 27: CT GDPT 2018 xác định mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là:
A. Phát hiện học sinh giỏi để thi đội tuyển của trường, huyện, tỉnh, quốc gia
B. Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh
C. Để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình
D. Bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
=> B; C; D
Câu 28: Chọn một phương án SAI Một số điểm khác của chương trình GDPT 2018 so với chương trình GDPT 2006 là:
A. Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng.
B. Chương trình GDPT 2018 phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
C. Chương trình GDPT 2018 bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc
D. Chương trình GDPT 2018 bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
=> Đáp án D
Câu 29: Một số yêu cầu mà nếu không bảo đảm được thì chương trình rất khó thực hiện là:
A. Các trường phổ thông phải bảo đảm sĩ số lớp học theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
B. Các trường phải đầy đủ trang thiết bị dạy học theo các môn học mới
C. Các trường tiểu học cần thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, tối thiểu cũng phải tổ chức dạy được 6 buổi/tuần.
D. Lớp học nên được bố trí phù hợp với yêu cầu làm việc nhóm thường xuyên.
=> Đáp án A; C; D
Câu 30. Chọn đáp án đúng nhất: Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình GDPT 2018 ở cấp THPT là
A. Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
B. Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Tự nhiên và xã hội; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
C. Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Lịch sử và Địa lí; Khoa học ; Tin học và Công nghệ ; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
D. Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm
=> Đáp án A
Câu 31. Chọn các phương án đúng Các môn học được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp trong chương trình GDPT 2018 ở cấp THPT là
A. Giáo dục thể chất; Tự nhiên và xã hội; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
B. Nhóm môn Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
C. Nhóm môn Khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học.
D. Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật.
=> Đáp án B; C; D
4. Ý nghĩa của chương trình GDPT tổng thể:
Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở bậc tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn thiện tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất và năng lực thiết yếu của người lao động như ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở trường, khả năng và điều kiện của bản thân để tiếp tục học lên, học tiếp hoặc tham gia vào cuộc sống lao động và khả năng thích nghi với sự thay đổi trong quá trình toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
5. Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông:
Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; phù hợp và phát triển những thành tựu của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, kết hợp với những thành tựu trong khoa học giáo dục và phương pháp thiết kế chương trình theo hướng phát triển năng lực của các chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới; phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam và những tiến bộ của nhân loại trong khoa học – kỹ thuật và xã hội; kế thừa với đặc điểm lịch sử và văn hoá Việt Nam, những giá trị truyền thống của Việt Nam và các giá trị tiến bộ của thế giới cũng như những nguyên tắc và phương hướng phát triển chung của UNESCO trong giáo dục; đảm bảo cơ hội bình đẳng về quyền được giáo dục và rèn luyện, tôn trọng và phát triển các quyền được lắng nghe, thấu hiểu và được tham gia của học sinh; đặt nền móng xây dựng một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh.
THAM KHẢO THÊM: