Đạo đức hành nghề luật sư là yếu tố rất quan trọng để giúp cho nghề nghiệp đó đi vào những tiêu chuẩn và hướng cá nhân tới phẩm chất tốt đẹp nhất khi xử lý công việc. vậy cụ thể Đạo đức nghề nghiệp là gì? Đạo đức hành nghề của Luật sư? Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Đạo đức nghề nghiệp là gì?
Chắc hẳn chúng ta đều có thể hình dung nôm na về đạo đức nghề nghiệp xuất phát từ những tiêu chuẩn hay những phẩm chất của một cá nhân trong quá trình làm việc, công tác, một hoạt động nào đó và phẩm chất đạo đức, nguyên tắc, thước đo hành vi của đạo đức nghề nghiệp phụ thuộc vào từng ngành nghề và lĩnh vực cụ thể.
Đối với một công việc khi chúng ta hành nghề hay làm việc thì phẩm chất đạo đức trong quá trình làm việc, công tác được nhà nước thừa nhận được nhà nước và xã hội thừa nhận và phát huy. Đạo đức nghề nghiệp cũng có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân bởi nó cũng bắt nguồn xuất phát từ đạo đức cá nhân, được thể hiện một phần thông qua đạo đức cá nhân.
Chẳng hạn như đối vơi nghề Luật sư là nghề cung cấp dịch vụ pháp lý mà ngoài năng lực, uy tín chính là thước đo về giá trị thì vấn đề đạo đức nghề nghiệp ở đây lại được đặt ra khá quan trọng. Ngoài phải thực hiện theo các quy định pháp luật, khi hành nghề thì Luật sư còn phải tuân theo khuôn khổ chuẩn mực đạo đức trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng để xứng đáng được xã hội công nhận và tôn vinh và xứng đáng là người bảo vệ lẽ phải hay cán cân công lý mà chúng ta luôn hướng tới. Trên thế giới đối với nghề luật sư thì các quốc gia trên thế giới đều có một hệ thống quy tắc riêng điều chỉnh về đạo đức và ứng xử hành nghề của Luật sư, buộc Luật sư phải tuân theo trong quá trình hoạt động và làm việc.
2. Đạo đức nghề nghiệp tiếng Anh là gì?
Đạo đức nghề nghiệp tiếng Anh là ” Professional ethics”.
3. Đạo đức hành nghề của Luật sư:
Đối với nghề luật sư thì tại Việt Nam, đã có các quy tắc hành nghề và đạo đức hành nghề riêng cho luật sư và đã được Hội đồng Luật sư toàn quốc Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành thông qua Quyết định Số: 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 Căn cứ dựa trên quyết định này thì Luật sư buộc phải tuân thủ tuyệt đối những quy tắc ứng xử trong mối quan hệ theo quy định được đề ra với đồng nghiệp, với khách hàng, với cơ quan nhà nước và một số ứng xử cụ thể khác để phát triển và tạo lòng tin cũng như sự khách quan của người hành nghề thực hiện theo pháp luật và bảo vệ công bằng, lẽ phải. Mặc dù vậy, trên thực tế, không ít trường hợp Luật sư vẫn cố tình vi phạm những quy tắc này, trong đó bao gồm những hành vi đáng chú ý sau:
Trong xã hội, không chỉ riêng với nghề luật sư mà bất kể làm nghề gì cũng cần có yếu tố đạo đức và tâm với nghề, cần những quy tắc ứng xừ nghệ nghiệp ấy, đặc biệt là đối với nghề luật sư là một trong những nghề rất coi trọng yếu tố này. Mỗi nghề nghiệp đều có những chuẩn mực riêng và đối vơi nghề luật sư cũng vậy với các chuẩn mực ấy luôn gắn bó chặt chẽ với những điều kiện, đặc điểm của nghề nghiệp cụ thế. Hay cũng có thể hiểu rằng đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực mà người hành nghề đó phải tự nguyện thực hiện theo lương tâm, trách nhiệm của mình.
Nếu chúng ta nhắc tới đạo đức nghề nghiệp của luật sư trước thì đầu tiên cần hiểu rằng mục đích mà người luật sư cần bảo vệ, đến sứ mệnh mà người luật sư phải gánh vác đó là người đi tìm lẽ phải và minh oan cho người vô tội cũng như bảo vệ trong sạch cho họ. Sau là vấn đề giữ gìn phẩm chất thanh danh của luật sư, rèn luyện kỹ năng hành nghề và cuối cùng là định ra những chuẩn mực ứng xử của luật sư trong các mối quan hệ khi hành nghề.
