Đào ngũ sẽ bị xử phạt như thế nào? Căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự tội đào ngũ? Đào ngũ nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý như thế nào? Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi đào ngũ?
Mục lục bài viết
1. Đào ngũ về địa phương sẽ bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi, khi người đào ngũ bị trao trả về cho địa phương thì bị gọi là tước danh hiệu quân nhân hay tước quân tịch hay gọi khác? Và khi bị như thế thì về địa phương có còn hưởng quyền công dân không và có được nhập khẩu trở lại không? Vì em có nghe thông tin là khi đó không được nhập khẩu mà còn mất quyền công dân. Mong luật sư giải đáp giúp. Em xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn::
Căn cứ Điều 8 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ như sau:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;
b) Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.”
Người có hành vi đào ngũ sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 420 Bộ luật hình sự 2015:
“– Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”
Khi bạn đào ngũ và bị trao trả về địa phương, bạn sẽ bị tước quân tịch, nhưng sẽ không bị tước quyền công dân. Bên cạnh đó người có hành vi đào ngũ sẽ bị xử phạt hành chính, có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Xử lý hành vi chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ:
Hàng năm, Việt Nam tuyển quân làm 2 đợt giữa và cuối năm. Số lượng thanh niên nhập ngũ rất lớn. Tuy nhiên, trong quá trình trong quân đội, một số quân nhân đã đào ngũ do, hành động đó được một số cá nhân, tổ chức tiếp tay, hành vi đó là “chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ”. Hành vi này được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 95/2014/TT-BQP.
Các hành vi được quy định là hành vi chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.
Hành vi “chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ” quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các hành vi sau:
+ Để quân nhân đào ngũ ở nhà mình hoặc ở cơ quan, tổ chức mà không khai báo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Chủ thể thực hiện hành vi này để quân nhân đào ngũ ở trong nhà của mình hoặc ở cơ quan, tổ chức mà cố tình che dấu, không thông báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
+ Đưa quân nhân đào ngũ đi trốn hoặc cung cấp phương tiện, vật chất để quân nhân đào ngũ lẩn trốn.
Chủ thể thực hiện hành vi này đưa quân nhân đào ngũ đi trốn hoặc hỗ trợ, cung cấp phương tiện, vật chất (xe máy, tiền, tài sản, tư trang khác,…)
+ Làm các giấy tờ để hợp thức cho hành vi đào ngũ.
Chủ thể thực hiện hành vi này làm các giấy tờ để hợp thức cho hành vi đào ngũ.
Chế tài.
Theo Điều 8 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ, thì hành vi chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Hành vi chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ đã tiếp tay cho hành vi đào ngũ của quân nhân trong quân ngũ, để lại nhiều hệ lụy và hệ quả nghiêm trọng đối với đất nước cũng như chính cá nhân những chủ thể đó. Vì vậy, cần nâng cao ý thức chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ để tránh những hành vi trái pháp luật cũng như hậu quả đáng tiếc xảy ra.
3. Xử phạt hành chính đối với hành vi đào ngũ:
Tóm tắt câu hỏi:
Em tôi năm này 24 tuổi vừa bị gọi đi nghĩa vụ quân sự, có một vấn đề rất khó giải quyết cần được Luật sư tư vấn như sau:
Em tôi có giới tính Nam, nhưng tính cách và mọi cách cư xử và sinh hoạt thì là của Nữ. Em tôi có giấy gọi đi nghĩa vụ quân sự, em tôi đã đi được gần 1 tháng, tuy nhiên vì cách sinh hoạt, suy nghĩ là của nữ nên mọi hoạt động của em tôi tại đơn vị mà nó đi nghĩa vụ rất khó khăn, không chịu được áp lực và mệt mỏi. Thế nên em tôi đã bỏ đi nghĩa vụ và về nhà. Như vậy em tôi có bị xử phạt không? Vì em tôi không giống như Nam bình thường, mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo như nội dung bạn trình bày, bạn cần phải hiểu một số nội dung sau:
+ Giấy khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự đã đảm bảo về mặt sức khỏe và đã được tuyển chọn.
+ Trên giấy khai sinh của em bạn vẫn có giới tính Nam
+ Sinh hoạt, cư xử hay nói cụ thể là hoạt động là của Nữ
Tuy nhiên, chỉ thực tế về cách sinh hoạt là nữ như vậy chưa khẳng định là em bạn thuộc giới tính nữ hay là giới tính khác mà không phải giới tính Nam. Phải có sự điều chỉnh xác nhận trên giấy khai sinh mới có căn cứ để đưa ra.
Như vậy, vì chưa đủ căn cứ chứng minh em bạn không đủ điều kiện đi nghĩa vụ quân sự, mặt khác lại bỏ đi nghĩa vụ (đào ngũ) nên theo quy định của pháp có thể sẽ bị xử lý như sau:
Thứ nhất: Trách nhiệm hành chính
Theo quy định của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP khi đào ngũ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Thứ hai: Trách nhiệm hình sự
Nếu như đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì em bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Điều 420 Bộ luật hình sự năm 2015.
Tuy nhiên, vì trường hợp của em bạn là trường hợp đặc thù, bạn nên trình bày cụ thể với ban chỉ huy quân sự cấp xã để báo cáo lên cấp trên giải quyết.
4. Quy trình xử lý công dân đào ngũ:
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay tôi đang là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã. Tôi xin có một vài câu hỏi kính mong công ty tư vấn giúp tôi. Xã tôi có 1 công dân đào ngũ, hiện nay đơn vị đã có thông báo đào ngũ và cắt quân số gửi về địa phương. Như vậy thì quy trình xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ. Căn cứ vào Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thẩm quyền của Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã.
Theo các quy định trên, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực quốc phòng nhưng không quá 5.000.000 đồng tức là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với công dân đào ngũ thuộc phạm vi quản lý của xã.
Theo đó thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, trong khoảng thời gian này, Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã ra quyết định xử phạt hành chính trong vòng 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (Điều 66
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra
Trong trường hợp này của bạn thì khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã đưa ra quyết định xử phạt hành chính và gửi cho công dân đào ngũ và người có thẩm quyền thi hành thì công dân đào ngũ phải thi hành quyết định trên.
Ngoài ra, do công dân đi nghĩa vụ quân sự đào ngũ và bị cắt quân số gửi về địa phương nên công dân trên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong đợt tuyển quân sau đó, vì thế mà công dân đó vẫn thuộc danh sách nhập ngũ năm sau và thuộc sự quản lý của Ban chỉ huy quân sự xã.
5. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi đào ngũ:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đào ngũ từ lúc 20h ngày 11-7-2016. Nếu bị bắt sử phạt như thế nào? Có phạt tù không, mất bao nhiêu lâu thì đơn vị cắt quân số đưa về cho địa phương. Về địa phương có bị tước quốc tịch không, nếu bị tước quốc tịch có vĩnh viễn không ?
Luật sư tư vấn:
Đối với hành vi đảo ngủ, tùy thuộc vào từng mức độ mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ nhất, có thể bị xử phạt hành chính.
Căn cứ vào Điều 8, Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu về việc vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ.
Nếu việc bạn đào ngũ những chưa gây hậu quả nghiêm trọng, đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đảo ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quân sự cấp huyện thì sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, kèm theo đó là thực hiện một số biện pháp khắc phục hậu quả như quy định trên.
Thứ hai, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 420, Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội đào ngũ. Như vậy, nếu bạn đào ngũ thuộc trường hợp nêu trên thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015.
Khi bạn đào ngũ và bị trao trả về địa phương, bạn sẽ bị tước quân tịch, nhưng sẽ không bị tước quyền công dân. Bên cạnh đó, bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên