Các trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo Hôn- su. Hôn -su là đảo có diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển với các ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phía nam đảo. Sau đây là bài viết về vị trí các trung tâm công nghiệp lớn tại Nhật Bản, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Đảo nào của Nhật Bản có ít nhất trung tâm công nghiệp:
A. Hôn-su.
B. Hô-cai-đô.
C. Kiu-xiu.
Chọn đáp án B
Các trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo Hôn-su. Còn ở đảo Hô-cai-đô của Nhật Bản có ít các trung tâm công nghiệp nhất. Hôn-su là đảo có diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất với các ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo. Các trung tâm công nghiệp lớn: Tôkiô, Iôcôhama, Kiôtô, Ôxaka, Côbê tạo nên chuỗi đô thị.
Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở ven biển bởi vì có địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có những bồn địa nhỏ, các cao nguyên và cụm cao nguyên. Số lượng sông suối nhiều, nhưng độ dài của sông không lớn. Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các cơ sở kinh tế nhất là phía bờ Thái Bình Dương. Ngoài ra các núi chạy dọc chiều dài Nhật Bản phân chia đất nước thành hai phần, bao gồm: phần biển Nhật Bản và phần Bắc Thái Bình Dương.
2. Lý do trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung tại đảo ven biển:
Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các cơ sở kinh tế nhất là phía bờ Thái Bình Dương.
+ Do địa hình Nhật Bản chủ yếu 80% là đồi núi, các vùng duyên hải có địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng các trung tâm công nghiệp. Từ vị trí của Nhật Bản ta có thể thấy được đất nước này không hề tiếp giáp với quốc gia lãnh thổ nào trên đất liền.
+ Sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản phụ thuộc khá nhiều vào thị trường về nguồn nguyên liệu và xuất khẩu. Bởi vì Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì, bạc và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ, than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến cho người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì ở Nhật Bản chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
+ Các trung tâm công nghiệp gần biển sẽ tạo thuận lợi cho quá trình xuất khẩu hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Bởi Nhật Bản nằm ở Đông Á, gần các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á – khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường và có nguồn lao động dồi dào. Tuyến đường biển vẫn là tuyến đường biển quan trọng của Nhật Bản vì các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản cũng là nơi sản xuất ra nhiều hàng hóa để cung cấp cho thị trường quốc tế.
+ Nguồn tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản của Nhật Bản rất nghèo nàn. Do đó cần tập trung ở ven biển để thuận tiện cho việc nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu từ bên ngoài.
+ Lượng hàng hóa của Nhật Bản tạo ra cũng khá lớn, không chỉ phục vụ cho tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ thị trường quốc tế. Bởi ở vùng biển của Nhật Bản chủ yếu là các cùng nước ngoài, các quốc gia và lãnh thổ lân cận là: Nga, Bắc Tiều Tiên, Hàn Quốc. Ở vùng biển Đông Hải các quốc gia và lãnh thổ lân cận là: Trung Quốc, Đài Loan. Còn phần phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
+ Do các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do Nhật Bản là một nước nghèo về tự nhiên đặc biệt là khoáng sản nên phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, khi nằm ở trung tâm công nghiệp ven biển sẽ thuận lợi hơn về giao thông.
Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở ven biển bởi vì có địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có những bồn địa nhỏ, các cao nguyên và cụm cao nguyên. Số lượng sông suối nhiều, nhưng độ dài của sông không lớn. Ngoài ra các núi chạy dọc chiều dài Nhật Bản phân chia đất nước thành hai phần, bao gồm: phần biển Nhật Bản và phần Bắc Thái Bình Dương. Khí hậu Nhật Bản vào mùa đông sẽ có nhiều tuyết rơi, đây cũng là điểm vô cùng đặc trưng của đất nước Nhật Bản. Bên cạnh đó khi tập trung ở ven biển thì tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật Bạn phát triển giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.
Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá giúp phát triển ngành khai thác thủy sản. Thêm đó, Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi, chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng ngành thủy điện lớn. Điều đó tạo tiền đề thúc đẩy và phát triển khi ngành công nghiệp Nhật Bản tập trung ở ven biển.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1. Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?
A. Hôn-su.
B.Hô-cai-đô.
C. Xi-cô-cư.
D.Kiu-xiu.
Đáp án: B
Câu 2. Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì
A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.
B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.
C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.
D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.
Đáp án: B
Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương, chủ yếu do ở khu vực này thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán và trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền và các cường quốc khác trên thế giới như Hoa Kì, EU, Xi-ga-po,…
Câu 3. Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?
A. Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.
B. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.
C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
D. Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam.
Đáp án: B
Câu 4. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là
A. Phát triển mạnh khai thác than và luyện thép.
B. Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.
C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
D. Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.
Đáp án: A
Câu 5. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng
A. Hôn-su.
B. Kiu-xiu.
C. Xi-cô-cư.
D. Hô-cai-đô.
Đáp án: C
Câu 6. Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt là
A. Hôn-su.
B. Kiu-xiu.
C. Xi-cô-cư.
D.Hô-cai-đô.
Đáp án: D
Câu 7. Các trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng kinh tế Hôn-su?
A. Ô-xa-ca, Cô-bê, Xa-pô-rô.
B. Ô-xa-ca, Cô-bê, Mu-rô-ran.
C. Ô-xa-ca, Cô-bê, Ki-ô-tô.
D. Ô-xa-ca, Cô-bê, Na-ga-xa-ki.
Đáp án: C
Câu 8. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là
A. Phát triển mạnh khai thác than và luyện thép.
B. Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.
C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
Đáp án A.
Câu 9. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng
A. Hôn-su.
B. Kiu-xiu.
C. Xi-cô-cư.
D. Hô-cai-đô.
Đáp án C.
Câu 10: Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo nào?
A. Kiu-xiu.
B. Xi-cô-cư.
C. Hôn-su.
D. Hô-cai-đô.
Đáp án C.
Câu 11. Đảo nào ở Nhật Bản có số lượng trung tâm công nghiệp ít nhất?
A. Hônsu.
B. Hôcaiđô.
C. Kiuxiu.
D. Xicôcư.
Đáp án D.
THAM KHẢO THÊM: