Sau khi học tập module 2, các thầy cô sẽ phải làm bài kiểm tra môn Lịch sử - Địa lý mô đun 2 Tiểu học bao gồm những câu hỏi trắc nghiệm với nhiều lựa chọn và những câu hỏi trắc nghiệm trả lời đúng sai. Để việc tập huấn của các thầy cô hoàn thành một cách tốt nhất, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ Đáp án bài kiểm tra môn Lịch sử - Địa lý mô đun 2 Tiểu học. Mời các thầy cô cùng tham khảo nhé!
Mục lục bài viết
1. Mục tiêu của bài học:
– Trình bày được hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thông qua việc tìm hiểu về một số truyền thuyết và các bằng chứng của khảo cổ học.
– Sử dụng các kiến thức về lịch sử và một số truyền thuyết lịch sử (ví dụ như: Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Sự tích nỏ thần…), khái quát được đời sống về kinh tế cũng như công cuộc đấu tranh trong việc bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
2. Năng lực và phẩm chất:
a, Năng lực
– Năng lực Lịch sử và Địa lí:
+ Nhận thức về khoa học Lịch sử và Địa lí.
+ Tìm hiểu về lịch sử và địa lí.
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b, Phẩm chất
– Yêu nước: Yêu quý lịch sử và truyền thống của dân tộc ta.
– Chăm chỉ: Tìm hiểu về lịch sử của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
– Trách nhiệm
3. Phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lý:
Chú trọng đến phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí theo định hướng phát triển về năng lực, tổ chức các hoạt động dạy học giúp cho các em học sinh có thể tự giác tìm hiểu, khám phá, không tiếp thu kiến thức đã được sắp xếp theo cách thụ động. Rèn luyện các kỹ năng sử dụng SGK, các loại tài liệu học tập, suy luận phát hiện kiến thức mới của bài học. Tổ chức cho các em học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, sáng tạo đồng thời giáo viên hướng dẫn cho các em biết cách tìm kiếm và thu thập các thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra, tạo điều kiện để tương tác và cho HS thực hành. Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chọn lựa và phối hợp các hình thức, PPDH môn Lịch sử và địa lý sao cho có hiệu quả.
– Phương pháp dạy học đối với môn Lịch sử: Giáo viên cần phải chú trọng đến việc kể chuyện và tường thuật lại những sự kiện có tính lịch sử, giúp cho học sinh có thể làm quen được với lịch sử không chỉ ở địa phương mà còn làm quen cả lịch sử dân tộc, lịch sử các khu vực trên thế giới thông qua những câu chuyện về lịch sử; để từ đó tạo cơ sở bước đầu cho các em học sinh có thể hiểu được khái niệm về thời gian, không gian, đọc và hiểu những nguồn sử liệu có tính đơn giản về những sự kiện và các nhân vật lịch sử.
– Phương pháp dạy học đối với môn Địa lý: Khi dạy học giáo viên cần phải gắn với khai thác kiến thức từ các sơ đồ hay đồ thị, biểu đồ, số liệu, hình ảnh; chú trọng đến quá trình dạy học khám phá và quan sát tại thực địa; tăng cường khả năng sử dụng những phương pháp dạy học nhằm mục đích phát huy tính tích cực và chủ động của các em học sinh thông qua các hoạt hoạt đóng vai, thảo luận, dự án… từ đó nuôi dưỡng và khơi dậy tính tò mò, tính ham học hỏi của các em học sinh hình thành nên năng lực tự học và năng lực vận dụng những kiến thức địa lý đã được học vào trong đời sống thực tiễn.
4. Nội dung của chương trình:
Chương trình được thiết kế theo phạm vi mở rộng dần về không gian địa lý và xã hội, hai môn Lịch sử và Địa lý đã góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp. Mục tiêu môn học là cung cấp và bổ sung cho học sinh thêm các năng lực chung như tự chủ trong học tập và tự định hướng hay giao tiếp,… chuyên môn Lịch sử và Địa lý, tăng khả năng quan sát và tìm tòi, cũng như có những phát hiện mới về môi trường tự nhiên và xã hội; tăng khả năng vận dụng kiến thức lịch sử và địa lý vào đời sống thực tế.
Nội dung của việc dạy học không chia thành hai môn Lịch sử và Địa lý, nhưng kiến thức của 2 môn này được tích hợp trong các chủ đề ở địa phương, các khu vực, quốc gia và toàn thế giới, theo sự mở rộng về không gian địa lý và xã hội. Không những thế, chương trình học còn kết nối với các kiến thức, cũng như kỹ năng của những môn học và các hoạt động giáo dục khác ví dụ như: Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Khoa học,… nhằm tạo nên những tác động tích cực cho học sinh. Sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng của nhiều môn học khác lại với nhau nhằm để giải quyết các bài học phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh cũng như các vấn đề thực tế trong đời sống.
