Cá nhân thực hiện hành vi đánh tráo sổ đỏ nhằm thực hiện hành vi trái quy định pháp luật thường được diễn ra vô cùng tinh vi, phức tạp gây ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh trật tự. Vậy, hành vi đánh tráo sổ đỏ đem lừa bán nhiều người bị xử lý như nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ đoạn đánh tráo sổ đỏ, lừa bán đất diễn ra như thế nào?
Hành vi đánh tráo số đỏ để lừa bán đất cho người khác không phải là một chiêu trò lừa đảo mới nhưng đến hiện tại hành vi này lại xuất hiện ngày càng phổ biến, có nhiều cá nhân sập bẫy. Theo thống kê từ những vụ án này thì số tiền mà các đối tượng lừa đảo này chiếm đoạt lên đến vài tỷ đồng, chục tỷ đồng.
Thủ đoạn các cá nhân thực hiện hành vi này thường trước hoạt động theo nhóm, phân công vụ cho từng đối tượng. Theo đó, chúng sẽ lên mạng và đóng vai là người có nhu cầu mua đất sau đó lợi dụng sự tin tưởng sẽ thu thập các thông tin cá nhân sổ đỏ của những người đang có nhu cầu bán đất. Khi đã có trong tay những thông tin cơ bản về sổ đỏ của người đang có nhu cầu bán đất chúng sẽ tiến hành làm giả sẵn một sổ đỏ để đem theo khi thực hiện việc xem nhà trên thực tế.
Lợi dụng sơ hở của chủ đất chúng sẽ đánh tráo số giả đã được chuẩn bị từ trước, sau đó làm giả các giấy tờ tùy thân của chủ đất để tiến hành ủy quyền chuyển nhượng cho một người khác. Thủ đoạn này được đánh giá là hết sức tinh vi bởi vì các loại giấy tờ giả chúng sử dụng đều được làm lại giống như thật từ màu sắc, cỡ chữ, cho đến con dấu để nhằm qua mặt các tổ chức hành nghề công chứng khi tiến hành giao dịch nhà đất. Sau khi phạm tội chúng còn hủy bỏ toàn bộ vật chứng như vứt bỏ số điện thoại, cắt đứt liên lạc thông qua các tài khoản trên mạng xã hội, xóa bỏ toàn bộ bài viết, đoạn tin nhắn hội thoại đã liên lạc với chủ nhà,.. Thủ đoạn này đặt chủ nhà vào thế khó vì không phải ai cũng phát hiện ra giấy tờ của mình đã bị đánh tráo, vô tình vướng vào vấn đề pháp lý.
2. Đánh tráo sổ đỏ đem lừa bán nhiều người bị xử lý thế nào?
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
Hành vi sử dụng sổ đỏ giả hoặc giấy tờ tuỳ thân giả để bán đất cho người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:
– Hành vi sử dụng giấy tờ giả để thực hiện các thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung đối với trường hợp này là bị tịch thu các giấy tờ giả đã sử dụng. Đồng thời, có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như bị huỷ bỏ toàn bộ kết quả thực hiện thủ tục hành chính có sử dụng giấy tờ giả (bao gồm cả việc huỷ Giấy chứng nhận đã cấp).
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Hành vi đánh tráo số đỏ đem bán là một trong các hành vi làm cho nạn nhân tin rằng cá nhân lừa đảo muốn mua nhà đất. Sau đó, lợi dụng để trao đổi sổ đỏ và đem đất bán cho một người khác, hoặc tiến hành cầm cố sổ đỏ thật với giá trị lớn hơn chục tỷ đồng. Hành vi nếu đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174
– Cá nhân có thể bị áp dụng đối với khung phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu có hành vi thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác với trị giá từ 2 triệu đến 50 triệu đồng. Trong trường hợp nếu giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng mà nào dưới đây thì sẽ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
+ Cá nhân thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà đến nay vẫn còn vi phạm; Trong trường hợp cá nhân đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội liên quan đến cướp tài sản tội bắt cóc chiến đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hoặc bị kết án về tội sử dụng mạng máy tính mạng viễn thông phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; chưa được xóa án tích đối với các tội trên mà còn vi phạm;
+ Cơ quan có thẩm quyền đánh giá hành vi này gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Trong quá trình xem xét nếu nhận thấy tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình của họ hoặc tài sản được coi là kỷ vật, di vật cũ, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
– Cá nhân khi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị áp dụng mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm nếu từng hợp sau đây:
+ Thực hiện hành vi thông qua việc tổ chức, tính toán cụ thể để chiếm đoạt tài sản của người khác;
+ Theo đánh giá từ cơ quan có chuyên môn thì thủ đoạn gian dối này được có tính chất chuyên nghiệp, có sự đầu tư về nguồn lực hoặc về vật chất để đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản;
+ Ngoài ra, còn phải xét đến số giá trị tài sản bị chiếm đoạt với mức từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
+ Vi phạm được đánh giá là tái phạm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an ninh, an toàn xã hội, cũng như đời sống của người dân;
+ Chủ thể nào thực hiện hành vi lừa đảo thông qua lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan tổ chức để hỗ trợ thực hiện hành vi này;
+ Để đạt được mục tiêu chiếm đoạt tài sản của người khác một cách tuyệt đối cá nhân này không từ mọi thủ đoạn xảo quyệt;
+ Ngoài ra, giá trị chiếm đoạt tài sản đặt ngưỡng từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng nhưng nằm trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 174
– Cá nhân có thể đối diện với mức hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù nếu có dấu hiệu vi phạm dưới đây:
+ Hành vi chiếm đoạt tài sản đối với cá nhân từ mức 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng;
+ Mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng nhưng thuộc trong các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015;
+ Nhận thấy quốc gia đang gặp phải thiên tai dịch bệnh nhưng cá nhân này lợi dụng tình trạng để trục lợi cá nhân.