Theo đó nên đạo đức nghề nghiệp của luật sư được hình thành trên nền tảng đạo đức xã hội, vừa mang tính đạo lý phổ biến, vừa mang đặc thù nghề nghiệp của luật sư khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của mình. Đối với nghề luật sư thì đạo đức nghề nghiệp của họ được quy định cụ thể với những chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề nghiệp mà luật sư phải tuân thủ trong hành nghề và trong lối sống, là thước đo phẩm chất đạo đức của luật sư. Từ các chuẩn mực đó luật sư phải lấy đó làm tiêu chuẩn và thước đo cho sự tu dưỡng, rèn luyện, qua đó giữ gìn uy tín nghề nghiệp của chính bản thân nói riêng và hội hành nghề luật sư nói chung, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn trọng và tin cậy của xã hội.
Như vậy thông qua các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư ta thấy quy tắc đó giữ vai trò là “hành lang” đối với thái độ, hành vi của luật sư trong từng giai đoạn thực hiện công việc và trong các mối quan hệ, nêu rõ những gì phải làm, cấm làm, nên làm hoặc không nên làm trong những công việc nhất định để giữ cho mình tác phong và lối làm việc riêng. Những quy tắc nghề nghiệp và đạo đức hành nghề luật sư đều với mục đích nâng cao ý thức trách nhiệm và lương tâm nghê nghiệp của luật sư, các quy tắc đạo đức nghề nghiệp từ đó để góp phần bảo vệ một cách tốt nhất lợi ích khách hàng, bảo vệ công lý và công bằng xã hội.
Chúng ta hãy thử đặt ra câu hỏi rằng nếu không có các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, những vi phạm của luật sư xâm phạm quyền lợi của khách hàng hoặc ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của luật sư có thể bị bỏ qua do không xử lý được bằng pháp luật thì liệu cái người làm công tác đòi lại công bằng công lý có thực sự tồn tại hay không. Vậy nên ngoài việc giám sát luật sư trong việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư còn có thẩm quyền xử lý luật sư nếu vi phạm các quy tắc đạo đức nghề nghiệp với các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hành nghề, xóa tên khỏi danh sách luật sư, quá trinh hành nghề, luật sư găp nhiều tình huống, rất nhiều mối quan hệ mà pháp luật không thể quy định hết hoặc không cần thiết phải quy định.
Trên thực tế chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều trường hợp những quy phạm xã hội sẽ điều chỉnh các mối quan hệ tốt hơn so với pháp luật. Bên cạnh dó cũng có rất nhiều những ứng xử của luật sư trong những hoàn cảnh cụ thể sẽ làm tăng uy tín nghề nghiệp luật sư đây là một điều giúp cho nghề luật sư phát triển. Vậy nên ta thấy thực hiện theo quy tắc này nhằm mục đích để nâng cao ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp và phẩm giá cao quý của nghề luật sư. Từ đó nên với mỗi người hành nghề luật sư cần phải căn cứ vào những quy tắc này làm chuẩn mực để thực hiện công việc mang tính chất công lý của mình qua đó giữ gìn uy tín nghề nghiệp, danh dự của luật sư, xứng đáng với sự tin cậy của xã hội đối với nghề luật su.
Ví dụ về hành vi không nên như “Chơi xấu” đồng nghiệp:
Đối với nghề luật sư một trong những quy tắc ứng xử được quan tâm đó là khi thực hiện hành nghề và trong công việc Luật sư phải thể hiện sự tôn trọng và hợp tác đối với đồng nghiệp. Có rất nhiều những sự việc đã xảy ra và gặp không ít Luật sư không kiểm soát được bản thân, chỉ trỏ đồng nghiệp ngay tại phiên tòa vì quyền lợi đối nghịch gây ra sự thiếu tôn trọng với đồng nghiệp. Thậm chí, trong quá trình tư vấn, làm việc với khách hàng, một số Luật sư còn dùng lời lẽ khiếm nhã, sai sự thật nói về đồng nghiệp để giành giật khách hàng cũng như xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình.
Hiện nay chúng ta không thể phủ nhận sự phát triển của công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và từ đó cũng có không ít những Luật sư lợi dụng mạng xã hội để đăng tải các bài viết có nội dung liên quan đến vụ việc đang được giải quyết và bình luận theo chiều hướng tiêu cực để hạ thấp uy tín, năng lực của Luật sư đối thủ thì đây là một hành vi cũng đáng bị lên án, bởi với lợi ích riêng của bản thân cũng như để khẳng định năng lực của chính bản thân mình mà xâm phạm tới uy tín và danh dự của người khác.
Bên cạnh đó, phạm vi ảnh hưởng của vấn đề này đôi khi không chỉ dừng lại ở Việt Nam, mà nhiều Luật sư còn cố tình nói xấu, nói sai sự thật về đồng nghiệp của mình ở những diễn đàn quốc tế, như Trung tâm Trọng tài Quốc tế đây là những trường hợp đã có trên thực tế. Vậy nên việc đặt ra và làm theo quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp luôn là những điều mà mỗi luật sư nên ghi nhớ và lấy đó làm tiêu chuẩn đối với công việc.