5. Đáp án bài kiểm tra môn Lịch sử – Địa lý mô đun 2 Tiểu học:
Câu 1. Trong phương pháp dạy học hợp tác kĩ thuật dạy học nào dưới đây không có ưu thế?
Gợi ý trả lời: D. Đọc tích cực
Câu 2. Nêu phương pháp dạy học và hãy giải quyết các vấn đề có ưu thế trong quá trình phát triển các năng lực nào?
Gợi ý trả lời:
A. Nhận thức về khoa học lịch sử và địa lí
B. Kỹ năng giao tiếp và hợp tác
D. Kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo
Câu 3. Ưu thế của phương pháp dạy học tình huống trong quá trình phát triển năng lực nào dưới đây?
Gợi ý trả lời: B. Giao tiếp và hợp tác
Câu 4. Tác dụng của phương pháp dạy học tình huống có tác dụng là gì? (Chọn nhiều phương án đúng)
Gợi ý trả lời:
A. Tăng cường về khả năng suy nghĩ độc lập và tiếp cận tình huống dưới nhiều góc độ khác nhau
B. Tăng cường về tính sáng tạo để từ đó tìm ra giải pháp cho vấn đề trong thực tiễn.
C. Phát triển về kĩ năng đánh giá và kĩ năng dự đoán kết quả của những giải pháp đã được lựa chọn.
Câu 5. Hãy sắp xếp theo đúng thứ tự của các bước tổ chức dạy học tại thực địa:
Gợi ý trả lời:
1. Chuẩn bị bài học tại bảo tàng, thực địa
3. Tổ chức các hoạt động giảng dạy
2. Báo cáo kết quả học tập sau khi học tập kết thúc
Câu 6. Điều kiện để cho một bài học tại thực địa đạt được hiệu quả là gì? (Chọn nhiều phương án đúng)
Gợi ý trả lời:
A. Chuẩn bị trước cho học sinh về tư tưởng cũng như kiến thức chuyên môn của bài học.
B. Chuẩn bị trước về chuyên môn cho người thực hiện bài học.
C. Chuẩn bị không gian cho bài học một cách thích hợp.
Câu 7. Hãy sắp xếp theo đúng thứ tự:
Gợi ý trả lời:
1. Tổ chức cho các em học sinh tìm hiểu về truyện
4. Tổ chức cho các em học sinh thảo luận theo nhóm và kể chuyện trong nhóm
2. Tổ chức cho các em học sinh kể chuyện trước lớp học
3. Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận chung cho cả bài học
Câu 8. Một số điều lưu ý cần phải tránh khi thực hiện phương pháp kể chuyện trong việc giảng dạy học môn Lịch sử và Địa lí (Chọn nhiều phương án đúng)
Gợi ý trả lời:
A. Hiện đại hoá lịch sử
B. Kể lại chuyện từng câu, từng chữ
C. Đọc lại câu chuyện
Câu 9. Ưu thế của phương pháp đóng vai góp phần hình thành năng lực nào?
Gợi ý trả lời: A. Giao tiếp và hợp tác
Câu 10. Tác dụng của phương pháp trực quan là gì? (Chọn nhiều phương án đúng)
Gợi ý trả lời:
A. Hình thành nên biểu tượng lịch sử và địa lí
B. Giúp nhớ kĩ, hiểu được sâu về hình ảnh và kiến thức về lịch sử, địa lí.
Câu 11. Phương pháp sử dụng bản đồ là tổ chức cho HS tìm được vị trí địa lí, mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Gợi ý trả lời: A. Tổ chức cho HS đối chiếu, so sánh, phân tích các số liệu của biểu đổ để rút ra nhận xét về kiến thức địa lí.
Câu 12. Sắp xếp quy trình thực hiện phương pháp sử dụng bản đồ theo đúng thứ tự
Gợi ý trả lời:
5. Đọc tên và biết được mục đích làm việc với bản đồ
3. Xem bảng chú giải để biết các biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ
Câu 13. Cần căn cứ vào những yếu tổ nào để chọn nội dung cần dạy học? (Chọn nhiều phương án đúng)
Gợi ý trả lời:
A. Nội dung của chương trình môn học
B. Những yêu cầu cần đạt được của chủ đề
C. Năng lực của học sinh
Câu 14. Lựa chọn các đáp án đúng dưới đây về kiến thức trong sách giáo khoa:
A. Mục tiêu của chủ đề và bài học
B. Nội dung của chủ đề và bài học
C. Năng tực của học sinh
D. Thời lượng của chủ đề và bài học
Câu 15. Giáo viên cân lựa chọn và vận dụng phương pháp trên cơ sở nào khi thiết kế và tổ chức một bài học? (Chọn nhiều phương án đúng)
Gợi ý trả lời:
A. Mục tiêu của bài học đã xác định.
C. Nội dung của bài học đã dự kiến
D. Khả năng và trình độ nhận thức của học sinh trong lớp
E. Cơ sở vật chất và điều kiện thực tiễn tại địa phương.