– Liên quan đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khung hình phạt thứ tư được coi là khung cao nhất với mức tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Căn cứ vào giá trị tài sản mà người này chiếm đoạt trên 500 triệu đồng, hoặc chiếm đoạt tài sản giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015; hoặc có hành vi lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh tình trạng khẩn cấp để thu lợi bất chính thì cá nhân sẽ bị khung hình phạt cao nhất này tùy vào tính chất mức độ hành vi vi phạm.
Không chỉ bị truy tố trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt nêu trên người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung cụ thể là bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng; đối với những người có chức vụ đang hành nghề nhất định thì sẽ bị cấm đặt những chức vụ, cấm hành nghề hoặc là một số công việc nhất định từ một năm đến 5 năm; Đối với những tài sản thu lại bất chính từ hành vi vi phạm có thể sẽ bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản quá trình điều tra, định đoạt của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, hành vi đánh tráo số đỏ đem lừa bán cho nhiều người thể hiện rõ dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình điều tra nếu nhận thấy các cá nhân này có dấu hiệu làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này được ghi nhận tại Đều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017.
Đối diện với khung hình phạt của tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức thì cá nhân có thể bị áp dụng một trong ba khung hình phạt chính của tội này. Hình phạt tối đa của tội danh này có thể bị phạt tù từ 3 năm đến bảy năm. Ngoài ra còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng.
3. Một số lưu ý để tránh bị tráo sổ đỏ nhà đất:
Như đã trình bày trong bài viết, thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo tiến hành tráo sổ đỏ nhà đất diễn ra vô cùng tinh vi. Chủ sở hữu hợp pháp cần thật sự cảnh giác và tỉnh táo khi tiến hành trao đổi thông tin và giao dịch với các cá nhân có nhu cầu mua nhà đất. Trong nội dung của bài viết này, tác giả đưa ra một số lưu ý để chủ sở hữu nhà đất tránh việc bị tráo sổ đỏ và gặp phải những vướng mắc hoặc những rủi ro pháp lý sau này:
– Khi liên lạc với bên có nhu cầu mua nhà ở việc cung cấp giấy tờ là không thể tránh khỏi tuy nhiên các thông tin trong giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất đưa cho người mua môi giới hoặc đưa ảnh chụp sổ đỏ lên mạng xã hội như Facebook Zalo thì chỉ nên cung cấp bản photo sổ đỏ và nên che mờ hoặc xóa một số thông tin quan trọng trong sổ đỏ tránh đối tượng lừa đảo biết được đầy đủ các thông tin để làm giấy tờ giả.
Bởi vì, các đối tượng lừa đảo nếu có mục đích xấu thu thập thông tin để làm sổ đỏ giả nếu không có đầy đủ các thông tin cơ bản thì không thể được hành vi này. Ngoài ra, chủ nhà cũng cần tránh cung cấp các thông tin về nhân thân như Căn cước công dân, Giấy đăng ký kết hôn để tránh bị làm giả;
– Khi người mua nhà đất muốn xem trực tiếp sổ đỏ bản chính thì người bán cần thật sự cẩn trọng không để lơ là, mất cảnh giác. Đây được đánh giá là giai đoạn quan trọng mà các đối tượng lừa đảo khi tiếp xúc được với sổ đỏ thật để tiến hành đánh tráo nên cần để mắt và tập trung vào sổ đỏ khi đem ra cho đối phương xem xét.
– Để chắc chắn hơn trong việc hạn chế đánh tráo số đỏ thì trước khi cho người khác xem sổ đỏ bạn chính người bán nên đánh dấu bằng dấu hiệu đặc biệt nào đó. Việc đánh dấu này được thực hiện bằng bút chì và các sản phẩm có thể dễ dàng xóa bỏ đi ảnh hưởng đến giá trị của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính chính.
– Luôn đặt bản thân trong tâm thế cẩn trọng và chú ý với những người mua nhà hấp tấp vội vàng. Mọi các cá nhân thật sự có thiện chí khi mua nhà đều rất từ tốn và tìm hiểu kỹ các thông tin về chất lượng nhà, giá cả, nhà hoặc đất này có nằm trong diễn quy hoạch hay không, thậm chí các thông tin liên quan đến phong thủy cũng có thể được đề cập đến… thì mới quyết định mua. Trường hợp nhận thấy một người quá vội vàng trong việc mua bán thì nên đề cao cảnh giác;
– Trong trường hợp phát hiện ra mình là bị hại trong việc đánh tráo số đỏ đem lừa bán cho nhiều người khác thì cần nhanh chóng trình báo ngay cho
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017;
– Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.