Từ xưa đến nay, mộ được xem là nơi xây dựng để chôn cất những người đã khuất, đây là những chốn linh thiêng cấm kỵ người khác đến xâm phạm vì bất kỳ mục đích gì. Thế nhưng trên thực tế, nhiều người vẫn bất chấp quy định của pháp luật và bất chấp đạo đức để đào mộ trộm cắp tài sản. Vậy hành vi đào mộ lấy trộm tài sản có thể bị xử lý hình sự hay không?
Mục lục bài viết
1. Đào mộ để lấy trộm tài sản có thể bị xử lý hình sự không?
Mộ được xem là nơi chôn cất những người đã khuất, thông thường mỗi gia đình sẽ có những mảnh đất riêng dành cho những người đã khuất an nghỉ. Trong những ngôi mộ sẽ là quan tài, những quan tài này sẽ được làm bằng gỗ và đóng đinh rất chắc chắn, chôn người đã khuất nằm sâu dưới nhiều tấc đất để cho người đó được an nghỉ. Tuy nhiên hành vi trộm mộ là một trong những hành vi phổ biến, bởi nhiều người bất chấp đạo đức và bất chấp quy định của pháp luật để đào mộ nhằm mục đích trộm cắp tài sản. Trộm mộ là hành vi mở nắp quan tài và thực hiện các ý đồ bất chính với người đã khuất hoặc trộm cắp tài sản, trộm cắp các di vật được chôn cùng người chết. Đây là hành vi trái đạo đức, trái thuần phong mỹ tục, đi ngược với văn hóa phong tục của người Việt Nam, vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam.
Hành vi đào mộ để lấy trộm tài sản trong trường hợp gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến khách thể do pháp luật hình sự bảo vệ thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm thì thể, mồ mả, hài cốt căn cứ theo quy định tại Điều 319 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, người nào có hành vi đào/phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật có trong mộ, trên mộ hoặc thực hiện các hành vi khác xâm phạm đến thi thể, xâm phạm mồ mả, xâm phạm hài cốt của những người đã khuất thì sẽ bị cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Hành vi đào mộ người chết để trộm cắp tài sản còn có thể bị áp dụng khung hình phạt tăng nặng đó là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp có các tình tiết định khung tăng nặng như: Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội, chiếm đoạt tài sản có giá trị lịch sử văn hóa, hủy hoại đồ vật có giá trị lịch sử văn hóa, thực hiện tội phạm vì động cơ đê hèn, chiếm đoạt bộ phận thi thể và hài cốt của những người đã qua đời.
Như vậy, trong trường hợp người thực hiện hành vi đào mộ để trộm cắp tài sản thì có thể bị áp dụng khung hình phạt nhẹ nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Trong trường hợp thực hiện hành vi phạm tội vì động cơ đê hèn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội, chiếm đoạt/hủy hoại các loại đồ vật có giá trị di tích lịch sử văn hóa thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Người thực hiện hành vi đào mộ để lấy trộm tài sản có những tình tiết giảm nhẹ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bao gồm các tình tiết giảm nhẹ như sau:
-
Người phạm tội đã ngăn chặn và có hành vi làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
-
Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, tự nguyện bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
-
Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
-
Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
-
Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của nạn nhân gây ra;
-
Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi thực hiện trách nhiệm bắt giữ người phạm tội;
-
Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tuy nhiên không phải do bản thân người phạm tội tự gây ra;
-
Phạm tội tuy nhiên chưa gây ra thiệt hại trên thực tế hoặc gây ra thiệt hại không lớn;
-
Phạm tội lần đầu và đồng thời thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
-
Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
-
Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi, tuy nhiên hoàn cảnh đó không phải do lỗi của người phạm tội gây ra;
-
Phạm tội do lạc hậu, người phạm tội được xác định là phụ nữ có thai, người phạm tội được xác định là người từ đủ 70 tuổi trở lên;
-
Người phạm tội được xác định là người khuyết tật nặng hoặc người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
-
Người phạm tội được xác định là người mắc các chứng bệnh hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi;
-
Người phạm tội tự thú, thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải;
-
Có hành vi tích cực giúp đỡ cho các lực lượng chức năng phát hiện và điều tra tội phạm;
-
Lập công chuộc tội, là người có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, trong học tập và trong công tác;
-
Người phạm tội được xác định là cha mẹ, vợ chồng, con của liệt sĩ, của người có công với cách mạng.
Theo đó, tổng hợp điều luật nêu trên thì người thực hiện hành vi đào mộ người chết để trộm cắp tài sản nếu đã có hành vi ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo … hoặc một trong những hành vi nêu trên thì có thể sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong quá trình kết án.
3. Người đào mộ để lấy trộm tài sản đã chấp hành xong hình phạt tù thì đương nhiên được xóa án tích khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 70 của Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề đương nhiên xóa án tích. Theo đó:
-
Đương nhiên được xóa án tích sẽ được áp dụng đối với những người bị kết án không thuộc một trong các tội được quy định cụ thể tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự năm 2015, khi họ đã chấp hành xong đầy đủ hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án; đồng thời đáp ứng được đầy đủ các điều kiện bổ sung theo quy định của pháp luật;
-
Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người bị kết án đã chấp hành xong các hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án có hiệu lực, đồng thời không thực hiện hành vi phạm tội mới trong khoảng thời gian như sau: 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo/phạt tiền hoặc cải tạo không gian giữ/phạt tù tuy nhiên được hưởng án treo; 02 năm trong trường hợp bị phạt tù lên đến 05 năm; 03 năm trong trường hợp bị tuyên phạt tù từ 05 năm đến 15 năm; và 05 năm trong trường hợp bị tuyên phạt tù trên 15 năm/tù chung thân hoặc tử hình (tuy nhiên đã được giảm án xuống chung thân);
-
Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu kể từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới trong khoảng thời gian nêu trên. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về lý lịch tư pháp cá nhân cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án, đồng thời khi có yêu cầu thì cần phải cung cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích cho cá nhân.
Theo đó thì có thể nói, người phạm tội đào mộ để lấy trộm tài sản của người khác thì hoàn toàn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, tùy mức độ vi phạm trên thực tế. Vì vậy, người phạm tội này sẽ thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, nếu khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người bị kết án đã chấp hành xong các hình phạt bổ sung và chấp hành xong các quyết định khác của bản án đã có hiệu lực, đồng thời không thực hiện hành vi phạm tội mới trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 03 năm (tùy theo từng bản án và tùy theo từng trường hợp khác nhau).
THAM KHẢO THÊM: