Thẩm tra viên an toàn giao thông là người thực hiện việc thẩm định, kiểm tra về chất lượng công trình giao thông nhằm để phát hiện ra những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây tai nạn giao thông. Pháp luật quy định về đào tạo và cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông:
1.1. Chương trình đào tạo:
Căn cứ Điều 3 Thông tư 29/2017/TT-BGTVT quy định chương trình đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông, theo đó, chương trình đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông bao gồm:
1.1.1. Chương trình và tài liệu giảng dạy bảo đảm cho học viên:
– Nắm được quy định của Luật giao thông đường bộ và những văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến an toàn giao thông, thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;
– Nắm được quy định, yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến an toàn giao thông đường bộ;
– Nắm được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ và của Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;
– Kỹ năng nghiên cứu, phân tích tài liệu, tiến hành kiểm tra hiện trường;
– Kỹ năng lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.
1.1.2. Chương trình khung đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ:
Thứ nhất: Thời gian đào tạo: bao gồm 70 tiết (07 ngày), trong đó:
– Giảng dạy lý thuyết: 55 tiết.
– Bài tập tình huống, đi thăm hiện trường, giải đáp thắc mắc và tổ chức thi: 15 tiết.
Thứ hai: Chương trình khung:
Học phần I – Giới thiệu về chương trình và cơ sở kinh doanh đào tạo
– Chuyên đề 1: Giới thiệu (2 tiết)
+ Khái quát;
+ Giới thiệu chương trình đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;
+ Mục đích – yêu cầu;
+ Nội dung chương trình đào tạo;
+ Giới thiệu cơ sở kinh doanh đào tạo.
Học phần II – Khái quát về an toàn giao thông và thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông đường bộ
– Chuyên đề 2: Sự cần thiết và mục đích của thẩm định an toàn giao thông đường bộ (3 tiết)
+ Khái quát về tai nạn giao thông đường bộ, an toàn giao thông đường bộ;
+ Khái niệm về thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;
+ Sự cần thiết và mục đích của thẩm định an toàn giao thông đường bộ;
+ Sự cần thiết đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
– Chuyên đề 3: Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thẩm định an toàn giao thông đường bộ (2 tiết)
+ Danh mục các văn bản;
+ Nội dung cơ bản của một số văn bản quan trọng.
– Chuyên đề 4: Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật trong thẩm tra an toàn giao thông đường bộ (2 tiết)
+ Danh mục các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Nội dung cơ bản một số quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng.
– Chuyên đề 5: Yêu cầu đối với Thẩm tra viên, Chủ nhiệm thẩm tra và Nhà thầu tư vấn thực hiện việc thẩm tra an toàn giao thông đường bộ (1 tiết)
+ Yêu cầu về năng lực của cá nhân tham gia thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;
+ Yêu cầu về năng lực của Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;
+ Yêu cầu đối với Nhà thầu tư vấn thực hiện thẩm tra an toàn giao thông.
Học phần III – Kỹ thuật đường bộ và các yếu tố liên quan đến an toàn giao thông
– Chuyên đề 6: Yêu cầu về chất lượng đường và các yếu tố liên quan đến an toàn giao thông đường bộ (2 tiết)
+ Yêu cầu của phương tiện đối với kỹ thuật đường bộ và các yêu cầu chung của đường bộ.
+ Chất lượng khai thác – giao thông của đường bộ.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ.
+ Khái quát về quan hệ “Phương tiện – Người lái – Đường – Môi trường xung quanh”.
– Chuyên đề 7: Yếu tố phương tiện trong bảo đảm an toàn giao thông đường bộ
(Người học tự tìm hiểu: so sánh giữa các thế hệ xe và loại xe; sự cố phương tiện và khả năng về đảm bảo an toàn khi vận hành trên đường giao thông).
– Chuyên đề 8: Người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ (1 tiết)
+ Khái quát về người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông trên đường bộ;
+ Con người – Yếu tố chính ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ;
+ Người tham gia giao thông trong quan hệ là “Phương tiện – Người điều khiển phương tiện – Đường bộ – Môi trường xung quanh”.
– Chuyên đề 9: Bảo đảm an toàn giao thông trong quy hoạch giao thông đường bộ (2 tiết)
+ Khái quát về quy hoạch giao thông;
+ Khái niệm, mục đích và phương pháp tiếp cận;
+ Sự gắn kết quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông;
+ Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ trong quy hoạch;
+ Tác dụng của quy hoạch trong ngăn ngừa tai nạn giao thông;
+ Một số giải pháp quy hoạch cụ thể hướng đến an toàn giao thông.
– Chuyên đề 10: Ảnh hưởng của quy hoạch các yếu tố hình học tuyến đến an toàn giao thông đường bộ (4 tiết)
+ Yếu tố hình học trong bảo đảm an toàn giao thông;
+ Phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông trong yếu tố hình học của tuyến;
+ Một số vấn đề liên quan giữa tầm nhìn và đảm bảo an toàn giao thông.
– Chuyên đề 11: Ảnh hưởng của chiều cao mặt đường và quy mô mặt cắt ngang đường đến an toàn giao thông (2 tiết)
+ Ảnh hưởng của chiều cao mặt đường đến an toàn giao thông;
+ Ảnh hưởng của chiều rộng làn xe và nền đường đến an toàn giao thông;
+ Ảnh hưởng của hành lang đường bộ đến an toàn giao thông;
+ Ảnh hưởng của chiều cao tĩnh không đường đến an toàn giao thông.
– Chuyên đề 12: An toàn giao thông trong nút giao (3 tiết)
+ Khái quát về nút giao thông;
+ Khái niệm và phân loại nút giao thông;
+ Tai nạn giao thông tại nút giao và những phương pháp đánh giá tai nạn giao thông – tiềm ẩn xung đột giao thông trong nút giao;
+ Bảo đảm an toàn giao thông trong nút giao cùng mức;
+ Bảo đảm an toàn giao thông trong nút giao vòng xuyến;
+ Bảo đảm an toàn giao thông trong nút giao khác mức;
+ Bảo đảm an toàn giao thông trong nút giao với đường sắt.
– Chuyên đề 13: Ảnh hưởng của chất lượng mặt đường và những công trình trên đường đến an toàn giao thông đường bộ (3 tiết)
+ Ảnh hưởng của chất lượng mặt đường đến an toàn giao thông;
+ Ảnh hưởng của chất lượng các công trình cầu và cống đến an toàn giao thông;
+ Đảm bảo an toàn giao thông trong hầm đường bộ;
+ Ảnh hưởng của công trình phòng hộ đến an toàn giao thông.
– Chuyên đề 14: Ảnh hưởng của tổ chức giao thông đến an toàn giao thông đường bộ (3 tiết)
+ Sự tường minh của tổ chức giao thông trên đường bộ;
+ Sự không phù hợp của biển báo hiệu đường bộ;
+ Sự không phù hợp của sơn kẻ vạch trên mặt đường;
+ Sự không phù hợp của các hạng mục tổ chức giao thông khác.
Học phần IV – Kỹ thuật an toàn giao thông và thẩm tra an toàn giao thông đường bộ
– Chuyên đề 15: Dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ – phương pháp phân tích và đánh giá (5 tiết)
+ Đặc điểm, tính chất và phân loại tai nạn giao thông đường bộ;
+ Thống kê tai nạn giao thông đường bộ;
+ Phân tích và đánh giá dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ;
– Chuyên đề 16: Kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ – phương pháp tiếp cận (5 tiết)
+ Khái quát về kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ;
+ Các phương pháp tiếp cận nghiên cứu an toàn giao thông đường bộ;
+ Các phương pháp và chỉ số đánh giá mức độ an toàn giao thông đường bộ.
– Chuyên đề 17: Xác suất sự cố giao thông đường bộ do đường và môi trường gây ra (1 tiết)
+ Khái quát chung;
+ Xác định các hệ số sự cố tai nạn riêng;
+ Xác định hệ số sự cố tổng hợp và mức độ nguy hiểm của đường bộ.
– Chuyên đề 18: Vận dụng kỹ thuật an toàn giao thông trong thẩm tra an toàn giao thông đường bộ (2 tiết)
+ Khái quát chung;
+ Phương pháp thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;
+ Một số nguyên tắc thiết kế trong đảm bảo an toàn giao thông đường bộ;
+ Vận dụng kỹ thuật an toàn giao thông trong thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;
– Chuyên đề 19: Phát hiện và xử lý điểm đen tai nạn giao thông (2 tiết.
+ Khái niệm điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông và điểm đen;
+ Phát hiện điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ;
+ Xác định điểm đen tai nạn giao thông trên đường đang khai thác;
+ Các biện pháp xử lý điểm đen.
Học phần V – Tổ chức thẩm tra an toàn giao thông đường bộ
– Chuyên đề 20: Xác định dự án thẩm định an toàn giao thông đường bộ (1 tiết)
+ Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông;
+ Thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông;
+ Căn cứ làm cơ sở thẩm định an toàn giao thông;
+ Trình tự thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông.
– Chuyên đề 21: Thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc là báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình (1 tiết)
+ Giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình;
+ Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ;
+ Danh mục các hạng mục thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ.
– Chuyên đề 22: Thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn thiết kế kỹ thuật (đối với các công trình thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với các công trình thiết kế 1 bước và 2 bước) và trong quá trình xây dựng (2 tiết)
+ Giai đoạn thiết kế kỹ thuật, giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công và trong quá trình xây dựng;
+ Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ;
+ Danh mục các hạng mục thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ.
– Chuyên đề 23: Thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn trước khi thực hiện nghiệm thu, bàn giao đưa công trình đường bộ vào khai thác (1 tiết)
+ Điều kiện của công trình đường bộ trước khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác;
+ Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ;
+ Danh mục các hạng mục thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ.
– Chuyên đề 24: Thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác ( 2 tiết)
+ Công trình đường bộ đang khai thác;
+ Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ;
+ Danh mục các hạng mục thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ;
– Chuyên đề 25: Lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông đường bộ. Thí dụ về thẩm tra ATGT đường bộ (3 tiết);
– Chuyên đề 26: Đi thực tế hiện trường – Bài tập tình huống (5 tiết);
– Chuyên đề 27: Bảo vệ bài tập tình huống. Giải đáp thắc mắc và thảo luận (5 tiết).
1.2. Tài liệu giảng dạy:
– Tài liệu giảng dạy do cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ thực hiện biên soạn;
– Tài liệu giảng dạy phải đảm bảo các yêu cầu và nội dung của chương trình đào tạo.
1.3. Tổ chức đào tạo:
– Tuyển sinh:
+ Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ tiến hành:
++ Thông báo tuyển sinh;
++ Yêu cầu đối với học viên;
++ Dự kiến kế hoạch;
++ Thời gian, địa điểm đào tạo của khóa học;
++ Kinh phí;
++ Các thông tin cần thiết khác.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký học tại Cơ sở kinh doanh đào tạo
+ Cơ sở kinh doanh đào tạo tiếp nhận và rà soát hồ sơ; bảo đảm học viên đủ các điều kiện pháp luật quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
– Tổ chức đào tạo:
+ Cơ sở kinh doanh đào tạo lập kế hoạch đào tạo và danh sách học viên, thực hiện thông báo cho Cục Đường bộ Việt Nam và học viên biết trước khi mở lớp tối thiểu 07 (bảy) ngày làm việc;
+ Cơ sở kinh doanh đào tạo tiếp nhận học viên, bố trí lớp học (mỗi lớp không được quá 45 học viên);
+ Cơ sở kinh doanh đào tạo tổ chức đào tạo theo chương trình khung và kế hoạch đào tạo đã thông báo.
1.4. Tổ chức thi:
Cơ sở kinh doanh đào tạo thành lập Hội đồng thi có tối thiểu 05 người, bao gồm có:
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng thi là Lãnh đạo Cơ sở kinh doanh đào tạo;
– Ủy viên Hội đồng thi là cán bộ, giảng viên của Cơ sở kinh doanh đào tạo; số lượng của ủy viên phụ thuộc vào số phòng thi (mỗi phòng thi có 02 cán bộ coi thi);
– Hội đồng thi tự giải thể sau khi Cục Đường bộ Việt Nam cấp chứng chỉ cho học viên theo quy định.
2. Cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông:
Cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông được thực hiện như sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ
Cơ sở kinh doanh đào tạo chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ, bao gồm các giấy tờ sau:
– Tờ trình cấp chứng chỉ (theo mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định 64/2016/NĐ-CP);
– Quyết định công nhận kết quả thi của học viên tham gia khóa đào tạo;
– 02 ảnh màu của mỗi học viên đề nghị cấp chứng chỉ (quy định về ảnh: ảnh cỡ 4 cm x 6 cm, nền màu xanh, kiểu thẻ căn cước, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
Bước 2: nộp hồ sơ
Cơ sở đào tạo thực hiện nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến Cục Đường bộ Việt Nam bằng một trong các phương thức sau:
– Nộp hồ sơ trực tiếp;
– Nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính;
– Nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
– Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu:
+ Hồ sơ đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho cơ sở đào tạo đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.
– Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính: nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho cơ sở đào tạo đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;
– Đối với trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở đào tạo thực hiện kê khai và nộp hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho cơ sở đào tạo đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: cấp chứng chỉ
– Cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu như đủ điều kiện, cấp chứng chỉ cho từng học viên (phải có kết quả thi đạt yêu cầu) có tên trong Tờ trình của cơ sở đào tạo.
– Trường hợp không cấp chứng chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 29/2017/TT-BGTVT đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;
– Nghị định 64/2016/NĐ-CP sửa quy định bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông;
– Nghị định 70/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực đường bộ.